Ảnh hưởng của thời gian siêu âm đến hiệu suất trích ly và hàm lượng carotene.

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hường của sóng siêu âm đến hiệu suất trích ly dầu gấc bằng dung môi (Trang 29 - 31)

carotene.

Trong thí nghiệm này, để khảo sát ảnh hưởng của thời gian xử lý siêu âm đến đến hiệu suất thu hồi chất chiết và hàm lượng carotene, chúng tôi điều chỉnh mẫu có pH = 4.5. Thời gian siêu âm được thay đổi lần lượt là: 1; 2; 3; 4 và 5 (phút); cố định công suất siêu âm là 400 W, nhiệt độ là 400C.

Kết quả ảnh hưởng của thời gian siêu âm đến hiệu suất thu hồi chất chiết và hàm lượng carotene được trình bày trong hình 3.3

Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời gian xử lý siêu âm đến hiệu suất trích ly và hàm lượng carotene

Qua hình 3.3 ta thấy, yếu tố thời gian cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu suất thu hồi chất chiết. Khoảng thời gian 2 phút là cần thiết để cho quá trình xử lý. Khi kéo dài thời gian xử lý từ 3 phút đến 5 phút thì hiệu suất thu hồi chất chiết không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, dựa vào kết quả xử lý, ở hai mức thời gian này cũng không có sự khác biệt (p-value < 0,05). Có thể giải thích là siêu âm có khả năng làm tăng tốc độ phá vỡ thành tế bào và mô thực vật cũng như tốc độ truyền khối, nên thời gian xử lý màng gấc được rút. Thời gian xử lý siêu âm kéo dài sẽ làm tăng lượng các hợp chất cao phân tử được giải phóng ra từ đó có thể gây tắc các kênh dẫn dịch chiết trong khối nguyên liệu. Đó là nguyên nhân làm hiệu suất thu hồi chất chiết tăng không đáng kể khi tăng thời gian xử lý từ 3 đến 5 phút.Theo kết quả nghiên cứu của Sandra C và cộng sự, 2003, khi tăng thời gian trích ly Ca, K, Mg từ quả citrus trong môi trường in vitro bằng

siêu âm từ 10 phút lên 30 phút thì hiệu quả trích ly cũng bị giảm đi. Ngoài ra, theo Yang W.,và công sự (2009) cũng quan sát thấy hiệu suất trích ly xylan từ ngô sẽ bị giảm đi khi kéo dài thời gian siêu âm.

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hường của sóng siêu âm đến hiệu suất trích ly dầu gấc bằng dung môi (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)