Phân tích chọn loại bầu lọc

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bôi trơn động cơ 4g94 lắp trên MITSUBISHI LANCER 2 0 ( bản vẽ + thuyết minh file đính kèm) (Trang 68)

Thiết bị lọc dầu của các loại động cơ đốt trong ngày nay có thể chia ra làm 5 loại chính: - Bầu lọc cơ khí: dùng các phần tử lọc cơ khí, loại này hiện nay ít dùng.

- Bầu lọc thấm: bầu lọc thấm hiện nay được dùng hết sức rộng rãi, nguyên lý làm việc của bầu lọc thấm cụ thể như sau: Dầu nhờn có áp suất cao thấm qua các khe hở

nhỏ( khe hở có thể nhỏ đến 0,1µm) của phần tử lọc. Do đó các phần tử có đường kính lớn hơn kích thước khe hở bị giữ lại vì vậy dầu nhờn được lọc sạch

Bầu lọc thấm hiện nay thường dùng các loại lõi lọc bằng: kim loại, giấy, len dạ, hàng dệt

Ưu điểm của bầu lọc thấm là khả năng lọc rất tốt, lọc sạch. Nhưng nhược điểm là kết cấu phức tạp và thời gian sử dụng ngắn

- Bầu lọc ly tâm: trong những năm gần đây, bầu lọc ly tâm được dùng rộng rãi vì chúng có những ưu điểm sau:

+ Do không dùng lõi lọc nên khi bảo dưỡng không cần thay thế phần tử lọc + Tính năng lọc ít phụ thuộc vào mức độ cặn bẩn lắng đọng trong bầu lọc + khả năng lọc tốt hơn nhiều so với loại lọc thấm dùng lõi lọc

- Lọc từ tính: lọc từ tính chủ yếu dùng để lọc mạt sắt trong dầu nhờn, loại lọc này thường dùng một thanh nam châm lắp trên nút dầu ở đáy cacte, do hiệu quả rất cao nên hiện nay được dùng rất rộng rãi

- Lọc hóa chất: loại này chủ yếu dùng hóa chất như cácbon hoạt tính, phèn chua để hấp thu tạp chất, hiện nay hầu như không dùng loại này nữa

Qua tham phân tích ưu nhược điểm các loại bầu lọc trên, ta chọn bầu lọc toàn phần loại lọc thấm dùng lõi kim làm nhiệm vụ lọc thô và lọc tinh vì có nhiều ưu điểm sử dụng mặc dù thời gian sử dụng ngắn, cần phải thay thế định kỳ. với nguyên lý làm việc như sau:

12 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

1-Vỏ bầu lọc. 2- Phần lọc tinh. 3- Thân van ổn áp. 4- Tấm đệm có lỗ. 5- Tấm đệm van ổn áp. 6- Lỗ dầu ra khỏi van. 7- Phần lọc thô. 8- Ống kim loại có lỗ. 9- Van một chiều.

10- Tấm đệm có lỗ dầu vào và ra. 11- Nắp bầu lọc. 12- Đệm kín. 13- Lỗ dầu vào bầu lọc. 14- Lỗ dầu ra khỏi bầu lọc

Dầu được bơm dầu hút từ cácte qua lưới lọc đi đến đường dầu chính. Dầu đi vào bầu lọc qua các lỗ 13 lúc này dầu có áp suất cao do bơm tạo ra sẽ tác dụng lên van 9 làm cho van mở ra và dầu được đưa vào bầu lọc sau đó dầu qua phần lọc thô 7 và phần lọc tinh 2, khi đi qua phần lọc thô và lọc tinh thì dầu được lọc sạch. Dầu lọc sạch này theo lỗ 14 ra khỏi bầu lọc đi đến đường dầu chính để đi bôi trơn các bề mặt ma sát.

Phần kích thước bầu lọc tinh nhỏ hơn phần lọc thô và sức cản cũng lớn hơn nên lượng dầu qua lọc tinh chỉ chiếm từ 15 ÷ 20% lượng dầu do bơm cung cấp nhưng dầu qua lọc tinh được lọc sạch hơn phần lọc thô, khi làm việc ở áp suất cần thiết thì áp suất của dầu không thắng được lực của lò xo của van an toàn nên van vẫn đóng. Nhưng khi phần lọc thô và tinh đều bị tắc hoặc sức cản lớn thì làm cho áp suất dầu tăng cao, lúc này áp suất dầu thắng được lực lò xo của van an toàn làm cho van mở ra và cho dầu qua van để đảm bảo lượng dầu đi bôi trơn các bề mặt ma sát khi đó dầu không qua phần lọc thô và tinh nên bầu lọc không còn tác dụng nữa vì vậy mà ta cần phải thay bầu lọc

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bôi trơn động cơ 4g94 lắp trên MITSUBISHI LANCER 2 0 ( bản vẽ + thuyết minh file đính kèm) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w