2.3.3.1. Phương pháp xác định thành phần loài vi tảo (định loại)
Phương pháp phân tích mẫu tảo
Mẫu tảo được quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 400 - 600 lần đo kích thước, vẽ hình và chụp ảnh.
Riêng mẫu tảo silic được đốt trên bếp 4 - 6h và cố định bằng baume Canada để làm tiêu bản.
Để định danh các loài vi tảo sử dụng các tài liệu : + Đối với ngành Cyanophyta
Gollerbach M. M và cộng sự (1953) [53]. Dương Đức Tiến, (1996) [29].
+ Đối với ngành Euglenophyta Popova T. T (1955) [51].
+ Đối với ngành Heterokontophyta Zabelina M. M và cộng sự (1955) [52 ] + Đối với ngành Chlorophyta
Dương Đức Tiến và Võ Hành (1997) [30]. Philipose M. T (1967)[45]
Ergashev A. E (1979) [54], [55]
Ngoài ra còn tham khảo thêm tài liệu của Shirota A. (1996) [48 ]
2.3.3.2. Phương pháp định lượng tảo
+ Xác định mức độ gặp các loài tảo lục thuộc các ngành theo quy ước: Mỗi mẫu tảo ở mỗi điểm thu mẫu được quan sát trên 15 tiêu bản, nếu mỗi loài tảo xuất hiện trên mỗi tiêu bản trên chiếm:
Từ 70 - 100%: gặp nhiều( +++) Từ 40 - 70% : thường gặp ( ++) Dưới 40% : gặp ít (+)
+Số lượng tế bào vi tảo được xác định trên buồng đếm Goriaev. Đếm số tế bào vi tảo thuộc các ngành nghiên cứu trên 25 ô lớn của buồng đếm (một ô lớn gồm 16 ô nhỏ) với thể tích 10-4ml.
Số tế bào đếm được trong 1ml nước mẫu đã cô đặc là: m×104 tế bào/ml. Số tế bào đếm được trong 1 lít nước đã cô đặc là: m ×107 tế bào/ 1 lít nước.
Khi thu mẫu chúng tôi đã lấy 10 lít nước sông, lọc qua lưới vớt thực vật nổi N075 còn lại 50 ml, như vậy đã cô đặc 200 lần. Nên số tế bào tảo trong một lít nước sông là: X m x 200 = 107 => 2 m X = x 105 (tế bào/ lít)
Trong đó: m - là số tế bào tảo trung bình đếm được trong 25 ô vuông lớn của buồng đếm.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN