Cơ chế phối hợp trong quá trình làm việc

Một phần của tài liệu Mô hình Quản lý kiến trúc tổ chức Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho PVN Luận văn ThS (Trang 29)

Bất kỳ loại cấu trúc tổ chức nào cũng đều có thể tạo ra những rào cản cản trở con người cùng làm việc với nhau. Những rào cản trong tổ chức khiến cho các nhóm khác nhau không tương tác được với nhau trong quá trình làm việc, thậm chí nhóm này không biết được quan điểm của nhóm kia. Đây không phải là trở ngại lớn nếu như quá trình triển khai các công việc trong tổ chức không yêu cầu giữa các nhóm phải tương tác hay phối hợp với nhau ở mức cao. Tuy nhiên, trong trường hợp đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các nhóm, vấn đề này buộc phải giải quyết vì cơ cấu tổ chức dù được cân nhắc kỹ đến mức nào cũng vẫn có thể tạo ra rào cản nhất định trong quá trình phối hợp công việc. Khi đó, tổ chức đứng trước thách thức phải tìm cách kết nối giữa

20

các nhóm với nhau và kết hợp hài hòa các hoạt động trong tổ chức. Sự kết nối giữa các bên là cơ sở để tạo ra cơ chế phối hợp cần thiết.

Phối hợp trong quá trình làm việc hàm ý kết nối giữa các bộ phận với nhau để thông tin có thể lưu chuyển trong toàn tổ chức một cách hiệu quả. Cơ chế phối hợp có thể được thực hiện trong nhiều quá trình làm việc khác nhau như chuẩn bị một đơn hàng, phát triển một sản phẩm mới hay được thực hiện trong công tác quản lý như lập kế hoạch, quản lý danh mục đầu tư, giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn. Các công việc triển khai tại nhiều bộ phận khác nhau trong đơn vị buộc các đơn vị của tổ chức phải phối hợp làm việc với nhau. Việc xây dựng mô hình tổ chức quản lý có thể gây ảnh hưởng đáng kể tới mức độ và hiệu quả phối hợp giữa các bên, dù là phối hợp giữa các cấp theo trục dọc hay giữa các cấp ngang hàng với nhau.

Một phần của tài liệu Mô hình Quản lý kiến trúc tổ chức Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho PVN Luận văn ThS (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)