2.3.1. Phương pháp thu mẫu vật
Thu thập các pha trưởng thành, sâu non của sâu xanh bướm trắng trên các ruộng rau ở Hưng Đông, TP. Vinh. Trong quá trình thu bắt đối với sâu non hoặc các loài côn trùng di chuyển chậm chạp dùng bằng tay bắt, đối với trưởng thành sâu xanh bướm trắng sử dụng cụ vợt bắt côn trùng. Tất cả các mẫu thu được đưa về nuôi và theo dõi trong phòng thí nghiệm BVTV, khoa Nông - Lâm - Ngư trường ĐH Vinh.
* Nuôi sinh học sâu xanh bướm trắng (P. rapae)
- Thí nghiệm về thời gian sống của trưởng thành và khả năng sinh sản của chúng được tiến hành trong lọ nhựa thí nghiệm, giá thể đẻ trứng là lá cải tươi và thức ăn cho trưởng thành là mật ong 50% được thay hàng ngày. Thu bắt sâu tuổi lớn và nhộng của sâu xanh bướm trắng trên đồng ruộng đưa về phòng thí nghiệm nuôi và theo dõi cho đến khi vũ hoá, đánh dấu thời gian bắt đầu vũ hoá. Để trưởng thành vũ hoá cùng ngày vào chậu nhựa và khi thấy cặp đôi thì tách ra để theo dõi, đồng thời thu bắt cả những cặp trưởng thành đang cặp đôi ngoài đồng ruộng đưa về theo dõi khả năng đẻ trứng cho đến khi trưởng thành chết sinh lý. Thí nghiệm theo dõi ở 30 cặp cá thể trưởng thành.
- Thí nghiệm nghiên cứu về vòng đời, thời gian phát dục từng pha, tỷ lệ sống sót của sâu xanh bướm trắng được tiến hành trong điều kiện bán tự nhiên (hộp xốp trồng rau cải)
- Quan sát sự lột xác và chuyển tuổi được thực hiện 2 lần/1 ngày (sáng và chiều), mỗi giai đoạn phát dục quan sát ít nhất 30 cá thể.
- Mô tả các đặc điểm hình thái, màu sắc, kích thước các pha phát dục được tiến hành đồng thời trong quá trình nuôi sâu, mỗi pha phát dục theo dõi ít nhất 30 các thể.
Hình 2.1. Hộp xốp và hộp nhựa thí nghiệm * Điều tra thành phần ký sinh sâu xanh bướm trắng (P. rapae)
- Sâu xanh bướm trắng được thu trên các ruộng rau ở Hưng Đông, TP. Vinh đưa về nuôi trong lọ nhựa thí nghiệm theo dõi côn trùng ký sinh.