Nhận thức chung về nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp quyền, dân chủ hồ chí minh trong tuyên ngôn độc lập, hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa (Trang 25)

Nhà nước pháp quyền không phải là vấn đề hoàn toàn mới lạ mà là một phạm trù có nguồn gốc lịch sử tư tưởng từ xa xưa. Sự ra đời và phát triển của tư tưởng “Nhà nước pháp quyền” gắn liền với sự ra đời và phát triển của dân chủ, của tư tưởng loại tra sự chuyên quyền, độc đoán, vô chính phú, vô pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hòi phái có sự thống nhất giữa tính tối cao của pháp luật với hình thức pháp lý của tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước. Đó là hai yếu tố không thể thiếu được khi nói đến nhà nước pháp quyền nói chung.

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhà nước tồn tại không thể thiếu pháp luật, ngược lại thiếu nhà nước, pháp luật trở nên vô nghĩa. Bời vì, pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. Nhà nước cần đến pháp luật vì thông qua pháp luật, dựa vào pháp luật, nhà nước mới quản lý được đời sống xã hội. Dựa trên pháp luật và các công cụ khác, nhà nước thiết lập một trật tự xã hội. Tuy vậy, lịch sử cho thấy không phải khi nào có nhà nước, có pháp luật là có ngay nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không phải là kiểu nhà nước xét theo học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế xã hội. Nhà nước pháp quyền ra đời ở một giai đoạn phát triển nhất của xã hội. Nhà nước pháp quyền từ quan điểm,

Trong khoa học pháp lý bàn về khái niệm nhà nước pháp quyền vẫn còn nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Có ý kiến cho rằng Nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước. Ý kiến khác lại cho rằng nhà nước pháp quyền là một phương thức quản lý xã hội và thực hiện quyền lực nhà nước. Nhiều ý kiến cho rằng có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhưng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở trình độ phát triển cao hơn nhà nước pháp quyền tư sản.

Tuy vậy, Nhà nước pháp quyền được hiểu tập trung theo hai khía cạnh chủ yếu sau:

Ở nghĩa chung nhất, nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong đó pháp luật thống trị trong xã hội. Nhà nước phải điều chỉnh được các quan hệ xã hội bằng pháp luật, một quốc gia nào đó chủ yếu điều chỉnh bằng văn bản dưới luật thì quốc gia đó chưa đủ về chất của nhà nước pháp quyền.

Mặt khác, nhà nước pháp quyền còn được hiểu là một hình thức tổ chức nhà nước và hoạt động chính trị quyền lực công khai, thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các cá nhân và nhà nước dựa trên cơ sở của pháp luật.

Là một khái niệm có nội hàm khái niệm rộng lớn, nhà nước pháp quyền bao gồm nhiều thành tố cấu thành trong mối quan hệ biện chứng, nhà nước và pháp luật, nhà nước và xã hội công dân, dân chủ. Nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước.

Hiện nay, trong luật học đã có sự thừa nhận chung về khái niệm nhà nước pháp quyền, tức là một khái niệm cho phép thể hiện được những đặc điểm cơ bản nhất, tiêu biểu nhất của nhà nước pháp quyền [28].

Nhà nước pháp quyền là một hình thức tố chức nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo vệ pháp luật

có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người. Từ khái niệm trên ta có thể thấy những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền như sau:

- Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước.

Câu hỏi đặt ra qua các thời đại là quyền lực nhà nước bắt nguồn từ đâu, quyền lực nhà nước là của ai. Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của mỗi thời đại, mỗi dân tộc mà người ta đưa ra những câu trả lời khác nhau. Trước tiên, quyền lực nhà nước được coi là bắt nguồn từ một lực lượng siêu nhiên như chúa trời hay thượng đế. Quyền lực đó được trao cho Vua thay trời trị vì hạ giới và chăn dắt dân lành. Với quan niệm ấy, quyền lực nhà nước là tài sản riêng của Vua và tồn tại vĩnh viễn như một thiên mệnh. Quyền lực nhà nước là từ bên trên và bên ngoài nhân dân chứ không phải là từ nhân dân và của nhân dân. Có ông vua nào đó vì dân thì cũng là đề vì minh và vì gia tộc. Quyền lợi cá nhân và hoàng tộc của những người thân tín là cái chi phối Vua chứ không phải quyền lợi của nhân dân, Lại có cách trả lời khác rằng, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ đạo đức hay từ lý trí tối cao. Nhà nước là hiện thân của đạo đức và của ý chí tối cao áp đặt cho con người và xã hội. Với sự xuất hiện của tư tưởng về nhà nước pháp quyền nhân loại tim ra câu trả lời đóng đắn rằng, quyền lực nhà nước là của nhân dân hay chỉ có nhân dân mới là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực đó. Với câu trả lời này, nhân loại đã kéo Nhà nước từ đình xuống trần gian và từ đạo đức, lý trí được lý tưởng hóa của giai cấp cầm quyền áp bức, bóc lột xuống thành của chính người dân. Chỉ có nhân dân bằng ý chí chung của mình liên hợp lại và lập nên Nhà nước. Tính cách mạng của quan niệm này là ở chỗ nhân dân có quyền lựa chọn nhà nước, lựa chọn các đại biểu của mình tham gia công việc nhà nước. Khi nhà nước không đáp ứng yêu cầu của nhân dân thì chính nhân dân có quyền thay thế nhà nước ấy bằng một nhà nước

khác. Bản thân nhà nước không có quyền mà chỉ được nhân dân ủy quyền. Quyền lực của người cầm quyền có thể bị tước bỏ. Chủ quyền tối cao là sự thể hiện ý chí chung nên không thể tự nó bỏ nó đi được [28].

Nhà nước pháp quyền về mặt lý thuyết, trước hết là nhà nước được tạo nên bằng ý chí chung của nhân dân, nhằm bảo vệ tư do và tài sản của mỗi thành viên của nó. Mỗi thành viên tuân thủ ý chí chung cũng tức là tuân thủ ý chí của riêng mình mà vẫn tự do. Quá trình chuyển nhà nước từ cá nhân vua chúa, từ ý chí tối cao thành nhà nước của nhân dân trở thành quá trình xóa bỏ các chế độ độc đoán, chuyên quyền và tách nhà nước ra khỏi nhà thờ, xã hội dân sự ra khỏi xã hội công dân. Các mệnh đề nhân dân vì nhà nước hay nhân dân của chế độ nhà nước như một định mệnh được thay bằng nhà nước vì nhân dân hay chế độ nhà nước của nhân dân. Nhà nước không có mục đích tự thân nào mà chỉ là công cụ phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển của xã hội. Đi liền với quá trình khám phá cội nguồn của quyền lực nhà nước là việc tìm kiếm hình thức nhà nước thích hợp với các chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền. Nếu ở thời cổ đại hình thức nhà nước hỗn hợp (kết hợp ba hình thức quân chủ, quý tộc và cộng hòa) được coi là thích hợp thì ở thời cận và hiện đại hình thức cộng hòa dân chủ được coi là thích hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Sự ra đời của nhà nước pháp quyền đồng thời phủ nhận nhà nước chuyên chế, cực quyền, độc quyền và phát xít. Tiêu chí đầu tiên của một nhà nước pháp quyền là nhà nước mà toàn bộ quyền lực của nó thuộc về nhân dân và trở thành vấn đề mang tính pháp lý. Đây thực sự là một bước tiến lớn lao trong lịch sử chính trị của nhân loại. Trong các nước chuyên chế, phát xít, nhân dân không là chủ thể mà chỉ là khách thể của quyền lực. Trong nhà nước pháp quyền. về mặt nguyên tắc thì quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân mới có quyền kiểm tra, giám sát quyền lực đó [28].

Quyền lực của ai, pháp luật của ai là vấn đề hàng đầu của Nhà nước pháp quyền. Pháp luật không có mục đích tự thân mà chỉ là công cụ thực hiện quyền lực của chủ thể.

- Tôn trọng và bảo vệ quyền công dân và quyền con người.

Phải nói ngay rằng đây là giá trị của mọi giá trị tư tưởng về nhà nước pháp quyền mà tư duy nhân loại đã đạt đến. Với sự ra đời của học thuyết về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền tư sản trong hiện thực, lần đầu tiên trong lịch sử con người đã bước từ địa vị nô lệ trong xã hội thần dân sang địa vị người công dân trong xã hội công dân. Người công dân trong mối quan hệ với nhà nước pháp quyền là cong người mà các quyền cơ bản, thiên liêng nhất của nó như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền sử hữu tài sản… được nhà nước bảo vệ bằng pháp luật. Về lý thuyết, mỗi cá nhân có thể phát triển bình đẳng và tự do trước pháp luật, có đủ cơ hội pháp lý để phát huy mọi khả năng của mình. Nhà nước cam kết, tôn trọng trên thực tế và bằng pháp luật các quyền, lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân. Con người được sống trong công lý và lẽ phải. Pháp luật về lý thuyết, là phương tiện để con người dạt tới tự do. Trong nhà nước pháp quyền, người công dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước, kể cả quyền thay đổi nhà nước khi nó xâm phạm đến các quyền và lợi ích của bản thân và xã hội. Không gian xã hội cho sự sinh tồn và hoạt động của con người được mở rộng. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật nên nó có đặc điểm là hoạt động công khai và dân chủ. Đặc điểm này giúp cho mọi công dân có thể giám sát, phê bình nhà nước một cách công khai, dân chủ. Nguyên tắc công dân có thể làm những gì pháp luật không cấm, về lý thuyết đã tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển và hoàn thiện cá nhân. Công dân có quyền và nghĩa vụ chống lại sự xâm phạm hay can thiệp tùy tiện, trái pháp luật của nhà nước. Điểm khác biệt với các nhà nước không phải là

nhà nước pháp quyền là ở chỗ đó, nơi người dân phải làm các nghĩa vụ với nhà nước còn nhà nước thì không [28].

Với sự ra đời của Nhà nước pháp quyền, nhà nước trở về đóng vị trí của mình trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân.

Trong nhà nước pháp quyền về mặt nguyên lý, quyền con người, quyền công dân được xác lập về mặt pháp lý, tạo cơ sở cho việc xây dựng một xã hội bình đẳng và công bằng. Các quyền đó được mở rộng và nâng cao bao nhiêu thì quyền hạn nhà nước bị giới hạn và bị kiểm soát chặt chẽ bấy nhiêu. Con người được đặt vào vị trí công dân với các quyền, nghĩa vụ pháp lý và trở thành yếu tố cơ bản nhất của sự phát triển xã hội. Với sự ra đời của nhà nước pháp quyền tư sản, con người đã được giải phóng một bước cơ bản so với xã hội phong kiến trung cổ. Theo đó về mặt lý thuyết con người với tư cách là một nguồn lực của sự phát triển xã hội được khai thác có hiệu quả hơn.

