Ảnh hưởng của SBN dùng một lần và dùng dài ngày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày của rễ củ sâm báo ( radix hibisci sagittifolII ) (Trang 33)

Chuột cống trắng được chia thành 2 lô, mỗi lô 8 con:

Lô 1: uống SBN 20g/kg (lml/100g chuột), liên tục trong 5 ngày. Lô 2: uống SBN 20g/kg (lml/100g chuột), một lần.

Sau khi cho chuột uống thuốc, gây loét dạ dày chuột bằng cách cho chuột uống indomethacin 30mg/kg (lml/100g chuột). Sáu giờ sau mổ chuột, lấy dạ dày rồi tiến hành như trên. Đếm tổng số vết loét và đo chiều dài của từng vết loét. Kết quả được trình bày trong bảng 2.3 và hình2.3.

Bảng 2.3. Ảnh hưởng của SBN dùng một lần và dùng dài ngày

1 STT SBN dài ngày SBN một lần 1 0 5 2 3 3,5 3 0 4 4 1 2 5 3 2 6 1 3 7 2,5 2 8 3 2,5 Xtb ± SE 1,69 ± 0,47 3 ± 0,39 p p < 0,05

Nhân xét: kết quả bảng 2.3 cho thấy chỉ số loét của lô SBN uống dài ngày (1,69) thấp hơn lô SBN uống một lần (3,0). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

2.2.4. Ảnh hưởng của thôi gian uống SBN đến tác dụng bảo vệ dạ dày.

Chuột được chia thành 3 lô, mỗi lô 8 con. Cho tất cả chuột ở các lô uống SBN cùng một liều 20g/kg nhưng với thời gian khác nhau:

Lô 1: uống SBN, sau 30 phút cho chuột uống indomethacin. Lô 2: uống SBN, sau 1 giờ cho chuột uống indomethacin. Lô 3: uống SBN, sau 2 giờ cho chuột uống indomethacin

Sau 6 giờ uống indomethacin 30mg/kg, tiến hành mổ chuột, bơm dung dịch formol 1% vào dạ dày. Mổ dạ dày theo bờ cong lớn. Rửa dạ dày bằng nước muối sinh lý. Đếm tổng số vết loét và đo chiều dài từng vết loét dạ dày. Kết quả được trình bày trong bảng 2.4 và hình 2.3.

_ ___

Bảng 2.4. Anh hưởng của thời gian uống SBN đến tác dụng bảo vệ dạ dày

STT Uống SBN trước 30 phút (1) Uống SBN trước 60 phút (2) Uống SBN trước 120 phút (3) 1 4 4 4,5 2 3,5 7 5 3 4 2 7 4 5,5 5,5 8 5 2 5,5 7,5 6 2 4 3 7 2 3,5 4,5 8 2,5 1,5 3 Xtb ± SE 3,19 ± 0,45 4,12 ± 0,65 5,31 ± 0,69 p P21>0,05 P31<0,05 .... _ .... -

Nhân xét: kết quả bảng 2.4 cho thấy, chỉ số loét của lô uống SBN trước 30 phút là thấp nhất (3,19), tiếp theo là lô uống SBN trước 60 phút (4,12) và lô uống trước 120 phút (5,31). Sự khác biệt giữa lô 30 phút và 60 phút không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sự khác biệt giữa lô uống trước 30 phút và 120 phút là có ý nghĩa thống kê (P <0,05). Kết quả được minh họa trong hình 2.3.

4—> '<uo \ọcn 4 3 2 1 0 5 Lô 1 ỊKỊÊÊẫẵÊÊÊÊÍÊ ■ Lô 2 Lô 3

Hình 2.3. Ảnh hưởng của thời gian uống SBN đến tác dụng bảo vệ dạ dày

2.2.5. Tác dụng hồi phục loét dạ dày của SBN trên mô hình gây loét bằngindomethacin [32]. indomethacin [32].

Để chuột nhịn đói 24h nhưng vẫn cho uống nước. Gây loét dạ dày bằng cách cho chuột uống indomethacin 30mg/kg. Sáu giờ sau khi uống indomethacin, giết một nhóm 6 con để xác định mức độ tổn thương dạ dày. Số còn lại chia thành 3 lô, mỗi lô 18 con:

Lô 1: (chứng) uống CMC 0,5% (lml/100g chuột). Lô 2: uống SBN 20g/kg (lml/100g chuột).

Lô 3: uống misoprostol 100|^g/kg (lml/100g chuột).

Hàng ngày cho chuột uống thuốc và CMC 0,5%. Sau 24 giờ, 48giờ, 72 giờ kể từ khi chuột bắt đầu uống thuốc, giết mỗi lô 6 con, lấy dạ dày rồi bơm dung dịch formol 1%. Mổ dạ dày theo bờ cong lớn. Rửa dạ dày bằng nước muối sinh lý. Đếm tổng số vết loét và đo chiều dài từng vết loét.

Uống

indomethacin Uống thuốc và CMC

V Oh 24h 48h 72h Thời gian

Á

6 giờ

L Ái Ák i1 ►

Giết chuột Giết chuột Giết chuột Giết chuột

Sơ đồ tiến hành thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 2.5 và hình 2.4.

Bảng 2.5: Tác dụng hồi phục loét dạ dày của SBN trên mô hình gây loét bằng indomethacin. rLô thử Chỉ số loét Trước dùng thuốc Sau dùng thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24 giờ 48 giờ 72 giờ

Chứng ƯCL (%) 12,0 ± 2,26 9,0 ± 0,53 25 (P>0,05)** 6,42 ±0,15 46,5 (P>0,05)** SBN ƯCL (%) 6,67 ± 0,7 25,9 (P<0,05)* 44,4 (P<0,05)** 2,17 ± 0,74 66,2 (P<0,001)* 81,9 (P<0,05)** MP ƯCL (%) 1,5 ± 0,41 83,3 (P<0,001)* 87,5 (P<0,001)** 0,42 ±0,2 93.4 (P<0,001)* 96.5 (P<0,001)**

(*): so với lô chứng cùng thời điểm.

ch

số

lo

ét

Nhân xét: Kết quả bảng 2.5 cho thấy:

Sau 6 giờ chuột uống indomethacin 30mg/kg, mổ 6 con để đánh giá mức độ tổn thương. Kết quả là cả 6 con đều bị tổn thương vói chỉ số loét là 12±2,26.

Thời điểm 24 giờ sau khi uống thuốc, chỉ số loét của lô SBN giảm so với lô chứng trước khi uống thuốc (mức độ ức chế loét 44,4%) và giảm so với lô chứng cùng thời điểm (mức độ ức chế loét 25,9%). Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Thời điểm 48 giờ sau khi uống thuốc, chỉ số loét của lô SBN giảm so với lô chứng trước khi uống thuốc (P<0,05) và giảm rõ rệt so với lô chứng cùng thời điểm (P<0,001). Mức độ ức chế loét của lô SBN (81,9%) lớn hơn mức độ ức chế loét của lô chứng thời điểm 48h (46,5%) so với lô chứng trước khi uống thuốc.

Thời điểm 72 giờ sau khi uống thuốc, cả lô uống SBN và misoprostol niêm mạc đều hồi phục hoàn toàn. Riêng lô chứng các vết loét vãn còn nhưng đã mờ nhiều.

Như vậy, khả năng hồi phục vết loét của SBN nhanh hơn so với lô chứng. Kết quả được minh họa trong hình 2.4.

14 T

0 giờ 24 giờ 48 giờ

Hình 2.4. Tác dụng hồi phục loét dạ dày của SBN trên mô hình gây loét bằng ỉndomethacin.

□ Lô chứng ■ Lô SBN □ Lố misoprostol

2.2.6. Nghiên cứu độc tính cấp của SBN.

Sau khi cho các lô chuột uống SBN theo liều tăng dần từ 100g/kg đến 180g/kg cân nặng, theo dõi 72 giờ khổng thấy có chuột chết ở tất cả các lô thí nghiệm. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy chuột vẫn ăn, uống, hoạt động và bài tiết bình thường, không có biểu hiện gì khác lạ so với lô chứng trong suốt 7 ngày theo dõi.

2.3. BÀN LUẬN

2.3.1. Về mô hình gây loét bằng indomethacỉn

Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng rộng rãi với tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Mỗi năm các nhà sản xuất cho ra thị trường hàng trăm ngàn tấn với hàng trăm chủng loại và biệt dược khác nhau. Bên cạnh tác dụng điều trị bệnh rất hữu hiệu, các NSAID cũng được coi là nhóm thuốc hàng đầu gây tai biến trên hệ tiêu hoá nói chung và gây loét dạ dày nói riêng. Trong đó aspirin và indomethacin được coi là những chất đứng đầu trong số các NSAID về mặt này. Cơ chế gây loét dạ dày tá tràng của các NSAID chủ yếu do ức chế tổng hợp prostaglandin kéo theo làm giảm hàng loạt các yếu tố bảo vệ của dạ dày, tá tràng: giảm tổng hợp bicarbonat và chất nhầy, giảm tái sinh tế bào niêm mạc, giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng tế bào. Như vậy cơ chế gây loét của các thuốc NSAID là giảm yếu tố bảo vệ. Nghiên cứu tác dụng của thuốc trên mô hình gây loét bằng các thuốc NSAID nhằm đánh giá khả năng tăng cường yếu tố bảo vệ của thuốc nghiên cứu.

Trong các thuốc NSAID thì indomethacin có nguy cơ gây xuất huyết tiêu hoá cao (3,8-13,9%)[17]. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày trên mô hình gây loét bằng indomethacin. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Djahangury B về ảnh hưởng của liều và thời gian của indomethacin trong mô hình thực nghiệm trên chuột; Dựa vào phương pháp ngoại suy liều có hiệu quả giữa người và động vật thí nghiệm [12] và qua các nghiên cứu, thử nghiệm sàng lọc trên chuột, chúng tôi nhận thấy với một liều duy nhất

indomethacin 30mg/kg thể trọng, sau 6h uống thuốc khả năng gây loét dạ dày trên chuột thí nghiệm rất rõ rệt. Vì vậy chúng tôi đã sử dụng liều này cho các nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày của SBN.

2.3.2. Khả năng trung hoà acid của SBN

Theo tác giả H. Gerhanrd Vogel để thử khả năng trung hoà acid của

một chế phẩm có thể thử nghiệm in vitro. Trong mô hình gây loét dạ dày bằng

indomethacin, nguyên nhân gây loét là do giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày (giảm tổng hợp prostaglandin) làm cho HC1 và pepsin dễ dàng tấn công niêm mạc dạ dày gây tổn thương. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng trung hoà acid của dịch chiết SBN để đánh giá SBN có làm giảm yếu tố tấn công không. Kết quả cho thấy khả năng trung hoà acid của SBN là không đáng kể. Vì thế cơ chế bảo vệ dạ dày của SBN có thể là do tăng cường yếu tố bảo vệ.

2.3.3. Tác dụng bảo vệ dạ dày của SBN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi tiến hành cho chuột uống SBN với liều 20g/kg trước 30 phút, sau đó gây loét dạ dày chuột bằng uống indomethacin 30mg/kg. Kết quả cho thấy chỉ số loét của lô SBN giảm rõ rệt (mức độ ức chế loét 74,3%) so với lô chứng (P<0,05). Khả năng bảo vệ dạ dày của SBN không khác biệt so với misoprostol 100|ig/kg và omeprazol 10mg/kg (P>0,05).

