3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi
- Chuẩn bị nguyên liệu nghiên cứu
Chuẩn bị các chậu thí nghiệm có kích thước chiều cao 45 cm, đường kính miệng 35 cm. đường kính đáy 30 cm để trồng cỏ, mỗi chậu có 6 kg đất.
Đất được lấy tại lớp đất mặt ở trong khu vườn cây thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đất lấy về được đập nhỏ, hong khô trong không khí, sau đó cho vào trong chậu nghiên cứu. Trước khi trồng cỏ linh lăng, đất được chộn hóa chất và ủ khoảng 15-20 ngày.
Giống cỏ linh lăng được nhập từ nước ngoài, đã được qua kiểm tra. Thời gian trồng trong nhà lưới dài 4 tháng
-Thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm trong chậu ở nhà lưới được thiết kế như sau:
Mục đích của thí nghiệm này là xác định khả năng sinh trưởng và hấp thụ Pb, và Cd của cây cỏ linh lăng dưới ảnh hưởng của hàm lượng KLN trong môi trường đất khác nhau. Thí nghiệm được thiết kế trồng trong chậu ở điều kiện nhà lưới, theo 4 công thức:
Thời gian thí nghiệm 4 tháng (từ tháng 10/2013 đến tháng 2/2013). Các KLN thí nghiệm gồm: Pb và Cd được bổ sung dưới dạng các muối Cd(NO)2 và Pb(NO)2 với các nồng độ khác nhau. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại.
Sau 2 tháng và 4 tháng lấy cỏ và đất để xác định hàm lượng KLN trong cỏ và hàm lượng KLN còn lại trong đất.
Đặc tính lý hóa và hàm lượng KLN trong đất ở thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1: Đặc tính lý hóa và KLN trong đất dùng để thí nghiệm Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích
pHKCl - 4,8 OM % 1,03 Nts % 0,07 K2Ots % 0,49 CEC mgdl/100g đất 15,25 Cdts mg/kg 1,89 Pbts mg/kg 16,49
Bảng 3.2: Nồng độ các KLN được chọn nghiên cứu ở thí nghiệm KLN Nồng độ KLN được chọn làm thí nghiệm (mg/kg) QCVN Pb ĐC (CT1Pb) 400 (CT2Pb) 500 (CT3Pb) 600 (CT4Pb) 70 Cd ĐC (CT1Cd) 20 (CT2Cd) 30 (CT3Cd) 40 (CT4Cd) 2
Ghi chú: ĐC – không bổ sung KLN * Các chỉ tiêu theo dõi
- Chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng và phát triển của cây thí nghiệm: Số cây, chiều cao cây, chiều dài rễ
- Khả năng hấp thu KLN của cây cỏ linh lăng được đánh giá thông qua việc phân tích các chỉ tiêu KLN ( Pb, Cd) trong rễ, thân và lá.
3.4.2. Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong thí nghiệm
STT Các chỉ tiêu trong đất. Phương pháp phân tích.
1 pH(KCl) Đo bằng máy pH meter
2 Mùn(OM) Phương pháp Tiurin
3 Nts Kenđan (Kjeldahl)
4 P2O5 tổng số Phương pháp so màu xanh molipden
5 CEC Phương pháp amoniaxetat
6 KLN trong đất và trong các loài thực vật
Phương pháp so màu bằng máy Optizen 1412Vz