Cao và bảo vệ quyền con người

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp quyền, dân chủ hồ chí minh trong tuyên ngôn độc lập, hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa (Trang 47)

Nhân quyền mà theo cách quan niệm của thời hiện đại là quyền công dân - những quyền vốn có của con người một cách tự nhiên, không cần thiết đến sự ban phát, hay thừa nhận, hay mặc cả từ bất kể chủ thể nào, kể cả từ phía nhà nước. Mà ngược lại nhà nước phải có trách nhiệm ngăn chặn sự vi phạm của bất kể chủ thể nào đến những quyền mặc nhiên ấy. Đó là một trong những nguyên nhân mà xã hội con người cần đến nhà nước. Mọi chủ thể trong xã hội đều có nguy cơ vi phạm đến quyền con người. Nhưng một trong những chủ thể quan trọng có nguy cơ cao hơn cả hay vi phạm đến những quyền tự nhiên ấy là các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền lực của nhà nước. Sở dĩ như vậy, bởi vì với chức năng của công quyền, các cơ quan nhà nước được trang bị đầy đủ hơn, hơn nữa lại được công khai có trách nhiệm

bảo vệ quyền lợi của người này trước xâm hại có thể của người kia. Với những khả năng và điều kiện như vậy, trong trường hợp không minh bạch, không có trách nhiệm, không có lương tâm, thì rất dễ rơi vào tình trạng áp bức một cách trắng trợn những người ngay thẳng, chưa nói đến chuyện các công chức của nhà nước lợi dụng chức năng và quyền lực sẵn có trong tay để mưu lợi bất chính cho bản thân và gia đình của họ.

Vì vậy bên cạnh việc được lĩnh trách nhiệm bảo vệ nhân quyền, là việc nhà nước phải có những biện pháp ngăn chặn ngay sự vi phạm nhân quyền từ chính cơ quan nhà nước. Một trong những biện pháp là phải có sự ngăn ngừa từ xa trước những nguy cơ ấy có thể xảy ra. Sự ngăn chặn từ xa trước những nguy cơ vi phạm nhân quyền là một trong những chức năng của đạo luật cơ bản - Hiến pháp. Hiến pháp phải có trách nhiệm ngăn chặn sự xâm phạm của các cơ quan nhà nước thông qua các quan chức của nhà nước đến những quyền con người của công dân.

Chính vì vai trò của quyền, giá trị của các quyền con người người, mà trong tư duy chính trị của nhân loại, vấn đề quyền con người, quyền công dân trở thành một nội dung chính của lịch sử lập hiến của các quốc gia. Luật về các quyền của Anh quốc năm 1689, Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp của Mỹ.., Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp, Hiến pháp của Pháp, của Ba lan… và của các nước khác, dù cho là ở chế độ chính trị dân chủ nào thì, vấn đề nhân quyền, quyền công dân vẫn là một trong những nội dung cơ bản của Hiến pháp.

Nằm trong khu vực Đông Nam Châu Á, Việt Nam cũng như nhiều nước khác trong khu vực có chế độ chính trị phong kiến hơi dài và sau đấy là chế độ thuộc địa của các đế quốc thực dân, nên Việt Nam không có một nền lập hiến cũng như nhân quyền như nhiều nước khác ở Phương Tây. Nhà nước Việt Nam trước kia của chế độ phong kiến và chế độ thực dân nửa phong kiến

đều không là nhà nước dân chủ, nên các nhà nước này không có hiến pháp, không có chế định quyền con người và quyền công dân. Khi chúng ta đang phải đấu tranh để thoát khỏi cảnh nô lệ thì ở các nước phương Tây đã trở thành các nhà nước văn minh dân chủ. Họ có cả Nhân quyền và có cả Hiến pháp. Để theo kịp các nhà nước phương Tây, để có cả Hiến pháp và Nhân quyền, người dân nước Việt Nam phải trải qua một cuộc chiến đầy gian khổ là phải đấu tranh để giành độc lập. Độc lập như là một vấn đề tiên quyết cho việc giải quyết vấn đề nhân quyền và đảm bảo cho việc thực hiện nhân quyền. Đến năm 1945, sau Chiến tranh Thế giới Thứ Hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vấn đề tiên quyết trên mới được giải quyết. Và bắt đầu từ đây, ở nước Việt Nam chúng ta Hiến pháp và kèm theo đó là vấn đề Nhân quyền cho đại đa số cư dân sống trong lãnh thổ Việt Nam mới có cơ sở được đặt ra.

Hiến pháp năm 1946 thực sự là công cụ đặc biệt quan trọng và có hiệu lực nhất để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng và thực hiện quyền của nhân dân. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền tự do dân chủ của con người được đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm.Cũng lần đầu tiên người dân lao động Việt Nam được xác nhận có tư cách công dân của một nước độc lập có chủ quyền. Nội dung của quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân nhằm mục tiêu bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.

Trong một hoàn cảnh như vậy, mà ngay trong bản Tuyên Ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc tới quyền con người, rồi suy rộng ra là quyền tự quyết của dân tộc làm căn nguyên cho việc đấu tranh giành độc lập của nước Việt Nam, cũng là mở đầu bản Tuyên ngôn cho sự ra đời của một Nhà nước Việt Nam kiểu mới là một điều rất hiếm có, và là một sự sáng tạo lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngay sau khi Cách mạng tháng tám vừa mới thành công, ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên càng sớm, càng tốt với mục đích để nhân dân thực hiện quyền tự do chính trị của mình bầu ra một Quốc hội, và Quốc hội này có quyền thông qua một bản Hiến pháp ghi nhận quyền tự do và dân chủ cho nhân dân. Người chỉ rõ: “Nước ta đã bị chế độ quân chủ cai trị rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có hiến pháp dân chủ” [17].

Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền con người luôn gắn liền với bản văn hiến pháp. Hiến pháp không những chỉ là bản văn quy định việc tổ chức nhà nước, mà còn là bản văn bảo đảm việc thực hiện nhân quyền, mà tựu trung là quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Tư tưởng về một nền lập pháp vì con người đã sớm có ở Hồ Chí Minh. Ngay từ trong bức thư 8 điểm gửi các nước Đồng Minh thắng trận ở Hội nghị Vécxay (Pháp) năm 1919 sau Chiến tranh thế giới thứ nhất với bút danh đầu tiên là Nguyễn Ái Quốc của mình, Hồ Chí Minh đòi quyền tự do dân chủ - quyền cơ bản nhất của con người cho nhân dân Việt Nam. Và Người còn nêu rõ, nếu Việt Nam được độc lập sẽ “xếp đặt Hiến pháp theo tư tưởng dân quyền”, tức là Hiến pháp gắn liền với quyền con người. Hay nói một cách khác, quyền con người là một nội dung tư tưởng của Hiến pháp. Cũng chính vì vậy mà đồng thời với việc ghi nhận về quyền con người của người dân Việt Nam, việc bảo vệ các quyền con người, việc ngăn ngừa những bản tính xấu của con người có thể xảy ra khi cầm quyền lực nhà nước, nên hiến pháp 1946 đã quy định bản chất quyền lực nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó ngay trong Hiến pháp năm 1946 quy định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” [25,Điều 1].

Lịch sử nền lập hiến của chúng ta mới được hơn một nửa thế kỷ, chưa bằng một phần tư của các nước có nên lập hiến lâu đời. Nhưng so với các nước phương tây hiến pháp của chúng ta cũng có thể hiện của những quy định bảo vệ quyền con người. Một phần là sự tiếp thu thành quả văn minh văn hoá của nhân loại, một phần nữa gần như là quy luật của vấn đề, tức là có cả khía cạnh chủ quan và có cả khía cạnh của khách quan.

Những biểu hiện chế định bảo vệ quyền con người của Hiến pháp Việt Nam cũng như của các nhà nước khác trên thế giới được thể hiện ở hai lĩnh vực: Quy định về quyền con người nhằm mục đích chống lại tất cả những chủ thể muốn đàn áp con người, trong đó có cả từ phía các quan chức biến chất của các cơ quan Nhà nước và quy định nhằm ngăn ngừa những bản tính xấu của con người đảm trách các công việc của nhà nước, đảm bảo họ luôn luôn có những hành vi tốt vì nhân dân, vì đất nước như khi họ được người dân bầu ra. Cả hai lĩnh vực trên đều có mục đích của việc bảo vệ con người Việt Nam và những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Khác với các nước khác, ở Việt Nam không có một bản Tuyên ngôn nhân quyền riêng, mà những quy định về quyền con người là một phần nằm trong nội dung của bản hiến pháp, được thể hiện ngay trong việc quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Vì vậy hiến pháp và quyền con người, tức quyền công dân có sự gắn bó mật thiết với nhau và cùng có phải có trên một cơ sở nền tảng là độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân phong kiến.

Trong tư duy của Hồ Chí Minh, quan niệm về độc lập, tự do của nhân dân và quyền làm người (nhân quyền) của mỗi cá nhân gắn quyện với nhau và điều rất đặc trưng, chủ quyền của dân tộc, tự do của nhân dân, các quyền tự do, dân chủ của cá nhân trong một nhà nước phải được thể chế hoá bằng hiến pháp - đạo luật cơ bản.

Cũng như ở nhiều nước khác, nhân quyền – quyền con người và hiến pháp – bản văn có hiệu lực pháp lý tối cao, quy định việc tổ chức và hoạt động của nhà nước Việt Nam, ngay từ buổi ban đầu đã gắn kết chặt chẽ với nhau, được quy định chung trong một văn bản có hiệu lực pháp lý tối cao và cùng được gọi chung là hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam ngày nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta đã nhắc tới quyền con người, rồi suy rộng ra là quyền tự quyết của dân tộc làm căn nguyên cho việc đấu tranh giành độc lập của nước Việt Nam khỏi ách thống trị của chế độ thực dân và phong kiến. Sự suy luận trên là một sự sáng tạo rất lớn của Người và sau này đã trở thành một trong những nguyên tắc lớn của luật pháp quốc tế thời hiện đại. Đó là quyền tự quyết của các dân tộc

Ngay từ những buổi ban đầu của nền cộng hoà vị đứng đầu Nhà nước đã thấy rõ sự gắn kết mật thiết giữa quyền con người và hiến pháp. Ưu điểm nổi bật của Hiến pháp năm 1946 là ở chỗ, ra đời ngay trong những năm đầu tiên của chính quyền nhân dân còn non trẻ, trong khi đang phải tập trung lo toan, ứng phó với các công việc nội trị, ngoại giao ngổn ngang trăm mối, đã vẫn dành sự quan tâm to lớn đặc biệt cho vấn đề quyền cơ bản của công dân.

Bản Hiến pháp 1946 chỉ có 70 điều, nhưng đã dành cho việc quy định quyền và nghĩa vụ của công dân đến 18 điều tại chương II, được trình bày tập trung vào một chương với tên là “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân” ngay sau Chương I là Chính thể. Trong đó có 16 điều trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. Hiến pháp đặt nghĩa vụ trước quyền lợi. Chương II quy định các quyền tự do dân chủ của công dân trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và tự do cá nhân. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật được ghi nhận trong đạo

luật của Nhà nước (Điều 7). Hiến pháp quy định phụ nữ được ngang quyền với nam giới về mọi phương diện. Nội dung tiến bộ, dân chủ và nhân đạo của Hiến pháp 1946 còn được thể hiện ở những quy định về các quyền cơ bản của công dân như quyền tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc (Điều 7), quyền bầu cử và ứng cử (Điều 18), quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra (Điều 20), quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều 21), quyền tư hữu tài sản (Điều 12), quyền học tập (Điều 15), quyền tự do ngôn luận, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài (Điều 10), quyền bất khả xâm phạm về nhà ở và thư tín (Điều 11), quyền được Nhà nước ưu tiên chăm sóc giúp đỡ của công dân thuộc dân tộc thiểu số (Điều 8), của công dân già cả, tàn tật, trẻ em (Điều 14), của giới cần lao trí thức và chân tay (Điều 13) [25].

Qua chương II của Hiến pháp 1946 chúng ta có thể thấy quyền con người không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp – đạo luật có tính pháp lý tối thượng và chỉ được sửa đổi, bổ sung khi đưa ra toàn dân phúc quyết và quyền con người được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Quyền được bình đẳng: Tất cả các công dân Việt Nam ngang quyền về mọi phương diện: Chính trị, kinh tế, văn hoá (Điều 6); bình đẳng trước pháp luật đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc (Điều 7); bình đẳng giữa các dân tộc (Điều 8); bình đẳng nam nữ (Điều 9).

Quyền được tự do: Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài (Điều 10); quyền bất khả xâm phạm về thân thể (tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân); về thư tín, về nhà ở không ai được xâm phạm trái pháp luật (Điều 11).

Quyền dân chủ, mà trước hết là dân chủ trong chính trị. Tất cả công dân Việt Nam đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài

năng và đức hạnh của mình (Điều 7). Chế độ bầu cử là đầu phiếu phổ thông, trực tiếp và kín. Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt trai gái đều có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử (Điều 18); quyền bãi miễn các đại biểu dân cử (Điều 20); quyền phán quyết về Hiến pháp và những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều 21).

Quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội cũng được quy định đầy đủ: Quyền tư hữu tài sản, quyền lợi của các giới cần lao, trí thức (Điều 12) và của những lao động chân tay (Điều 13) được bảo đảm; nền sơ học là cưỡng bách và không phải đóng học phí, học sinh nghèo được Chính phủ giúp đỡ, tư nhân được mở các trường dạy học một cách tự do theo chương trình của nhà nước, công dân các dân tộc thiểu được học tiếng của mình, những người già cả và tàn tật được nhà nước giúp đỡ (Điều 14)...

Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền con người đã gắn liền với bản văn hiến pháp. Hiến pháp không những chỉ là bản văn quy định việc tổ chức nhà nước, mà còn là bản văn bảo đảm việc thực hiện nhân quyền, mà tựu trung là quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.

Như vậy, với Hiến pháp năm 1946, lần đầu tiên trong lịch sử địa vị pháp lý của công dân được xác lập gắn liền với việc dân tộc dành được độc lập. Có thể nói rằng, mặc dù ra đời trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Hiến pháp năm 1946 đã long trọng ghi nhận những giá trị quyền con người mà

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp quyền, dân chủ hồ chí minh trong tuyên ngôn độc lập, hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)