Kết quả thí nghiệm cho thấy mức độ ức chế loét của misoprostol (86,1%) cao hơn omeprazol (72,7%). Misoprostol là dẫn xuất của prostaglandin, cơ chế bảo vệ dạ dày là tăng cường yếu tố bảo vệ. Omeprazol là thuốc ức chế bơm proton, tác dụng bảo vệ dạ dày là làm giảm yếu tố tấn công. Indomethacin gây tổn thương niêm mạc dạ dày ngoài tác dụng trực tiếp do tính acid của thuốc còn chủ yếu là do ức chế tổng hợp prostaglandin. Vì thế trong các mô hình nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày của SBN chúng tôi dùng misoprostol làm chất đối chiếu.

2.3.4. Ảnh hưởng của SBN dùng một lần và dùng dài ngày.

Để đánh giá lợi ích của việc sử dụng thuốc sớm và dài ngày, chúng tôi

tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của SBN dùng một lần và dùng dài ngày trên mô hình gây loét bằng indomethacin. Kết quả cho thấy, uống SBN dài ngày có tác dụng bảo vệ dạ dày tốt hơn dùng một lần (chỉ số loét của uống SBN dài ngày và một lần là 1,69 và 3,0). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

2.3.5. Ảnh hưởng của thòi gian uống SBN đến tác dụng bảo yệ dạ dày.

Chúng tôi tiến hành cho chuột uống SBN trước 30 phút, 60 phút, 120 phút rồi gây loét dạ dày chuột bằng uống indomethacin 30mg/kg. Kết quả cho thấy chỉ số loét của lô uống SBN trước 30 phút là thấp nhất (3,19) cao nhất ở lô uống SBN trước 120 phút (5,31). Sự khác biệt giữa lô uống SBN trước 30 phút và 120 phút có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua nghiên cứu ảnh hưởng của SBN dùng dài ngày và một lần; ảnh hưởng của thời gian uống SBN cho thấy việc sử dụng SBN theo đường uống sớm và dài ngày có hiệu quả bảo vệ dạ dày là tốt nhất và thời gian tác dụng của thuốc sau khi uống 30 phút và 60 phút tốt hơn 120 phút.

2.3.6. Tác dụng hồi phục loét dạ dày của SBN trên mô hình gây loét bằngindomethacin indomethacin

Chúng tôi tiến hành gây loét dạ dày chuột bằng indomethacin 30mg/kg sau đó cho chuột uống SBN nhằm đánh giá tác dụng điều trị của SBN. Kết quả cho thấy, 24 giờ sau uống thuốc SBN đã làm giảm chỉ sô loét (mức độ ức chế loét 25,9%) so với lô chứng cùng thời điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Sau 48 giờ uống thuốc, SBN đã phục hồi đáng kể tổn thương do indomethacin gây ra. Mức độ ức chế loét là 66,2% so với lô chứng cùng thời điểm và 81,9% so với lô chứng trước khi dùng SBN. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Sau 72 giờ sự hồi phục của lô uống SBN vẫn nhanh hơn so với lô chứng.

Qua thí nghiệm này chúng tôi cũng nhận thấy khả năng tự phục hồi vết loét của lô chứng. Điều này đã được Baskin-1976 chứng minh là dạ dày có thể phục hồi tổn thương do cơ chế tự điều chỉnh của dạ dày ở các bệnh nhân dùng thuốc chống viêm không steroid. Tuy nhiên tác dụng hồi phục tổn thương của lô chứng chậm hơn so với SBN.

2.3.7. Độc tính cấp của rễ củ sâm báo

Cho chuột uống thuốc thử đến liều cao nhất có thể được (nồng độ và thể tích tối đa cho phép) là 180g/kg chuột nhưng chưa thấy biểu hiện ngộ độc ở chuột và không có chuột nào chết trong vòng 72 giờ. Vì vậy chưa xác định được LD50 trên chuột nhắt theo đường uống.

