Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành xây dựng

Một phần của tài liệu ngưỡng nợ và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường tài chính (Trang 29)

 Nhân tố xã hội: Nguồn nhân lực, nhu cầu nhà ở-công trình xây dựng phục vụ sự phát triển kinh tế.

 Nhân tố chính trị: Thay đổi, bổ sung nhiều các văn bản pháp lý.

 Nhân tố kinh tế: Biến động giá vật liệu, tỷ giá, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế.

 Nhân tố công nghệ: Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, chuyển giao công nghệ, thiết bị, công cụ xây dựng.

3.2.3 Cơ hội và thách thức của ngành xây dựng hiện nay

Bảng 3.1: Cơ hội và thách thức của ngành xây dựng hiện nay

Cơ hội Thách thức

Yêu cầu phát triển kinh tế: du lịch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, qui hoạch đô thị

Hạ tầng kỹ thuật giao thông yếu kém

Tiếp cận và kinh doanh với các công ty tập đoàn nước ngoài

Cạnh tranh về giá và công nghệ, phương thức quản lý xây dựng

Cơ chế chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế

Thiếu nhân lực lao động có trình độ, ý thức kỷ luật

Hạn chế trong năng lực quản lý xây dựng, qui hoạch, chính sách

Nguồn: Giáo trình giới thiệu về Ngành xây dựng của Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ DÀI HẠN VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN, ẢNH HƯỞNG NỢ DÀI HẠN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 4.1GIỚI THIỆU

Mục đích của đầu tư dài hạn là thu được lợi ích trong tương lai, bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Sử dụng nợ dài hạn để đầu tư dài hạn tận dụng được một số ưu điểm như bảo đảm dòng tiền lưu chuyển, cung cấp đòn bẩy cho vốn chủ sở hữu, có lãi suất cố định nên khoản thanh toán hằng tháng và khả năng dự đoán cao...

Qua số liệu khảo sát 23 công ty thuộc nhóm ngành xây dựng từ năm 2010 đến năm 2013, đề tài muốn phân tích ảnh hưởng của nợ dài hạn đến đầu tư dài hạn của các công ty.

4.2 MÔ TẢ NGHIÊN CỨU

Số liệu được chọn để nghiên cứu trong đề tài này sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính, bảng thuyết minh báo cáo tài chính của các công ty, có kết quả như sau:

Bảng 4.1: Tình hình nợ dài hạn và đầu tư dài hạn của các công ty giai đoạn 2010-2013

Chỉ tiêu Lớn nhất Trung

bình

Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Giá trị thị trường trên tài sản 3,6476 0,3816 0,0549 0,5578

Nợ dài hạn trên tài sản 0,7819 0,1892 0 0,205

Dòng tiền trên tài sản 0,7819 0,1803 -0,2728 0,1752

Đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở

hữu 1,9237 0,6794 0,5748 0,486

Nguồn: Chạy kết quả từ Stata (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng trên ta có thể thấy rằng biên độ thay đổi của đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu lớn hơn so với biên độ thay đổi của nợ dài hạn trên tài sản.

4.3 PHÂN TÍCH NGƯỠNG NỢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỠNG NỢ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

4.3.1 Mô hình nghiên cứu

Để tìm được ngưỡng nợ và tác động của ngưỡng nợ đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu kiểm định tính dừng và phương pháp phân tích hồi quy ngưỡng.

4.3.2 Kiểm định mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Để kiểm định mối quan hệ giữa nợ dài hạn trên tài sản và đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu, tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu đã nói đến trong phần phương pháp phân tích số liệu, ta có mô hình:

𝐈𝐢𝐭= 𝛂𝟎 + 𝛂𝟏𝐃𝐢𝐭−𝟏+ 𝛂𝟐𝐃𝟐

𝐢𝐭−𝟏+ 𝛂𝟑𝐐𝐢𝐭−𝟏+ 𝛂𝟒𝐐𝐢𝐭−𝟏𝟐 + 𝛂𝟓𝐐𝐢𝐭−𝟏𝟑 +

𝛂𝟔𝐂𝐅𝐢𝐭−𝟏(𝐃𝐢𝐭 ≤ 𝛄) + 𝛆 (3.1)

Sau khi chạy hồi quy, ta có kết quả như sau:

Nguồn: Kết quả chạy số liệu Stata

Hình 4.1: Quan hệ của nợ dài hạn trên tổng tài sản và đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu. 0 .5 1 1 .5 2 0 .2 .4 .6 .8 dt i Fitted values

Nhìn vào hình trên ta có thể thấy, mối quan hệ giữa nợ dài hạn trên tổng tài sản và đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu là quan hệ phi tuyến tính. Ở những mức ban đầu của nợ dài hạn, đầu tư dài hạn có mối quan hệ tích cực với nợ dài hạn, tức là, nợ dài hạn tăng cũng làm đầu tư dài hạn tăng. Tuy nhiên, tới một ngưỡng nào đó, thì mối quan hệ giữa nợ dài hạn và đầu tư dài hạn là quan hệ tiêu cực. Lúc này, nợ dài hạn tăng không còn làm cho đầu tư dài hạn tăng mà trái lại còn làm giảm đầu tư dài hạn.

Sau đây là kết quả cụ thể của mối quan hệ giữa các biến:

Bảng 4.2: Kết quả hồi quy của mô hình

Chỉ tiêu Ký hiệu Hệ số hồi quy Phương sai sai số t P>|t| Hệ số chặn α0 0,3746 0,1289 2,91 *0,005 𝐃𝐢𝐭−𝟏 α1 3,4584 0,9341 3,70 *0,000 𝐃𝟐 𝐢𝐭−𝟏 α2 -4,5509 1,7682 -2,57 *0,012 𝐐𝐢𝐭−𝟏 α3 -0,8335 0,4951 -1,68 *0,097 𝐐𝐢𝐭−𝟏𝟐 α4 0,8042 0,0987 1,70 *0,094 𝐐𝐢𝐭−𝟏𝟑 α5 -0,1505 0,3929 -1,52 0,132 𝐂𝐅𝐢𝐭−𝟏 α6 0,9307 0,1289 2,37 *0,021 Tổng số quan sát 69 Phần trăm dự báo đúng 42,27%

Giá trị kiểm định chi bình phương 7,72

Prob>chi2 0,0000

Hệ số Pseudo R2 0,3722

Nguồn: Kết quả chạy hồi quy Stata * là các ý nghĩa 1%

Bằng cách tính điểm ngưỡng của nợ dựa vào kết quả ước lượng, ta có:

𝐈𝐢𝐭 = 𝟎, 𝟑𝟕𝟒𝟔+𝟑, 𝟒𝟓𝟖𝟒𝐃𝐢𝐭−𝟏− 𝟒, 𝟓𝟓𝟎𝟗𝐃𝟐

𝐢𝐭−𝟏

Do Dit−1 này chính là ngưỡng nợ γ và Dit−1 = − α1

2α2

nên𝛾 = − α1

2α2 = − 3,4584

Ta có mô hình hoàn chỉnh như sau:

Iit = 0,3746 + 3,4584Dit−1− 4,5509D2it−1− 0,8335Qit−1+ 0,8042Qit−12

− 0,1505Qit−13 + 0,9307CFit−1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây là kết quả mô hình giải thích tác động của nợ dài hạn trên tổng tài sản đối với đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu. Kết quả ước lượng cho thấy mô hình thiết lập có ý nghĩa thống kê cao 1%. Trong đó, các biến có ý nghĩa là nợ dài hạn trên tài sản 𝐃𝐢𝐭−𝟏 và 𝐃𝟐

𝐢𝐭−𝟏) và dòng tiền trên tài sản (𝐂𝐅𝐢𝐭−𝟏).

-Các kiểm định cần thiết: Hệ số Pseudo R2 = 42,27 cho biết quyết định đầu tư dài hạn được giải thích bởi 42,27% các yếu tố có ý nghĩa đưa vào mô hình, 57,73% còn lại được giải thích bởi các nhân tố khác không được nghiên cứu trong mô hình.

