Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô chuồng nuôi đến sức sản xuất của gà Isa brown giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín tại Thái Nguyên. (Trang 41)

Nuôi gà đẻ trứng cũng như nuôi gà bố, mẹ giai đoạn hậu bị áp dụng phương pháp khống chế ánh sáng, khống chế thức ăn nhằm hạn chế năng lượng dư thừa, tránh gà tích lũy mỡ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà. Vì vậy, khối lượng cơ thể còn là thước đo để phản ánh tình trạng sức khỏe, trình độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng.

Giai đoạn từ 1 - 6 tuần tuổi cho gà ăn tự do nhưng từ 7 tuần tuổi trở đi chúng tôi bắt đầu khống chế lượng thức ăn cho gà và tiến hành cân khảo sát khối lượng cơ thể đàn gà. Tiến hành cân 2 – 5 % đàn vào ngày cuối tuần (ngày nhập gà). Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.3.

Qua bảng 4.3 cho thấy: khối lượng cơ thể của đàn gà tăng dần qua các tuần tuổi, phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển chung của gia cầm. Tốc độ sinh trưởng và tăng khối lượng của gia cầm tăng ở mỗi giai đoạn lại có sự thay đổi.

Ở giai đoạn 1 – 6 tuần tuổi, gà ở lô I có khối lượng tăng nhanh và đạt gần với khối lượng tiêu chuẩn, kết thúc tuần 1 lô I đạt 63 g, chênh lệch 2 g so với tiêu chuẩn và kết thúc 6 tuần trước khi bước vào phân lô khối lượng gà ở lô I đạt 459 g, chênh lệch với tiêu chuẩn 11 g. Khối lượng gà ở lô II tăng chậm hơn lô I, kết thúc tuần 1 lô I đạt 61 g, chênh lệch 4 g so với khối lượng tiêu chuẩn và kết thúc tuần 6 khối lượng gà ở lô II đạt 452 g, chênh lệch với tiêu chuẩn rất lớn là 18 g.

Kết thúc tuần 7 – 17 tuần tuổi, gà ở lô I tăng từ 545 gam ở tuần 7 đến 1387 gam ở tuần 17, lô II tăng từ 538 gam ở tuần 1 lên tới 1376 gam ở tuần 17. Tốc độ sinh trưởng và tăng khối lượng của gà thí nghiệm tăng ở mỗi giai đoạn lại có sự thay đổi khác nhau giữa 2 lô với nhau và với khối lượng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khối lượng thực tế của gà ở 2 lô thí nghiệm đều thấp hơn so với khối lượng tiêu chuẩn. Điều này là do gà được ăn khẩu phần hạn chế, những con to khỏe ăn nhanh, ăn nhiều khiến những con chưa thích ứng, thường là

những con nhỏ chưa kịp ăn đủ khối lượng ăn cần thiết gây ra sự chênh lệnh về khối lượng. Nhưng 2 đến 3 tuần cuối thì khối lượng của gà ở lô I mới tăng hơn so với khối lượng tiêu chuẩn cụ thể là ở tuần 15 khối lượng gà thí nghiệm tăng hơn 2 gam so với tiêu chuẩn và tuần 17 là cao hơn 7 gam so với khối lượng tiêu chuẩn, còn gà ở lô II do mật độ gà đông hơn ở lô I nên khối lượng của gà ở lô II vẫn chưa đạt đủ với khối lượng tiêu chuẩn đề ra.

Bảng 4.3. Khối lượng cơ thể của gà qua các tuần tuổi (g) TT

Lô I Lô II

Chuẩn Thực tế Chênh lệch Chuẩn Thực tế Chênh lệch 1 65 63 -2 65 61 -4 2 120 116 -4 120 114 -6 3 200 182 -18 200 179 -21 4 285 258 -27 285 254 -31 5 380 362 -18 380 354 -26 6 470 459 -11 470 452 -18 7 560 545 -15 560 538 -22 8 650 632 -18 650 627 -23 9 740 726 -14 740 723 -17 10 830 813 -17 830 804 -26 11 920 898 -22 920 891 -29 12 1010 1002 -8 1010 998 -12 13 1100 1096 -4 1100 1084 -16 14 1185 1169 -14 1185 1156 -29 15 1270 1272 +2 1270 1269 -1 16 1355 1347 -8 1355 1337 -18 17 1380 1387 +7 1380 1376 -4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô chuồng nuôi đến sức sản xuất của gà Isa brown giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín tại Thái Nguyên. (Trang 41)