Liều 180g/kg chuột nhắt trắng tương đương trên người là 15g/kg (tính theo hệ số 12). Như vậy nếu so với liều thường dùng trên ngưòi theo kinh nghiệm dân gian là 0,4g/kg thì liều gấp 37,5 lần vẫn chưa gây độc. Mẫu thử sâm báo có độc tính cấp thấp.

Qua các nghiên cứu trên cho thấy sâm báo 20g/kg có tác dụng bảo vệ dạ dày và hồi phục vết loét trên mô hình gây loét dạ dày bằng indomethacin. Độc tính cấp của SBN là rất thấp. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng SBN để

phòng bệnh và hỗ trợ thuốc tân dược bệnh nhân sử dụng các thuốc chống

viêm không steroid. Dựa vào cơ chế gây loét dạ dày của indomethacin và cơ chế tác dụng của chất đối chứng, chúng tôi đưa ra giả thuyết về cơ chế bảo vệ dạ dày của sâm báo có thể là do sâm báo làm tăng bài tiết chất nhầy, tăng cường yếu tố bảo vệ. Để có kết luận cụ thể cần nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày trên các mô hình khác như: mô hình gây loét bằng ethanol tuyệt đối, mô hình gây loét bằng acid acetic mạn, mô hình gây loét do stress...

KẾT LUẬN

1. Khả năng trung hoà acid:

Khả năng trung hoà của SBN là rất yếu. Khả năng trung hoà của lOOg sâm báo tương đương 0,5g maalox.

2. Tác dụng bảo vệ dày trên mô hình gây loét bằng ỉndomethacỉn:

- SBN vói liều 20g/kg dùng theo đường uống có khả năng bảo vệ dạ dày

trên mô hình gây loét bằng indomethacin30mg/kg. Mức độ ức chế loét của SBN so với lô chứng là 74,3%- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Mức độ ức chế loét khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với misoprostol

100|ag/kg và omeprazol 10mg/kg (P>0,05).

- SBN 20g/kg dùng đường uống dài ngày có tác dụng bảo vệ dạ dày tốt

hơn uống một lần. Chỉ số loét của lô uống SBN dài ngày là 1,69, của lô uống SBN một lần là 3,0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

- Chỉ số loét tăng dần ở các lô uống SBN 20g/kg 30 phút, 60 phút, 120 phút trước khi gây loét dạ dày bằng uống indomethacin 30mg/kg (3,19; 4,12; 5,31)- Chỉ số loét của lô uống SBN trước 30 phút giảm có ý nghĩa so với lô uống SBN trước 120 phút (P<0,05).

- SBN với liều 20g/kg có khả năng hồi phục vết loét gây ra bởi indomethacin 30mg/kg. Sau 24 giờ, 48giờ mức độ ức chế loét của lô uống SBN giảm rõ rệt so với lô chứng cùng thòi điểm (25,9% và 66,2%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Khả năng hồi phục vết loét của SBN nhanh hơn của lô chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

3. Về độc tính cấp của rễ củ sâm báo:

Liều 180g/kg chuột nhắt trắng tương đương trên người là 15g/kg (so với liều thường dùng trên người theo kinh nghiệm dân gian là 0,4g/kg thì liều gấp 37,5 lần) vẫn chưa gây độc. Mẫu thử sâm báo có độc tính cấp thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề xuất

Các kết quả trên đây chỉ là kết quả bước đầu, để có thể đưa vào ứng dụng thực tế và khẳng định cơ chế tác dụng của thuốc, chúng tôi xin đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo:

• Nghiên cứu tác dụng của chất nhầy là thành phần chính của dịch chiết nước trên mô hình gây loét bằng các thuốc chống viêm không steroid. • Nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày của sâm báo trên các mô hình gây

loét khác.

• Nghiên cứu tác dụng của sâm báo trên vi khuẩn Helicobacter pylori. • Nghiên cứu tác dụng của sâm báo với các liều khác nhau để tìm ra liều

tối ưu có tác dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày của rễ củ sâm báo ( radix hibisci sagittifolII ) (Trang 33)