-Pseudo R2 không hoàn toàn giải thích cho sự phù hợp của mô hình mà thường dùng để so sánh các mô hình với nhau. Vì vậy, cần xem xét thêm mức độ giải thích chính xác của mô hình. Mô hình hồi quy ước lượng phù hợp ở mức cao. Giá trị ước lượng I sát với giá trị thực tế ứng với mẫu đưa vào mô hình là 42,27%

Các nhân tố có ý nghĩa trong mô hình:

- Nợ dài hạn trên tài sản (𝐃𝐢𝐭−𝟏):

Theo kết quả mô hình, biến nợ dài hạn trên tài sản có ý nghĩa thống kê mức 1%. Dấu hệ số góc mang giá trị dương. Điều này có nghĩa là, nợ dài hạn trên tài sản càng lớn thì đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu càng cao cho tới mức ngưỡng nợ là 37,99%. Nợ vay dài hạn trên tổng tài sản tới khoảng 37,99% thì đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn trên tổng tài sản có mối quan hệ dương. Tuy nhiên, sau mức ngưỡng này thì ngược lại.

- Dòng tiền trên tài sản (𝐂𝐅𝐢𝐭−𝟏):

Biến dòng tiền trên tài sản là biến có ý nghĩa được đưa vào mô hình và cho dấu hệ số góc dương. Biến này tương quan thuận với đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu. Với độ tin cậy 99%, khi dòng tiền tăng dẫn đến đầu tư dài hạn tăng, là do doanh nghiệp trích một phần thay vì chia cổ tức để để đầu tư dài hạn. Tác động của dòng tiền trên tài sản và đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu sẽ được nghiên cứu kỹ hơn trong mô hình sau.Với ngưỡng nợ 𝛄 = 0,3799, ta có các công ty trong nhóm trước và sau ngưỡng nợ như sau:

Bảng 4.4: Nhóm công ty trước và sau ngưỡng nợ Trước ngưỡng nợ (𝑫𝐭𝐢𝐭−𝟏<0,3799) Sau ngưỡng nợ (𝐃𝐭𝐢𝐭−𝟏 ≥0,3799) 2010 17 6 2011 17 6 2012 15 8

Nguồn: Từ số liệu thu thập

Qua bảng các công ty có nợ dài hạn trên tổng tài sản trước ngưỡng nợ, ta có thể thấy, số công ty thuộc nhóm trước ngưỡng nợ là khá cao. Trong 3 năm đang xét thì số công ty trước ngưỡng nợ lúc nào cũng cao hơn rất nhiều so với số công ty sau ngưỡng nợ: lần lượt trước và sau ngưỡng nợ là 17-6 (2010), 17- 6 (2011) và 18-8 (2012), điều này chứng tỏ trong 3 năm ở giai đoạn đang xét, các công ty còn ở giai đoạn phát triển tương đối tốt. Lúc này, nợ dài hạn trên tổng tài sản của các công ty này là có tác động tích cực đối với đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu. Trong các công ty đang được xét, CTCP Licogi 16 đáng chú ý nhất, tỷ lệ nợ dài hạn trên tài sản trong 3 năm đều rất cao, đều vào khoảng 0,76 đến 0,78. Tương ứng, đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu của Licogi 16 khoảng 0,78, cao nhất lên đến 1,12 và khi nợ dài hạn trên tài sản cao đạt cao nhất (0,78 vào năm 2012) thì đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu lại khá thấp ( khoảng 0,49 vào năm 2012). Điều này phù hợp với kết luận, trước ngưỡng nợ, nợ dài hạn trên tổng tài sản và đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu có tác động tích cực, và hai yếu tố này chỉ có tác động tiêu cực sau ngưỡng nợ. Để giải thích rõ hơn về tác động của nợ dài hạn trên tài sản và dòng tiền trên tài sản đến đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu, tác giả tiến hành nghiên cứu mô hình (3.1). Với kết quả hồi quy của mô hình (3.1), ta có được ngưỡng nợ 𝛄 = 0,3799. Điều này có ý nghĩa là khi nợ dài hạn trên tổng tài sản tăng tới trong khoảng 37,99% thì đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu tăng, sau đó thì có tác động ngược lại.

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân của tác động nghịch của nợ dài hạn sau ngưỡng 0,3799 cũng như tác động của dòng tiền trên tài sản đối với đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu, tác giả tiến hành kiểm định mô hình (3.1). Ta có mô hình như sau:

𝐈𝐢𝐭= 𝛂𝟎 + 𝛂𝟏 𝐃𝐢𝐭−𝟏+ 𝛂𝟐 𝐃𝟐 𝐢𝐭−𝟏+ 𝛂𝟑 𝐐𝐢𝐭−𝟏+ 𝛂𝟒𝐐𝐢𝐭−𝟏𝟐 + 𝛂𝟓𝐐𝐢𝐭−𝟏𝟑 + 𝛂𝟓𝐂𝐅𝟏𝐢𝐭−𝟏(𝟏 − 𝐈𝐢𝐭−𝟏𝛄 )(𝐃𝐢𝐭−𝟏− 𝛄) + 𝛂𝟔𝐂𝐅𝟐𝐢𝐭−𝟏(𝐈𝐢𝐭−𝟏𝛄 )(𝐃𝐢𝐭−𝟏− 𝛄) + 𝛆 (3.2) Trong đó: 𝐈𝐢𝐭−𝟏𝛄 = {𝟏 𝐧ế𝐮 𝐃𝟎 𝐧ế𝐮 𝐃𝐢𝐭−𝟏 ≥ 𝛄 𝐢𝐭−𝟏 < 𝛾

Với ngưỡng nợ 𝛄 = 0,3799, ta có kết quả mô hình hồi quy như sau: Bảng 4.5: Kết quả chạy hồi quy mô hình (3.2)

Chỉ tiêu Ký hiệu Hệ số hồi quy Phương sai sai số t P>|t| Hệ số chặn 𝛼0 0,3724 0,1331 2,80 **0,023 𝐃𝐭𝐢𝐭−𝟏 𝛼1 3,4489 0,9494 3,63 *0,001 𝐃𝐭𝟐 𝐢𝐭−𝟏 𝛼2 -4,5062 1,8724 -2,41 **0,019 𝐐𝐢𝐭−𝟏 𝛼3 -0,8287 0,5029 -1,65 0,105 𝐐𝐢𝐭−𝟏𝟐 𝛼4 0,7955 0,4888 1,63 0,109 𝐐𝐢𝐭−𝟏𝟑 𝛼5 -0,1488 0,1019 -1,46 0,150 𝐂𝐅𝟏𝐢𝐭−𝟏 𝛼6 0,9500 0,4669 2,03 **0,046 𝐂𝐅𝟐𝐢𝐭−𝟏 𝛼7 0,9022 0,5391 1,67 ***0,099 Tổng số quan sát 69 Phần trăm dự báo đúng 4,76%

Giá trị kiểm định chi bình phương 6,51

Prob>chi2 0,0000

Hệ số Pseudo R2 0,3882

Nguồn: Kết quả chạy số liệu Stata

*,**,*** lần lượt là các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%

Trong đó:

𝐂F1𝐢𝐭−𝟏: Dòng tiền trước ngưỡng nợ 𝛾 = 0,3799. Nếu 𝐃𝐭𝐢𝐭−𝟏<0,3799 thì dòng tiền lúc này là CF=CF1.

𝐂F2𝐢𝐭−𝟏: Dòng tiền sau ngưỡng nợ 𝛾 = 0,3799. Nếu 𝐃𝐭𝐢𝐭−𝟏 ≥0,3799 thì dòng tiền lúc này là CF=CF2.

Đây là kết quả mô hình giải thích tác động của dòng tiền trên tổng tài sản đối với đầu tư dài hạn trên vốn chủ sở hữu. Kết quả ước lượng cho thấy mô hình thiết lập có ý nghĩa thống kê cao 1%. Trong đó, các biến có ý nghĩa là nợ dài hạn trên tài sản (𝐃𝐭𝐢𝐭−𝟏vàn 𝐃𝐭𝟐

𝐢𝐭−𝟏) và dòng tiền trên tài sản trước ngưỡng nợ (𝐂𝐅𝟏𝐢𝐭−𝟏).

