Điểm FLACC sau rút nội khí quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phối hợp gây tê khoang cùng với gây mê nội khí quản cho phẫu thuật bụng trên ở trẻ em (Trang 55)

- Giảm đau sau mổ: dùng paracetamol đặt hậu môn liều 15mg/kg kh

4.3.6.1. Điểm FLACC sau rút nội khí quản

Thang điểm FLACC dùng để đánh giá đau sau mổ rất phù hợp cho trẻ ở lứa tuổi từ 12 – 72 tháng (1-6 tuổi). Ở lứa tuổi này phần lớn trẻ chưa biết chữ số, biểu hiện trên khuôn mặt trẻ bị ảnh hưởng nhiều yếu tố nhiễu. Vì thế, không thể sử dụng được thang điểm số hóa để lượng giá mức độ đau.

Hơn nữa, đối với phần lớn trẻ nhỏ khi đến viện, trẻ rất sợ hãi do sợ đau và tiếp xúc với người lạ. Sau mổ, rất nhiều trẻ sợ hãi hoặc không thích cho nhân viên y tế lắp đặt bất kỳ thiết bị gì trên người chúng như máy đo nhịp tim, huyết áp, SpO2. Vì thế, khi theo dõi các dấu hiệu này sẽ không chính xác, các giá trị này đều tăng cũng gây nhiễu, ảnh hưởng đến việc tính điểm đau khi dùng các thang điểm có dựa vào giá trị của các thông số trên.

Ưu điểm của thang điểm FLACC ở chỗ: trong thang điểm này chỉ bằng cách quan sát các biểu hiện trên khuôn mặt, hoạt động của chân, hoạt động toàn thân, khóc và sự dỗ giành của người thân đối với trẻ, mà không tác động vào người trẻ. Chính vì thế, sẽ lượng giá được chính xác hơn mức độ đau thực sự của trẻ. Còn đối với các thang điểm khác (thang điểm Broadman…), phần lớn khi bệnh nhân ngủ mới phản ánh chính xác các giá trị nhịp tim và huyết

áp có bị thay đổi do đau hay không. Ngoài ra, trẻ sau mổ nếu đau thực sự chúng thường không thể ngủ được mà sẽ biểu hiện theo các dấu hiệu như thang điểm FLACC đã đánh giá [44].

Giá trị điểm FLACC sau rút NKQ của cả 3 nhóm trong nghiên cứu khác biệt nhau rõ rệt và rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 (Bảng 3.16).

Ở nhóm 3, sau rút NKQ, tất cả các bệnh nhân có điểm FLACC ≤ 3, trong đó có tới 21/30 (70%) số BN có điểm FLACC = 0, có nghĩa là trẻ không đau và hoàn toàn thư giãn, thoải mái. Kết quả này phù hợp với tác dụng vô cảm trong mổ của gây tê. Điều đó cũng chứng tỏ chất lượng giảm đau sau rút NKQ của nhóm GTKC 1,5ml/kg cho phẫu thuật bụng trên là rất tốt.

Trong khi đó, nhóm 2, chỉ có 5 BN có mức phong bế lên tới T6, T7, T8 mới có điểm FLACC ≤ 3. Một bệnh nhân có mức phong bế ở T8 vẫn có điểm FLACC > 3 do phẫu thuật nằm ở ngoài vùng vô cảm giống như các bệnh nhân còn lại có mức phong bế T9, T10. Tuy nhiên số BN này đều ở mức độ đau trung bình (FLACC 4 - 6). Mặc dù GTKC 1ml/kg không kiểm soát được toàn bộ vùng phẫu thuật nhưng đã góp phần giảm đau đáng kể cho BN sau rút NKQ vì tác dụng giảm đau ở vùng vô cảm vẫn còn tồn tại. Kết quả của chúng tôi tương đối đồng nhất với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.

Bảng 4.7. So sánh điểm đau sau rút NKQ

Tác giả Phương pháp gây mê Loại PT Điểm đau

Singh (2011) [21] NKQ + GTKC 1,25ml/kg Bụng trên 100% FLACC ≤ 3 Loetwiriyakul (2011) [22] NKQ + GTKC 1,2ml/kg NKQ + GTKC 1,5ml/kg Ổ bụng 64,1% FLACC ≤ 3 68,6% FLACC ≤ 3 Beyaz (2012) [23] NKQ + GTKC 1,5ml/kg Viêm ruột

thừa

100% mCHEOPS ≤ 4 N. T. T. Hằng, Bùi

Ích Kim (2013) NKQ + GTKC 1,5ml/kg Bụng trên 100% FLACC ≤ 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phối hợp gây tê khoang cùng với gây mê nội khí quản cho phẫu thuật bụng trên ở trẻ em (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w