hỏi một lượng đầu tư lớn. Đầu tưđúng hay sai sẽ tác động đến hiệu quả lâu dài trong tương lai của doanh nghiệp, vì vậy, để giải quyết đầu tưđổi mới kỹ thuật công nghệ cần phải phải dựđoán đúng cung - cầu của thị trường, tính chất cạnh tranh, các nguồn lực cần thiết liên quan tới sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp sẽđầu tư phát triển; Phân tích đánh giá và lựa chọn công nghệ phù hợp với xu thế phát triển kỹ thuật công nghệ trên thế giới. Có giải pháp huy động và sử dụng vốn đúng
đắn. Nếu dự án đổi mới thiết bị không được đảm bảo bởi các điều kiện huy động và sử dụng vốn
đúng đắn thì đều chứa đựng nguy cơ thất bại và không có hiệu quả.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay, các hướng chủ yếu nhằm đổi mới và phát triển kỹ thuật công nghệ thường tập trung vào nâng cao chất lượng quản trị kỹ thuật, từng bước hoàn thiện quản trịđịnh hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Nghiên cứu, đánh giá để có thể chuyển giao công nghệ một cách có hiệu quả, tiến tới làm chủ công nghệ và có khả năng sáng tạo công nghệ mới. Nghiên cứu, đánh giá và nhập các loại thiết bị máy móc phù hợp với điều kiện tài chính và trình độ kỹ thuật, sử dụng có hiệu quả thiết bị máy móc hiện có. ứng dụng công nghệ
8.4.2 Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh viễn thông
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, để ứng phó có hiệu quả với sự thay đổi không lường trước của môi trường kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh mang tính chủ động và tấn công. Chất lượng của hoạch định và quản trị chiến lược tác
động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vị thế cạnh tranh cũng như hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh phải được xây dựng theo quy trình khoa học, phải thể hiện tính linh hoạt cao, được thể hiện qua các mục tiêu cụ thể trên cơ sở chủ động tận dụng các cơ hội và tấn công làm hạn chế các đe doạ của thị trường. Trong quá trình hoạch định chiến lược phải thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa chiến lược tổng quát và chiến lược bộ
phận. Một vấn đề quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải chú ý đến chất lượng khâu triển khai thực hiện chiến lược, biến chiến lược kinh doanh thành các chương trình, các kế hoạch và chính sách kinh doanh phù hợp.
TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG
1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh viễn thông là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp viễn thông nhằm đạt được kết quả của mục tiêu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông. Hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh xã hội. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp. Hiệu quả
tuyệt đối và hiệu quả so sánh
2. Nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh doanh về thời gian hiệu quảđạt được trong từng giai
đoạn, từng thời kỳ không được làm giảm sút hiệu quả các giai đoạn, các thời kỳ tiếp theo. Không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Về không gian hiệu quả chỉ có thể coi là đạt được một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động mang lại hiệu quả và không ảnh hưởng đến hiệu quả
chung. Vềđịnh lượng, hiệu quả phải được thể hiện mối tương quan giữa lợi ích và chi phí sản xuất kinh doanh viễn thông. Về góc độ nền kinh tế quốc dân hiệu quả kinh doanh của viễn thông phải gắn chặt với hiệu quả toàn xã hội, đạt hiệu quả cho viễn thông còn chưa đủ, mà còn mang lại hiệu quả cho toàn bộ xã hội, cả kinh tế và xã hội. Ngoài ra đánh giá hiệu quả còn phải đảm bảo sự
thống nhất giữa chính trị và kinh tế, phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh viễn thông với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh gồm có chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu này phải đáp ứng đánh giá tổng hợp phản ánh chung tình hình hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả kinh doanh từng mặt, từng khâu. Hệ thống chỉ tiêu phải hình thành trên cơ sở những nguyên tắc chung của hiệu quả, nghĩa là phải phản ánh được trình
độ sử dụng lao động sống và lao động vật hoá thông qua việc so sánh giữa kết quả và chi phí. Trong
đó các chỉ tiêu kết quả và chi phí phải có khả năng đo lường được thì mới có thể so sánh tính toán
được. Các chỉ tiêu hiệu quả phải có sự liên hệ so sánh với nhau, có phương pháp tính toán cụ thể, thống nhất các chỉ tiêu phải có phạm vi áp dụng nhất định phục vụ cho mục đích nhất định của công tác đánh giá. Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo phản ánh được tính đặc thù của doanh nghiệp viễn thông.
4. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cần có các biện pháp như lựa chọn quyết
định sản xuất kinh doanh viễn thông có hiệu quả; Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh viễn thông…
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Anh (chị) hiểu thế nào là hiệu quả hoạt động kinh doanh? Có các loại hiệu quả hoạt động kinh doanh nào?
2. Hãy trình bày nguyên tắc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh?
3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng những chỉ tiêu nào? Các chỉ tiêu đó phải
đáp ứng những yêu cầu gì?