TIẾN TRIỂN

Một phần của tài liệu bài giảng về hô hấp (Trang 55)

1. Thể nhẹ

Những đợt bội nhiễm xảy ra không thường xuyên; bệnh chỉ giới hạn một vùng, không lan ra chủ mô phổi, không bị suy hô hấp.

2. Thể nặng

Nhiễm trùng xảy ra thường xuyên, phải sử dụng kháng sinh, sau nhiều năm tiến triển sẽ xuất hiện suy hô hấp mạn và tâm phế mạn; bệnh nhân có thể tử vong sau vài năm.

3. Biến chứng

3.1. Viêm phổi thùy, phế quản phế viêm, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi. 3.2. Lao phổi, áp xe não bệnh xương khớp phì đại do phổi, ít gặp.

3.3. Ho ra máu thường gặp; có thể đàm dính máu hay ho ra máu toàn số lượng nhiều.

VII. ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị nội khoa

Điều trị trong những đợt nhiễm trùng phế quản - phổi như phế viêm hay áp xe phổi. 1.1. Dẫn lưu tư thế

Là một phương pháp điều trị rất cần thiết, quan trọng và bắt buộc phải thực hiện cho bệnh nhân để mủ có thể thoát ra ngoài, thực hiện 3 lần /ngày, mỗi lần khoảng 10 phút.

1.2. Vận động liệu pháp

Rất cần thiết để bệnh nhân có thể khạc đàm ra càng nhiều càng tốt. 1.3. Kháng sinh

- Tại tuyến trung ương thì phải cấy đàm và làm kháng sinh đồ để chọn lựa kháng sinh thích hợp.

- Tuy nhiên trong khi chờ đợi kết quả cấy đàm hay tại tuyến cơ sở, theo y văn thì những vi trùng thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenza, Mycoplasma pneumoniae, Legionella pneumophila; do đó phải dùng ngay kháng sinh, thường dùng là:

+ Céfalexine, 500 mg, 3 viên / ngày chia đều 3 lần có thể phối hợp hay không với một thuốc thuộc nhóm Fluoroquinolones như Ciprofloxacine (Quintor), 500 mg, 3 viên / ngày chia đều 3 lần hay Ofloxacine (Zanocin), 200 mg, 2 viên / ngày chia đều 2 lần.

+ Céfadroxil (Oracéfal), 500 mg, 3 viên / ngày chia đều 3 lần. + Roxithromycine (Rulid), 150 mg, 2 viên / ngày chia đều 2 lần.

- Nếu nặng thì phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trung ương để điều trị, kháng sinh phải được dùng bằng đường ngoài tiêu hóa tức là đường tiêm thịt hay tiêm tĩnh mạch hay chuyền tĩnh mạch. Người ta có thể dùng một loại Céphalosporine thế hệ 3 như Céfotaxime (Claforan), lọ 1 g, tiêm thịt 2 g / ngày chia đều 2 lần hay Ceftriaxone (Rocephine) lọ 1 g, tiêm tĩnh mạch 1 lần 2 g / ngày phối hợp với một Aminoside như Amikacine (Amiklin) lọ 500 mg, tiêm thịt 15 mg / kg / ngày 1 làn hay chia đều 2 lần, nếu có đàm hôi tức là có bội nhiễm vi khuẩn kỵ khí thì phải dùng thêm Métronidazol, lọ 500 mg / 100 ml, 3 lọ / ngày chuyền tĩnh mạch chia đều 3 lần.

1.4. Điều trị triệt căn

Các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng: bằng các kháng sinh thích hợp. 1.5. Điều trị ho ra máu

Thường khó điều trị vì không có thuốc điều trịđặc hiệu.

- Nếu nhẹ có thể điều trị tại tuyến cơ sở thường dùng Adrenoxyl, ống 1.500 μg,

3 - 4 ống tiêm thịt chia đều 3 - 4 lần.

- Nếu nặng thì phải chuyển ngay lên tuyến trung ương, có thể dùng Octréotide (Sandostatine), ống 50 μg, 100 μg, tiêm dưới da 3 ống loại 50 μg / ngày chia đều 3 lần và phải theo dõi sát tình trạng ho ra máu vì loại ho ra máu này rất khó cầm, nếu vượt khả năng điều trị nội khoa thì phải hội chẩn với ngoại khoa để can thiệp phẫu thuật cầm máu.

2. Điều trị ngoại khoa

2.1. Thể khu trú một bên Chỉđịnh phẫu thuật là tốt nhất. 2.2. Thể có tổn thương hai bên

- Nếu tổn thương còn khu trú, ổn định và đối xứng thì có thể cắt hai bên. - Nếu tổn thương không đối xứng thì cắt một bên chính.

2.3. Thể lan tỏa

Thường không phẫu thuật, có thể chỉ cắt những tổn thương chính.

Phẫu thuật có thể áp dụng là cắt một vùng, cắt doạn, cắt một thùy hay một lá phổi.

3. Điều trị dự phòng if (adsbygoogle && !adsbygoogle.loaded) { (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});}

3.1. Tiêm vacxin phòng ngừa cảm cúm nếu có.

3.2. Nếu không có vacxin thì khi bị cảm cúm thường xảy ra vào mùa thu đông thì phải dùng ngay kháng sinh bằng đường uống như đã nêu trong phần điều trị để dụ phòng nhiễm trùng phế quản - phổi.

3.3. Vệ sinh răng miệng và tai mũi họng.

3.4. Chuyển ngay lên tuyến trung ương khi bệnh nhân có biến chứng ho ra máu nặng bằng xe cấp cứu có trang bị.

BNH PHI TC NGHN MN TÍNH

Mục tiêu

1. Trình bày được định nghĩa, đặc điểm dịch tể học, bệnh nguyên, cơ chế sinh bệnh và sinh lý bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

2. Nêu được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng và phân giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

3. Chẩn đoán xác định và phân biệt được bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 4. Phát hiện sớm đợt bộc phát cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

5. Trình bày được phác đồ điều trị theo từng giai đoạn, mức độ trầm trọng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và biện pháp dự phòng

Nội dung

I. ĐỊNH NGHĨA

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt sự đáp ừng viêm bất thường của phổi đối với các hạt độc hay khí. BPTNMT bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thủng.

Bao gồm viêm phế quản mạn, khí phế thủng và hen phế quản không hồi phục. Sự chẩn đoán BPTNMT căn cứ vào triệu chứng ho, khạc đàm, khó thở và hay là có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Sự chẩn đoán được xác định bằng phế dung kế. sau khi dùng thuốc giãn phế quản mà FEV1 < 80% so với trị số dự đoàn phối hợp với FEV1/FVC < 70%

II. DỊCH TỂ HỌC

BPTNMT là nguyên nhân hàng đầu của bệnh suất và tử suất trên thế giới. Năm 1990 theo TCYTTG thi BPTNMT đứng hàng thứ 12 trong số những bệnh nặng. BPTNMT là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, bệnh mạch máu não. Theo báo cáo kết quả họp nhóm tư vấn của Châu Á Thái Bình Dương về BPTNMT lần thứ VI 1 - 2/6/2002 tại Hồng Kông thì tại các nước Châu Á Thái Bình Dương, tỉ lệ mắc BPTNMT khoảng 3,8%, nhưng gần đây qua một số mẫu nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lên đến 6,3% ở người trên 30 tuổi.

Theo TCYTTG và Ngân hàng Thế giới thì tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giưói năm 1990 là 9,34/1000 dân nam, và 7,33/1000 dân nữ. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại.

Một phần của tài liệu bài giảng về hô hấp (Trang 55)