Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của bơm bánh răng

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bôi trơn động cơ 4g94 lắp trên MITSUBISHI LANCER 2 0 ( bản vẽ + thuyết minh file đính kèm) (Trang 63)

Bơm bánh răng có 2 loại là bơm bánh răng ăn khớp trong và bơm bánh răng ăn khớp ngoài. Kết cấu như hình bên dưới:

12 2 3

4 5 5

Hình 4.4: Kết cấu bơm bánh răng ăn khớp trong

1- Bánh răng chủ động; 2- Bánh răng bị động; 3- Đường dầu vào 4- Van an toàn; 5- Đường dầu ra

1 2 2

35 5

Hình 4.5: Kết cấu bơm bánh răng ăn khớp ngoài

1- Van an toàn; 2- Bánh răng chủ động; 3- Đường dầu vào;4- Bánh răng bị động; 5- Đường dầu ra

Bơm bánh răng là loại bơm sử dụng rộng rãi nhất vì nó có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, bơm bánh răng gồm có: loại bánh răng ăn khớp ngoài hoặc ăn khớp trong, có thể là răng thẳng, răng nghiêng hoặc chữ v, loại bơm bánh răng ăn khớp ngoài được dùng rộng rãi hơn vì dễ chế tạo hơn, nhưng bánh răng ăn khớp trong thì có kích thước gọn nhẹ hơn

Tuy vậy bơm bánh răng có nhược điểm là: không thực hiện được điều chỉnh lưu lượng và áp suất khi bơm làm việc với số vòng quay không đổi, về mặt này thì bơm piston chiếm ưu thế hơn

Phạm vi sử dụng: bơm bánh răng chủ yếu sử dụng ở những hệ thống có áp suất trung bình như dùng trong máy khoan, máy đào, doa, các hệ thống trong động cơ đốt trong...

4.2.1.5. Kết Luận:

qua phân tích ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng một số loại bơm kể trên, em thấy bơm bánh răng là phù hợp với động cơ thiết kế hơn cả, trong đó có hai loại bơm: bánh răng ăn khớp ngoài và bánh răng ăn khớp trong, vì bơm dầu cho hệ thống bôi trơn cần có kích thước nhỏ gọn nên em chọn bơm bánh răng ăn khớp trong làm bơm dầu bôi trơn cho động cơ thiết kế.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bôi trơn động cơ 4g94 lắp trên MITSUBISHI LANCER 2 0 ( bản vẽ + thuyết minh file đính kèm) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w