Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày của rễ củ sâm báo ( radix hibisci sagittifolII ) (Trang 26)

2.1.2.1. Khảo sát khả năng trung hoà acid của SBN [23,33].

Nguyên tắc: khả năng trung hoà acid của một chế phẩm là lượng acid HC1 IN mà một đơn vị thuốc có thể đưa pH của dung dịch HC1 IN đến giá trị

3.5 trong 15 phút.

Tiến hành: lấy chính xác một lượng thuốc thử nghiệm, cho tác dụng với lượng dư acid HC1 IN, khuấy từ trong 15 phút. Sau đó chuẩn độ HC1 dư bằng NaOH 0,5N đến pH 3,5.

Khả năng trung hoà acid được tính theo công thức: X=V1Nr V2N2

X: khả năng trung hoà acid. V(: thể tích HC1.

Nj: nồng độ HC1.

v 2: thể tích NaOH 0,5N. N2: nồng độ thực của NaOH.

2.1.2.2. Tác dụng bảo vệ dạ dày của SBN trên mô hình gây loét bằng indomethacin [13,33,34].

Chuột cống trắng trọng lượng 140g-180g được chia thành 4 lô, mỗi lô 8 con:

Lô 1: (chứng) uống CMC 0,5%, lml/100g chuột. Lô 2: uống SBN 20g/kg thể trọng, lml/100g chuột.

Lô 3: uống misoprostol 100|ig/kg thể trọng, lml/100g chuột. Lô 4: uống omeprazol 10mg/kg thể trọng, lml/100g chuột.

Sau 30 phút cho chuột uống thuốc và CMC, gây loét dạ dày trên chuột

bằng cách cho uống indomethacin 30mg/kg (pha trong CMC 0,5%). Sáu giờ

sau mổ chuột, thắt hai đầu dạ dày rồi cắt khỏi cơ thể. Bơm dung dịch formol 1% (5ml) vào mỗi dạ dày rồi để qua đêm. Ngày hôm sau mổ dạ dày theo bờ cong lớn, rửa sạch chất chứa trong dạ dày bằng nước muối sinh lý. Trải phẳng dạ dày rồi đếm tổng số vết loét và đo chiều dài của từng vết loét trên kính hiển vi soi nổi. So sánh chỉ số loét và mức độ ức chế loét giữa các lô.

2.1.2.3. Ảnh hưởng của SBN dùng một lần và dùng dài ngày [33]

Chuột cống trắng trọng lượng 140g-180g được chia thành 2 lô, mỗi lô 8 con:

Lô 1: uống SBN 20g/kg (lml/100g chuột), liên tục trong 5 ngày. Lô 2: uống SBN 20g/kg (lml/100g chuột), một lẩn.

Sau khi cho chuột uống thuốc, gây loét dạ dày chuột bằng cách cho chuột uống indomethacin 30mg/kg (lml/100g chuột). Sáu giờ sau mổ chuột, lấy dạ dày rồi tiến hành như trên. Đếm tổng số vết loét và đo chiều dài của từng vết loét. So sánh chỉ số loét giữa 2 lô.

2.1.2.4. Ảnh hưởng của thời gian uống SBN đến tác dụng bảo vệ dạ dày

Chuột cống trắng trọng lượng 140g-180g được chia thành 2 lô, mỗi lô 8 con. Cho tất cả chuột ở các lô uống SBN cùng một liều 20g/kg nhưng với thời gian khác nhau:

Lô 1: uống SBN, sau 30 phút cho chuột uống indomethacin. Lô 2: uống SBN, sau 60 phút cho chuột uống indomethacin. Lô 3: uống SBN, sau 120 phút cho chuột uống indomethacin.

Sau 6 giờ chuột uống indomethacin (30mg/kg) tiến hành mổ chuột, bơm

dung dịch formol 1% vào dạ dày. Mổ dạ dày theo bờ cong lớn. Đếm tổng số

2.1.2.5. Tác dụng hồi phục loét dạ dày của SBN trên mô hình gây loét bằng ỉndomethacin [33]:

Để chuột nhịn đói 24h nhưng vẫn cho uống nước. Gây loét dạ dày bằng cách cho chuột uống indomethacin 30mg/kg pha trong CMC 0,5%. Sáu giờ sau khi uống indomethacin, giết một nhóm 6 con để xác định mức độ tổn thương dạ dày. Số còn lại chia thành 3 lô, mỗi lô 18 con:

Lô 1: (chứng) uống CMC 0,5% (lml/100g chuột). Lô 2: uống SBN 20g/kg (lml/100g chuột).

Lô 3: uống misoprostol 100|j,g/kg (lml/100g chuột).

Hàng ngày cho chuột uống thuốc và CMC 0,5%. Sau 24 giờ, 48giờ, 72 giờ kể từ khi chuột bắt đầu uống thuốc, giết mỗi lô 6 con, lấy dạ dày rồi bơm dung dịch formol 1%. Mổ dạ dày theo bờ cong lớn. Rửa dạ dày bằng nước muối sinh lý. Đếm tổng số vết loét và đo chiều dài từng vết loét. Tính chỉ số loét và so sánh mức độ ức chế loét của lô thử và lô chứng.

Đánh giá kết quả

Đo chiều dài từng vết loét trên dạ dày, rồi đánh giá theo thang điểm:

• Đốm xuất huyết : 0,5 điểm

• Vết loét có chiều dài L< lmm : 1 điểm

• Vết loét có chiều dài lmm < L< 2mm : 1,5 điểm

• Vết loét có chiều dài 2mm < L< 3mm :2 điểm

• Vết loét có chiều dài L> 3mm :2,5 điểm

Các thông số đánh giá:

- Chỉ số loét: chỉ số loét của dạ dày mỗi chuột được tính bằng tổng điểm

tổn thương theo công thức:

UI= 0,5xA + lxB +l,5xC + 2xD + 2,5xE A: số đốm xuất huyết.

C: số vết loét có chiều dài lmm < L< 2mm. D: số vết loét có chiều dài 2mm < L< 3mm. E: số vết loét có chiều dài L> 3mm.

- Mức độ ức chế loét:

U - U '

I (%) = ■—■ -* xioo

c

- Trong đó

I: mức độ ức chế loét của lô thử so với lô chứng. Uc: chỉ số loét của lô chứng.

u t: chỉ số loét của lô thử.

2.1.2.6. Nghiên cứu độc tính cấp của SBN [14]

Chia chuột thành từng lô, mỗi lô 10 con cho uống thuốc theo liều tăng dần từ 100g/kg đến 180g/kg, với lượng thuốc hằng định mỗi lân 0,2ml/10g cân nặng, ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ.

Theo dõi tình trạng chung của chuột và số lượng chuột chết ở mỗi lô trong 72 giờ. Sau đó tiếp tục theo dõi tình trạng của chuột đến hết ngày thứ 7 sau khi uống thuốc. Những chuột chết được mổ để quan sát mô bệnh học.

Tính LD50 của dịch chiết rễ củ sâm báo theo phương pháp Litchfield- Wilcoxon.

2.1.2.7. Xử lý số liệu [12].

Các số liệu được xử lý thống kê theo phương pháp t-test Student. Sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05. Kết quả được biểu thị bằng giá trị trung bình (Xtb) ± sai số chuẩn (SE).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày của rễ củ sâm báo ( radix hibisci sagittifolII ) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)