Theo Peter Rose, tác giả cuốn Commercial Banking Management, trong những năm gần đây, một số phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản đã được phát triển bao gồm: Phương pháp tiếp cận nguồn và sử dụng thanh khoản; phương pháp cung cầu thanh khoản; phương pháp chỉ số
thanh khoản và một số phương pháp khác. Mỗi phương pháp nêu trên đều được xây dựng dựa trên một số giả định là ngân hàng chỉ cĩ thể ước lượng gần đúng mức cầu thanh khoản thực tế tại một thời điểm nhất định. Đĩ chính là lý do vì sao nhà quản lý thanh khoản phải luơn sẵn sàng điều chỉnh mức dự tính về yêu cầu thanh khoản mỗi khi ngân hàng nhận được thơng tin mới.
i. Phương pháp tiếp cận nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản
Phương pháp này dựa trên một thực tế là: Khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm. Ngược lại, nĩ giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng.
Bất cứ khi nào nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản khơng bằng nhau, NHTM đều phải đối mặt với khe hở thanh khoản. Các bước chính trong phương pháp này gồm:
• Bước 1: Ước lượng nhu cầu vay vốn và lượng tiền gửi trong giai đoạn ngân hàng ước tính trạng thái thanh khoản (giai đoạn kế hoạch).
• Bước 2: Tính tốn những thay đổi dự tính về cho vay và tiền gửi trong giai đoạn kế hoạch. • Bước 3: Ước lượng trạng thái thanh khoản rịng của ngân hàng bằng cách so sánh mức độ thay đổi dự tính trong cho vay và mức thay đổi dự tính trong tiền gửi.
Một cơng cụ hữu ích là lập bản báo cáo thanh khoản rịng, ghi chép thống kê tất cả luồng tiền phản ánh nguồn tạo nên thanh khoản và số tiền ngân hàng đã thực sự sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
ii. Phương pháp cung cầu thanh khoản
Một cách tổng quát, thanh khoản ngân hàng cĩ thể phân tích trong khuơn khổ cung thanh khoản (LS- Liquidity Supply) và cầu thanh khoản (LD – Liquidity Demand).
LS bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác, thu nhận tiền gửi từ khách hàng, khách hàng tín dụng hồn trả các khoản gốc và lãi, bán các TSC của NHTM, vay từ thị trường liên ngân hàng, thu từ các khoản nợ phải thu khác.
LD bao gồm: Hồn trả tiền gửi cho khách hàng, giải ngân các khoản tín dụng cho khách hàng, hồn trả các khoản đi vay, chuyển tiền thanh tốn theo yêu cầu của khách hàng, chi các khoản chi phí hoạt động, chi trả các khoản nộp Ngân sách Nhà nước (Thuế, phí, lệ phí…), trả cổ tức (NHTM cổ phần), chi trả các khoản nợ khác.
Trạng thái thanh khoản rịng (NLP –Net Liquidity Position) hay cịn gọi là khe hở thanh
khoản của NHTM được tính bằng:
Nếu NLP>0 thì cĩ nghĩa tổng cung lớn hơn tổng cầu thanh khoản và được gọi là thặng dư thanh khoản. Nếu NHTM ở trạng thái thặng dư thanh khoản thì nhà quản lý cần quyết định xem
khi nào và vào đâu để đầu tư sinh lãi khoản tiền thặng dư.
Nếu NLP<0 thì cĩ nghĩa tổng cung nhỏ hơn tổng cầu thanh khoản và được gọi là thâm hụt
thanh khoản. Nếu ngân hàng cĩ trạng thái thâm hụt thanh khoản, nhà quản trị cần quyết định khi
nào và ở đâu cĩ thể tăng được nguồn cung thanh khoản bổ sung (chú ý là cầu thanh khoản độc lập tương đối với ý chí của NHTM nên NHTM khơng thể muốn giảm là cĩ thể giảm được).
Thực chất, vấn đề QTRRTK của ngân hàng cĩ thể khái quát trong hai ý cơ bản sau:
Hiếm khi cung thanh khoản và cầu thanh khoản lại bằng nhau tại bất cứ thời điểm nào. Điều này hàm ý, NHTM phải thường xuyên liên tục xử lý các trạng thái “thâm hụt thanh khoản” hay “thặng dư thanh khoản”.
Giải quyết vấn đề thanh khoản chứa đựng sự đánh đổi giữa “thanh khoản” và “khả năng sinh lời” của NHTM. Các nhân tố khác khơng đổi, dự trữ càng nhiều tài sản cĩ tính lỏng cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng thấp.
iii. Phương pháp chỉ số thanh khoản
Việc sử dụng các chỉ số tài chính cũng là một cách để ước tính yêu cầu thanh khoản dựa trên kinh nghiệm và mức bình quân ngành. Mỗi chỉ số thể hiện một khía cạnh về năng lực thanh khoản của ngân hàng:
Tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD khác
• Chỉ số trạng thái tiền mặt= x 100%
Tổng tài sản
Về mặt lý thuyết, chỉ số này càng lớn thì ngân hàng càng cĩ khả năng thanh tốn tức thời để xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này trên thực tế quá cao thì sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống bởi vì các tài sản tiền mặt hoặc tương đương tiền thường ít đem lại lợi tức cao cho ngân hàng.
Chứng khốn thanh khoản
• Chỉ số chứng khốn thanh khoản = x100%
Các chứng khốn thanh khoản (CKTK) trên bảng cân đối tài sản bao gồm các chứng khốn kinh doanh, chứng khốn đầu tư sẵn sàng để bán. Nếu chỉ tiêu chứng khốn thanh khoản càng lớn thì rủi ro thanh khoản mà ngân hàng phải đối mặt càng giảm.
• Chi số năng lực cho vay =(Dư nợ/ tổng tài sản) x100%
Vì tín dụng và cho thuê tài chính được xem là những tài sản ít thanh khoản nhất, do đĩ nếu chỉ tiêu “năng lực cho vay” càng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ là kém thanh khoản tuy nhiên lại đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
• Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng: Chỉ tiêu này thể hiện việc ngân hàng đã sử dụng bao
nhiêu phần trăm tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng. Chỉ tiêu này càng thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao và ngược lại.
Lưu ý rằng, để nhận định đúng về trạng thái thanh khoản của một ngân hàng bằng phương pháp chỉ số thanh khoản, thì mỗi chỉ số nêu trên đều cần phải được so sánh với giá trị trung bình của các chỉ số này tại các ngân hàng tương đương trong cùng khu vực, hoạt động trong mơi trường tương tự.
iv. Một số phương pháp đo lường khác: Bao gồm: Phương pháp khe hở tài trợ, phương pháp
cấu trúc nguồn vốn, phương pháp nấc thang đến hạn.