- Đảm bảo và phát huy dân chủ:

Nhìn lại tiến trình lịch sử nhân loại toàn bộ tư tưởng học thuyết và thiết chế nhà nước pháp quyền ra đời và phát triển là do yêu cầu dân chủ. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện của nhà nước pháp quyền. Dân chủ luôn mang tính giai cấp, dân chủ của chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa… về mặt lý thuyết đều đòi hỏi nhà nước phải được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Không phải nhà nước nào cùng phải được thực hiện thông qua nhà nước. Nhà nước pháp quyền tạo ra những cơ chế, thiết chế thực hiện các quyết định của pháp luật, duy trì trật tự và tự do công cộng như là những điều kiện cần thiết cho các biểu hiện của dân chủ như:

Sự quản lý của đa số

Quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý Các thủ tục ra quyết định

Sự tham gia của nhân dân vào việc ra các quyết định quản lý – chính trị Nhà nước pháp quyền- quyền lực thuộc về nhân dân, quản lý xã hội và bản thân nó bằng pháp luật – là hình thức biểu hiện của dân chủ. Dân chủ cần đến tính pháp lý và tính nhân văn của nhà nước pháp quyền. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, không có nhà nước pháp quyền thì không thể có dân chủ với đóng ý nghĩa của nó. Có thể nói hạt nhân của lý luận nhà nước pháp quyền là vấn đề dân chủ. Nói đến dân chủ là nói đến pháp luật. Pháp luật vừa là sự phản ánh yêu cầu dân chủ vừa là công cụ để thực hiện dân chủ. Quan hệ nội tại giữa pháp luật và dân chủ biểu hiện ở chỗ nền dân chủ nào cũng cần đến pháp luật. Quá trình dân chủ hóa xã hội là quá trình xây dựng và hoàn thiện không ngừng pháp luật. Càng dân chủ hóa càng cần pháp luật. Tuy nhiên, trong xã hội có lúc có pháp luật nhưng lại không có dân chủ. Đó là lúc tồn tại nhà nước pháp trị thuần túy. Chế độ phong kiến độc đoán, chuyên quyền, không có dân chủ nên không có nhu cầu và tiền đề cho sự ra đời của nhà nước pháp quyền. Sự ra đời của nhà nước pháp quyền gắn liền với quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội. Dân chủ, như thực tế cho thấy, là quá trình tìm kiếm và bảo vệ lợi ích của đa số người trong xã hội đặc biệt là dân chủ xã hội chủ nghĩa, hạn chế quyền, lợi ích không chính đáng của người cầm quyền, dân ủy quyền nhưng không mất quyền [28].

Dân chủ trước hết là dân chủ về chính trị, có nội dung cốt lõi là quyền lực nhà nước thuộc về ai, quyền lực được tổ chức và vận hành theo phương thức nào. Trong thiết chế dân chủ, nhân dân lập nên nhà nước, ủy quyền cho nhà nước thực hiện quyền làm chủ của mình. Trong nhà nước pháp quyền,pháp luật quy định các thiết chế dân chủ như quyền bầu cử, ứng cử, quyền kiểm tra và giám sát của công dân đối với các hoạt động của nhà nước. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền về lý thuyết trở thành phương tiện làm chủ của công dân đối với nhà nước và xã hội, quy định tổ chức và thẩm quyền

của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và vận hành các thiết chế dân chủ. Dân chủ cần sự điều chỉnh của pháp luật và dân chủ trong khuôn khổ pháp luật. Hình thức tổ chức nhà nước theo mô hình nhà nước pháp quyền có thể khắc phục được sự biến dạng của dân chủ thành tập trung quan liêu và độc tài hoặc vô chính phủ, hỗn loạn, phường hội và lệ làng thay phép nước. Dân chủ cần đến một hệ thống các nhân tố bảo đảm như: hệ thống pháp luật đồng bộ, phản ánh đóng quy luật khách quan của sự phát triển xã hội; hệ thống tuyên truyền, giáo dục pháp luật và hình thành văn hóa pháp luật trong xã hội, hệ thống các cơ quan thi hành, bảo vệ pháp luật và dội ngũ công chức nhà nước trong sạch, vững mạnh. Dân chủ thực chất là xây dựng quyền lực của dân, tạo môi trường cho hoạt động tự do và sáng tạo của mọi người dân. Các

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp quyền, dân chủ hồ chí minh trong tuyên ngôn độc lập, hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa (Trang 25)