3.1.4.1. Hiện trạng nước thải
- Nước thải sinh hoạt:
Lưu vực sông Bùng có 579.150 người, mỗi ngày thải ra 8.687.250 lít nước sinh hoạt.
Những hộ dân ở hai bên bờ sông có thói quen xả thải hoặc dẫn nước thải đổ thẳng trực tiếp ra sông. Khu vực dân cư lân cận cũng có hệ thống mương máng, kênh rạch đổ ra sông không qua xử lí.
- Nước thải sản xuất nông nghiệp:
Người dân Huyện Yên Thành và Diễn Châu chủ yếu sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Do đó nguồn nước thải từ trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt là từ trồng lúa nước ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sông Bùng. Đặc điểm của nguồn nước thải này là: có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, hàm lượng mùn hay cặn lơ lửng, các chất hữu cơ cao (như NO3-, NH4+, PO43-).
- Nước thải làng nghề:
Làng nghề chế biến phế liệu, chế biến kim loại, chế biến thục phẩm… Hầu hết nước thải từ các làng nghề này đổ trực tiếp ra các kênh, mương và từ đó dẫn thẳng ra sông Bùng, không thông qua các hệ thông lọc hay xử lý sơ bộ.
- Nước thải các nhà máy, cơ sở sản xuất
Lưu vực sông Bùng có 22.180 cơ sở. Những cơ sở này xả nước thải ra sông, đặc biệt là nhà máy Sắn Yên Thành xả nước thải hôi thối xuống sông rất nặng. Một số nhà máy cũng có hệ thống xử lí nước thải sau khi đổ ra sông.
- Nước thải bệnh viện:
Có 84 cơ sở y tế trong lưu vực sông Bùng. Hầu hết các cơ sở y tế này đêỳ chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc gia. Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệp, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là…có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là đối với nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm.
3.1.4.2. Hiện trạng rác thải
- Rác thải sinh hoạt:
Ở lưu vực sông Bùng, hai huyện Yên Thành, Diễn Châu có tổng số dân thành thị là 2.719 người, số dân nông thôn là 127.025 người. Trung bình một
ngày sẽ có 5.438 kg rác thải sinh hoạt từ người dân thành thị và 127.025 kg rác từ người dân nông thôn. 132.463 kg rác thải này gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và chất lượng nước sông Bùng. Qua các khu dân cư, có những đống rác nằm mấp mé bờ sông, đủ các loại bao bóng, bì tải, giấy tờ, phế liệu ngổn ngang, chỉ cần một trận mưa rào những thứ phế thải này được cuốn xuống sông. Người dân ở hai bên bờ sông laị dùng nước sông dể giặt giũ, thậm chí còn bơm nước lên dùng sinh hoạt.
- Rác thải sản xuất nông nghiệp:
Các bao bì, chai lọ thuốc trừ sâu, phân bón sau khi sử dụng do người dân để lại ngay trên ruộng lúa hoặc vứt bừa bãi trên bờ sông.
- Rác thải bệnh viện:
Vỏ lọ thuốc bằng nhựa, thủy tinh các loại, dây truyền dịch nhựa, túi ni lông, bơm tiêm, các bao bì, hộp thuốc, bông, băng, các bộ phận từ cơ thể người sau phẫu thuật…
- Rác do sản xuất công nghiêp, xây dựng, làng nghề…
Lưu vực sông Bùng có 22.180 cơ sở, các khu xây dựng, các làng nghề chế biến phế thải, chế biến thực phẩm… thải ra một khối lượng lớn các rác thải rắn, gây áp lực lớn lên sông.