Giải thích ý nghĩa của các biến trong mô hình và phân tích:

-Trước ngưỡng nợ, nợ dài hạn có tác động tích cực đến đầu tư, nhưng sau ngưỡng nợ thì ngược lại. Có thể thấy tiếp cận vốn vay dài hạn từ nguồn bên ngoài giúp các doanh nghiệp có đủ vốn để tham gia đầu tư phát triển. Sử dụng nợ vay giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn tài chính bên ngoài cũng như sử dụng đòn bẩy tài chính trong hoạt động. Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính với kỳ vọng gia tăng lợi nhuận cho cổ đông thường. Nếu sử dụng phù hợp, doanh nghiệp có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định, để tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Bên cạnh đó, hình thức tài trợ vốn bằng nợ vay tạo ra được lá chắn thuế cho công ty. Lá chắn này giúp công ty tiết kiệm được chi phí hay nói cách khác giúp công ty nhận được sử hỗ trợ từ chính phủ. Đứng trên góc độ công ty, tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng nợ vay cũng là một kiểu tạo ra giá trị từ quyết định nguồn vốn. Chưa kể đến sau khi giải ngân, doanh nghiệp sẽ có một nguồn dồi dào sử dụng để đầu tư nên đầu tư sẽ tăng nhanh. Nhưng đến một điểm nào đó, nợ sẽ không thể cao hơn được nữa trong cơ cấu vốn. Thứ nhất có thể kể đến, doanh nghiệp không thể tiếp cận nguồn nợ vay dài hạn một cách vô hạn. Ngoài ra, lãi phải trả và các chi phí liên quan, cũng như tài sản đảm bảo của doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của tổ chức tín dụng. Lúc này nguồn tiền giảm nên đầu tư giảm.

- Do đó, sử dụng nguồn tài chính nội bộ để đầu tư là một lựa chọn khác của doanh nghiệp và doanh nghiệp vay nợ như một cơ cấu trong vốn đầu tư.Khi một doanh nghiệp bị giới hạn khả năng tài chính phải giảm dòng tiền của họ, doanh nghiệp đó có thể tăng đầu tư tài chính. Các doanh nghiệp phải trả cổ tức bằng một phần đáng kể thu nhập của họ, nhưng việc trả cổ tức này không đem lại lợi ích cụ thể nào. Nếu lợi nhuận giữ lại giảm xuống mức cần thiết để tài trợ cho đầu tư, doanh nghiệp có thể giảm cổ tức. Với sự khác biệt dù nhỏ giữa nguồn tài chính bên ngoài và dòng tiền của doanh nghiệp, đầu tư dài hạn có thể nhạy cảm với nguồn tài chính nội bộ. Nếu những doanh nghiệp này cắt giảm cổ tức khi thu nhập giữ lại, hay dòng tiền, giảm, họ giảm đầu tư phần nào sẽ tốt hơn tìm kiếm tài chính bên ngoài vì tài chính bên ngoài sẽ tốn kém nhiều hơn.

-Do sự bất đối xứng thông tin và không hoàn hảo của thị trường vốn nên chi phí cơ hội của nguồn tài chính nội bộ, hay thu nhập giữ lại sẽ thấp hơn đáng kể so với nguồn nợ vay dài hạn bên ngoài. Với CF1 có ý nghĩa, tức là doanh nghiệp gần như sử dụng tất cả nguồn vốn chi phí thấp để đầu tư, chính là nguồn vốn nội bộ, nên doanh nghiệp nhạy cảm ơn với những biến động của dòng tiền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Chính sách cổ tức phải hợp lý. Chính sách cổ tức thấp đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận giữ lại, nếu quỹ tiền mặt tích lũy từ lợi nhuận giữ lại quá lớn sẽ: Một là, khiến cho nhà đầu tư suy diễn là công ty bế tắc trong sự tăng trường. Hai là, công ty vô tình trở thành mục tiêu của một sự thao túng mua. Ba là, lãng phí do giữ tiền mặt quá nhiều. Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng không tốt đến giá trị cổ phiếu của công ty.

-Bên cạnh đó, quyền lợi cổ đông sẽ bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp sử dụng nguồn tài chính nội bộ (lợi nhuận giữ lại) để đầu tư. Các nhà đầu tư cũng sẽ gánh chịu một số chi phí như thuế lợi vốn, chi phí phát sinh do thay đổi danh

Một phần của tài liệu ngưỡng nợ và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường tài chính (Trang 29)