Bộ phận dùng và chế biến sơ bộ

Một phần của tài liệu bài giảng dược liệu phan văn chinh (Trang 157)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

2. Bộ phận dùng và chế biến sơ bộ

Dùng cả con có đuôi, đã loại bỏ nội tạng, căng phơi hoặc sấy khô. Dùng dưới dạng: - Dùng tươi: chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ bàn chân, lột da, mổ bụng, bỏ mật. Dùng nấu cháo hay nướng vàng để ngâm rượu.

- Dùng khô: mổ bụng bỏ hết phủ tạng, lau sạch bằng giấy bản, tẩm rượu. Lấy 3 que tăm nhỏ, dẹt, 1 cái căng thẳng 2 chân trước, 1 cái căng thẳng 2 chân sau, 1 cái căng thẳng giữa đầu và đuôi. Dùng giấy bản cuộn đuôi để khỏi gãy, đem phơi hay sấy ở 50 – 600C đến thật khô. Khi sấy thì cho chúc đầu xuống để đầu được khô kỹ và đuôi khỏi chảy mất mỡ béo.

3. Thành phần hóa học

Thân tắc kè chứa dầu béo 13 – 15%, các acid amin: acid glutamic, alanin, glysin, asparagic, arginin, lysin, cerin, leusin, valin, pronin, histidin, cystein.

Đuôi chứa 23 – 25% lipid.

4. Tác dụng dược lý và công dụng

Tắc kè có tác dụng kích thích sự phát triển của cơ thể, làm tăng lượng hồng cầu, tăng huýết sắc tố. Chữa suy nhược cơ thể, ho hen, ho ra máu lâu ngày không khỏi, ho suyễn, chữa liệt dương, người già đau lưng, mỏi gối. Liều dùng 3 - 6g, thường dùng 1 đôi, ngâm rượu hay chế thành thuốc bột, thuốc viên.

CÓC NHÀ

Tên khoa học: Bufo melanostictus Họ cóc – Bufonirae.

Hình 10.8. Cóc Bufo melanostictus

1. Đặc điểm và phân bố

Chi Bufo gồm 250 loài, trong đó ở Việt Nam có 4 loài. Chủ yếu là loài B.melanostictus Sch.

Trên da lưng cóc có sần sùi đó là các tuyến nhựa nhỏ. Trên đầu ở phía mang tai có 2 tuyến lớn (2 cái u) chứa mủ cóc gọi là tuyến, mang tai. Lưng cóc màu hơi vàng, đỏ nâu hay xám nhạt. Tùy thuộc vào môi trường sống màu da cóc thay đổi cho phù hợp. Da cóc khô, không nhớt. Ở 2 chân trước và 2 chân sau có các tuyến tiết nhựa. Bụng hơi trắng, không có đốm hay ít đốm. Cóc đực lớn có thân dài 6cm, màu da sẫm hơn, cóc cái dài hơn. Cóc nhảy và bơi nội kém ếch nhiều, cho nên khi xuống nước cóc phình bụng to mới nổi được.

Cóc nhà sống trong các vườn hoang, quanh chuồng lợn, trâu, bò, trên nương bãi, ven sông, trong những hang nhỏ, khô ráo, kín gió. Cóc ở trong hang ban ngày hay mùa đông giá lạnh.

Có thể vài con sống ở 1 hang. Chiều tối và ban đêm cóc đi kiếm ăn, ít thấy sống trên núi cao và rừng sâu.

Cóc sinh sản từ tháng 11 – 12 đến tháng 1 – 2 và có khi đến tháng 4, 5. Cóc đẻ nhiều lứa trong 1 năm, cóc có khi tới 2000 – 7500 trứng. Trứng cóc màu đen, có đường kính 1,4 -1,6mm, khoảng cách giữa các trứng từ 0,5 – 0,8mm có một lớp màng nhầy trong suốt bao bọc bên ngoài.

Bắt đầu từ tháng 5, thức ăn có nhiều, cóc to và béo. Cóc sống được khoảng 8,5 – 16 năm.

Một phần của tài liệu bài giảng dược liệu phan văn chinh (Trang 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)