TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Tài liệu QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG CHƯƠNG 7-8 pdf (Trang 27 - 28)

1. Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao

động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Đầu tư có đặc điểm là phải có vốn, thời gian tương đối dài, lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính và lợi ích kinh tế xã hội.

2. Có thể xem xét dự án đầu tư từ nhiều góc độ khác nhau về mặt hình thức, trên góc độ

quản lý, trên góc độ kế hoạch và về mặt nội dung. Yêu cầu của dự án đầu tư phải đáp ứng tính khoa học, tính thực tiễn, tính pháp lý và tính đồng nhất.

3. Các bước nghiên cứu và hình thành một dự án đầu tư bao gồm nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư; nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Một dự án đầu tư thường bao gồm lời mởđầu; sự cần thiết phải đầu tư; phần tóm tắt dự án đầu tư và phần thuyết minh chính của dự

án đầu tư.

4. Để lập một dự án đầu tư viễn thông, nhất thiết phải:

* Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án: Đây là nội dung hết sức quan trọng, thể hiện nghiên cứu kỹ thuật công nghệ là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu về kinh tế, tài chính, các dự án đầu tư không có số liệu của nghiên cứu kỹ thuật - công nghệ thì không thể tiến hành nghiên cứu kinh tế tài chính tuy rằng các thông số kinh tế có ảnh hưởng đến các quyết định về mặt kỹ

thuật. Các dự án không có khả thi về mặt kỹ thuật phải được bác bỏđể tránh những tổn thất trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quảđầu tư sau này. Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ là công việc phức tạp đòi hỏi phải có chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu về từng khía cạnh kỹ thuật công nghệ của dự án. Chi phí nghiên cứu mặt kỹ thuật của dự án thông thường chiếm tới trên dới 80% chi phí nghiên cứu khả thi, và từ 1 - 5% tổng chi phí đầu tư của dự án. Nội dung chính của nghiên cứu kỹ thuật công nghệ bao gồm

- Mô tả sản phẩm của dự án - Xác định công suất của dự án - Công nghệ và phơng pháp sản xuất - Chọn máy móc thiết bị - Nguyên vật liệu đầu vào - Cơ sở hạ tầng

- Lao động và trợ giúp kỹ thuật của nớc ngoài. - Địa điểm thực hiện dự án

- Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án - Xử lý chất thải ô nhiễm môi trờng - Lịch trình thực hiện dự án

* Nghiên cứu tài chính của dự án đầu tư nhằm khẳng định tiềm lực tài chính cho việc thực hiện dự án đồng thời phân tích những kết quả hạch toán kinh tế của dự án. Nội dung chính của nghiên cứu tài chính bao gồm xác định tổng mức vốn đầu tư; xác định các nguồn tài trợ cho dự

án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lợng và tiến độ; lập các báo cáo tài chính dự

kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án. Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án; chi phí sản xuất; mức lỗ lãi của dự án và cân đối kế toán của dự án. Đểđánh giá hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư có thể sử dụng các chỉ tiêu như Giá trị hiện tại thuần; giá trịđều hàng năm, tỷ số lợi ích trên chí phí; tỷ suất hoàn vốn nội bộ; thời gian hoàn vốn. Các phương pháp chủ yếu

để so sánh lựa chọn một dự án đầu tư gồm: phương pháp giá trị hiện tại thuần (giá trị tương lai thuần); phương pháp giá trịđều hàng năm; phương pháp tỷ số lợi ích trên chi phí; phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ; phương pháp thời gian hoàn vốn..

* Nghiên cứu kinh tế xã hội và môi trường của dự án đầu tư: Thông qua xác định những lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường do dự án đầu tư mang lại mà xác định cụ thể vị trí của dự án

đầu tư trong kế hoạch kinh tế quốc dân, tính phù hợp của dự án với mục tiêu. Đảm bảo độ tin cậy của dự án đầu tư thông qua việc sử dụng đúng đắn cơ sở lý thuyết và sựđóng góp thiết thực của dự án vào lợi ích chung của toàn xã hội. Góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án đầu tư. Các chỉ tiêu của nghiên cứu kinh tế xã hội và môi trường của dự án bao gồm chỉ tiêu giá trị gia tăng; vấn đề tạo công ăn việc làm của dự án; tác động điều tiết thu nhập; hiệu quả tiết kiệm ngoại tệ; khả năng cạnh tranh quốc tế và ảnh hưởng của dự án đối với môi trường sinh thái

5. Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án. Quản lý dự án còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu câu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ

yêu là lập kế hoạch; điều phối thực hiện dự án và giám sát. Để quản lý dự án đầu tư thường áp dụng các mô hình chủđầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án; chủ nhiệm điều hành dự án; mô hình chìa khoá trao tay hoặc mô hình tự thực hiện dự án.

Phương pháp chủ yếu để quản lý một dự án đầu tư là phương pháp giáo dục; phương pháp hành chính; phương pháp kinh tế. Ngoài ra cũng có thể sử dụng phương pháp toán học.

Một phần của tài liệu Tài liệu QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG CHƯƠNG 7-8 pdf (Trang 27 - 28)