- Theo Dự thảo, NĐ sửa đổi 13 điều của NĐ 185 và bổ sung 02 điều mới Theo đó, việc
phủ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phần đông người hành nghề kế toán và xã hội như:
người hành nghề kế toán và xã hội như:
+ các khuyến nghị về hoạt động nghề nghiệp kế toán, đối tượng áp dụng luật Kế toán, phân biệt giữa kế đối tượng áp dụng luật Kế toán, phân biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị… của luật gia Vũ Xuân Tiền đưa ra vẫn chưa được trả lời.
+ Mặc dù Điều luật 185 đã được cho là mạnh tay hơn, song nhiều ý kiến nghiên cứu cho rằng, Dự thảo hơn, song nhiều ý kiến nghiên cứu cho rằng, Dự thảo NĐ sửa đổi cần triệt để hơn nữa.
• Trước hết, cần có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người làm kế toán. Khoản 1
Điều 1 NĐ 185 quy định về phạm vi áp dụng của NĐ 185 như sau: “Nghị định này quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài hoạt động tại VN (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về kế toán mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà VN ký kết hoặc gia nhập có quy định khác”. Như vậy, phạm vi áp dụng của NĐ 185 bao gồm cả cá nhân, trong đó có người làm kế toán. Do đó, đề nghị bổ sung vào khoản 2 Điều 1 NĐ 185 một hành vi sai phạm cần được xử phạt là: Vi phạm về trách nhiệm của người làm kế toán như không bàn giao sổ sách, chứng từ kế toán khi thôi việc; lợi dụng nghề nghiệp để cung cấp thông tin kinh doanh của DN thu lợi bất chính; giữ chứng từ kế toán của DN để vụ lợi...
• Thứ hai, hiện nay, tình trạng lập nhiều hệ thống sổ kế toán xảy ra khá phổ biến trong các DN.
Chẳng hạn, có DN có tới ba hệ thống sổ kế toán gồm hệ thống sổ kế toán báo cáo thuế; hệ thống sổ nội bộ (không phải là hệ thống kế toán quản trị theo quy định của Luật Kế toán) và hệ thống sổ để xuất trình cho Ngân hàng khi vay vốn. Sự tồn tại song song nhiều hệ thống sổ kế toán là nhằm trốn thuế, gian lận thuế và cung cấp thông tin sai sự thật để vay vốn ngân hàng. Vì vậy, rất cần coi đó là hành vi vi phạm và có mức xử phạt nghiêm minh.
• Thứ ba, Dự thảo NĐ sửa đổi, bổ sung đã bổ sung vào khoản 3 Điều 8 NĐ
185 một hành vi sai phạm là “ Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên máy vi tính đối với các loại sổ phải in theo quy định hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định khi in sổ”. Để thực hiện quy định trên, rất cần một văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ, trong hệ thống sổ kế toán quy định theo Chế độ kế toán DN hiện nay, những sổ nào bắt buộc phải in, ký và đóng dấu?
• Cuối cùng, NĐ số 185 có hiệu lực thi hành đã 6 năm. Tuy nhiên, việc
kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị kế toán đã thực hiện như thế nào? Nếu chúng ta chỉ ban hành Nghị định về xử phạt nhưng không kiểm tra, xử phạt và thông báo công khai thì việc ban hành Nghị định chỉ la hình thức. Vì vậy, rất cần một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các điều 35, 36, 37 và 38 Luật Kế toán về công tác kiểm tra kế toán.
Phần II: