Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ xử lý ô nhiễm KLN trong đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hấp thụ Chì (Pb) và Cadimin (Cd) của cây Cỏ linh lăng (Medicago sativa) trong các môi trường đất khác nhau. (Trang 26)

2.2.4.1. Ưu điểm

Công nghệ thực vật xử lý KLN trong đất có các ưu điểm:

- Có thể sử dụng trên quy mô rộng, trong khi các công nghệ khác không thực hiện được. Đây là giải pháp lâu dài, bởi vì chất ô nhiễm có thể bị khoáng hóa. Sinh khối thực vật có thể sử dụng như là nguyên liệu, nhiên liệu, đồ mỹ nghệ, thực phẩm, phát điện, làm sợi,…

- Mặt khác công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm là công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, tạo ra sự thẩm mỹ nên cộng đồng dễ chấp nhận.

- Công nghệ thực vật không đòi hỏi các dụng cụ đắt tiền, các chuyên gia có trình độ cao và tương đối dễ dàng thực hiện. Nó có khả năng xử lý thường xuyên ở một vừng rộng lớn với nhiều chất ô nhiễm khác nhau.

- Ưu điểm lớn nhất của công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm là chi phí thấp hơn so với các công nghệ thông thường.

2.2.4.2. Nhược điểm

Bên cạnh nhiều khía cạnh tích cực, công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm cũng còn một số hạn chế sau:

- Xử lý chậm hơn phương pháp hóa lý, vì vậy phải mất thời gian dài. Thực vật xử lý một lượng nhỏ chất ô nhiễm qua mỗi mùa trồng, do đó nó có

thể mất nhiều thập kỉ mới có thể làm sạch chất ô nhiễm và chất ô nhiễm vẫn không được xử lý hoàn toàn.

- Khí hậu và các yếu tố vật lý, hóa học, nồng độ chất ô nhiễm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của các loài thực vật

- Thực vật dùng để xử lý ô nhiễm thường bị giới hạn về chiều dài rễ. - Sử dụng các loài thực vật nhập nội có thể ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

- Xử lý thực vật sau xử lý ô nhiễm cũng cần được quan tâm. Sinh khối thực vật thu hoạch từ quá trình xử lý ô nhiễm được xép vào loại nào, xử lý ra sao? Vì vậy cần phải tiêu thụ và xử lý thích hợp (Võ Văn Minh, 2009) [9].

2.3. Tổng quan về cây cỏ linh lăng và những ứng dụng trong BVMT đất

Hình 2.1: Cây cỏ linh lăng (Medicago sativa)

- Ngun gc

Cỏ linh lăng (Medicago sativa) và tên chi của chúng (Medicago) được cho là có nguồn gốc từ Ba Tư Trung cổ. Nó được đưa vào Hy Lạp khoảng năm 490 TCN như là thức ăn cho ngựa của quân đội Ba Tư. Nó cũng được đưa từ Chile vào Hoa Kỳ khoảng năm 1860.

- Đặc đim v hình thái

Cỏ linh lăng là thực vật lâu năm, sống từ 5 đến 12 năm, phụ thuộc vào các giống và đặc điểm khí hậu nơi sinh trưởng. Chúng là cây giống đậu sống lâu năm ở các khu vực ôn đới, có thể phát triển tới độ cao 1 mét. Lá của chúng mọc thành cụm lá chét, mỗi cụm có ba lá và các cụm hoa màu tím tía. Chúng có hệ rễ sâu, đôi khi sâu tới 4,5 mét. Điều này làm cho chúng có tính chịu khô hạn tốt.

- Đặc đim v sinh thái

Giống như các loại cây thuộc họ Đậu khác, các mắt rễ của chúng có chứa các loại vi khuẩn, chẳng hạn như Rhizobium là các vi khuẩn có khả năng cố định đạm.

Cỏ linh lăng có thể gieo vào mùa xuân hay mùa thu, và phát triển tốt trên các loại đất được tưới tiêu nước tốt với pH khoảng 6,8-7,5. Cỏ linh lăng cần nhiều kali; các loại đất có độ dinh dưỡng thấp cần phải được bón phân bằng phân hữu cơ hay phân hóa học. Thông thường người ta gieo 13– 17 kg/ha trong các khu vực có khí hậu thích hợp và khoảng 22 kg/ha trong các khu vực xa hơn về phía nam (ở Bắc bán cầu).

- ng dng ca cây linh lăng trong ci to môi trường

Trong những năm qua, cỏ linh lăng đã được ứng dụng xử lý kim loại nặng tại một số nước trên thế giới với kết quả rất khả quan. Sử dụng cây cỏ linh lăng để cải tạo môi trường là rất mới mẻ, đặc biệt là ở Việt Nam.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là cây cỏ linh lăng (Medicago sativa) thuộc họ họ Đậu (Fabaceae).

- Kim loại nặng nghiên cứu Pb, Cd, được bổ sung vào đất dưới dạng các muối với hàm lượng khác nhau tùy mục đích thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hấp thụ Chì (Pb) và Cadimin (Cd) của cây Cỏ linh lăng (Medicago sativa) trong các môi trường đất khác nhau. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)