ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.

Một phần của tài liệu ASEAN – VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG, THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP (Trang 33)

CHƯƠNG IV: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.

Tăng cường hợp tác, tự cường khu vực, tăng cường phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô, tổ chức tập huấn những hiểu biết về ASEAN và AFTA cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Sử dụng hợp lý sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực, đảm bảo hiệu quả chất lượng cao nhất.

Tìm những phân khúc thị trường để đẩy mạnh những mặt hàng xuất khẩu, tiến trình đổi mới, thường xuyên thay đổi công nghệ sản xuất, để tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

DN cần biết tận dụng những ưu đãi về thuế quan (CEPT) để tăng tỷ lệ nguyên liệu nhập từ các nước ASEAN với mức thuế suất thấp.

Các DN Việt Nam phải nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh cho hàng hóa, tận dụng những lợi thế ASEAN là thị trường gần, có nhiều nét tương đồng, dân số đông, tốc độ tăng trưởng cao, chi phí cho quảng cáo và tiếp thị thấp.

Tổ chức đoàn khảo sát và nghiên cứu tìm các mặt hàng có thế mạnh để đẩy mạnh XK sang ASEAN cũng như phối hợp với các nước ASEAN để hợp tác trao đổi thong tin, hợp tác trong các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng các web riêng đế các DN tiếp cận.

DN cần thâm nhập sâu hơn vào trong các nước thành viên ASEAN để tăng thị phần và xây dựng thương hiệu của mình.

Để tăng cường khả năng cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam các nhà bán lẻ trong nước cần thiết lập các mối quan hệ với nhau cũng như hợp tác cùng nhau trong từng ngành, giữa các ngành hoặc trong từng vùng cần nhằm xây dựng được chiến lược cạnh tranh hợp lý, nâng cao chất lượng hàng hóa, xây dựng và quảng bá thương hiệu bằng cách cải thiện phương thức kinh doanh, vốn, trình độ quản lý, công nghệ…

Tăng cường hợp tác nội khối, DN phải tích cực xuất ngoại tìm hiểu và tích cực phối hợp với DN bạn tăng cường đầu tư tiếp cận học hỏi những kỹ năng, kinh nghiệm… của các nước phát triển trên thế giới, trang bị cho mình thật đầy đủ những kiến thức về hội nhập. Đào tạo, tuyển dụng cán bộ chuyên môn an hiểu pháp luật.

Phài đào tạo cho những con người của DN mình, sao cho họ có những kiến thức và kỹ năng tương đương với nguồn nhân lực của các nước tiên tiến.

Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng cường xuất khẩu thành phẩm. Tìm nguồn nguyên liệu mới thay thế cho những nguyên liệu đã cạn kiệt. Khai thác có hiệu quả đi đôi với tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi. Hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Những cơ hội và thách thức mới:

Những năm gần đây, sự thay đổi nhanh chóng của môi trường địa-chính trị khu vực (với sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự gia tăng hiện diện và can dự của Mỹ ở Châu Á, sự chuyển mình của Ấn Độ và nhất là sự trì trệ trong ASEAN) đã thôi thúc ASEAN đổi mới, điều chỉnh chính sách nhằm tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy liên kết khu vực.

Một trong những thích ứng mới này là xây dựng Cộng đồng ASEAN (AC) vào năm 2020 và tích cực mở rộng đàm phán, thiết lập các Khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương (RTA và BFTA) với các đối tác ngoài khối. Bên cạnh đó, ASEAN đã và đang có những linh hoạt hơn trong việc áp dụng “phương thức ASEAN” bằng cách cho phép thực hiện nguyên tắc hay công thức 10-X từ năm 2002...

Việc quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (CAFTA) từ 2002, và đặc biệt là tuyên bố Bali II năm 2003 về sự thiết lập AC dựa trên 3 trụ cột chính là Cộng đồng Kinh tế (AEC), Cộng đồng An ninh (ASC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC) vào năm 2020 là những quyết định đúng hướng, kịp thời của ASEAN trước nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn.

Việc hình thành và tăng cường các cơ chế hình thức hợp tác và liên kết mới này đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ASEAN, trong đó có Việt Nam:

1. Thứ nhất, việc thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ đưa ASEAN trở thành một khối có sự liên kết vững chắc, một thị trường duy nhất có cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư vốn và nhân công có tay nghề sẽ thúc đẩy cải cách hệ thống pháp luật và nền hành chính quốc gia trong nước, tiếp cận được nhiều hơn các yếu tố bên ngoài, nhất là vốn, thị trường và công nghệ hiện đại, làm tăng cơ hội việc làm và nâng nhanh mức sống của dân chúng.

2. Thứ hai, sự thiết lập Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) sẽ làm tăng nhanh mức độ tin cậy và ý thức cộng đồng trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác chính trị-an ninh nội khối lên tầm cao mới.

Điều này sẽ góp phần tạo ra sự thăng bằng trong hợp tác khu vực và quốc tế, giúp ASEAN vừa tăng cường tính mở, vừa duy trì được bản sắc, phong cách ứng xử truyền thống của mình, làm tăng khả năng phòng ngừa và tiến tới giải quyết các xung đột có thể xảy ra trong tương lai. Điều này phù hợp với chính sách và lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam.

3. Thứ ba, sự gia tăng giành ưu thế kiểm soát địa-chính trị giữa các nước lớn tại Đông Nam Á, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với cơ hội phát triển của thể chế thương mại tự do đa phương, song phương về một mặt nào đó, cũng mở rộng cơ hội hợp tác và tăng sức “mặc cả” của ASEAN trong các vấn đề quốc tế khu vực. Điều này sẽ có lợi cho Việt Nam - nước có vị trí chiến lược, đang thu hút sự chú ý của các nước lớn.

Bên cạnh những thuận lợi trên, Việt Nam đã và sẽ gặp phải những thách thức phải vượt qua để tham gia đầy đủ và có hiệu quả cao hơn vào hoạt động của ASEAN, tương xứng với vị trí và vai trò của mình trong Hiệp hội:

- Về hợp tác trong Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC): đối với Việt Nam, thách thức không phải là nhỏ trong khi gia nhập ASC. Hợp tác an ninh không chỉ thuần túy hay nghiêng về hợp tác an ninh phi truyền thống mà cả về hợp tác chính trị và quốc phòng. Sự khác biệt về chế độ chính trị và hệ tư tưởng còn là một trong những trở ngại khá lớn đối với Việt Nam trong ASC. Tuy nhiên, với việc duy trì cơ chế theo "Phương thức ASEAN" trong ASC, thì sự tác động của cộng đồng này đối với đời sống chính trị và an ninh ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ không lớn.

- Trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Về khía cạnh chính trị, thì sự hội nhập sâu rộng về kinh tế đòi hỏi Việt Nam phải hài hòa về mặt pháp luật cũng như ứng xử. Điều này ít hay nhiều sẽ đụng chạm đến chủ quyền và an ninh quốc gia.

Về kinh tế, Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và hiệu quả quản lý còn bất cập, hệ thống các thể chế kinh tế thị trường phát triển chưa đồng bộ, còn yếu kém... AEC sẽ tạo ra sức ép lớn đối với các sản phẩm và thị trường của Việt Nam trong và ngoài nước.

Còn tác động về mặt xã hội: có thể tạo ra các dòng di cư lớn, trong đó có “chảy máu chất xám”, làm tăng nạn thất nghiệp và tệ nạn do nhiều công ty bị phá sản và nhiều người chưa thể làm quen hay điều chỉnh phù hợp với cơ chế hay môi trường mới.

- Trong hợp tác Đông Á: Việt Nam là thành viên ASEAN, cầu nối của ASEAN với các nước Đông Bắc Á về mặt địa lý, có thế và lực đang lên sẽ đóng vai trò như thế nào trong liên kết ASEAN và Hợp tác Đông Á? Liệu sự chậm chạp trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và liên kết nội khối của ASEAN có ảnh hưởng như thế nào đối với Việt Nam và tiến trình nhất thể hóa Đông Á là những vấn đề đang đặt ra và cần có lời giải đáp. 10 năm, một chặng đường Việt Nam hội nhập vào khu vực. Việt Nam đã có những đóng góp nhất định cho sự tồn tại, phát triển của ASEAN và cũng đã đạt được những thành quả bước đầu.

Phía trước của ASEAN tuy còn nhiều cơ hội để phát triển, song cũng không ít thách thức đòi hỏi Việt Nam cũng như các thành viên khác trong ASEAN phải tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau đưa ra những ý tưởng mới và các biện pháp thực hiện các ý tưởng đó để có thể biến ý tưởng của “tầm nhìn 2020" thành hiện thực, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN và trở thành một nhân tố chủ đạo của Cộng đồng Châu Á.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu ASEAN – VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG, THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP (Trang 33)