Tình hình nghiên cứu sâu xanh bướm trắng (P.rapae) hại rau họ hoa Thập tự ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) hại rau họ hoa thập tự (Trang 25 - 28)

Thập tự ở Việt Nam

Trước đây, sâu xanh bướm trắng tuy có phát sinh và gây hại nhưng chưa được xem là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên rau họ hoa Thập tự như sâu khoang, sâu tơ hay bọ nhảy. Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng rau xanh đặc biệt là các loại rau họ hoa Thập tự tăng nhanh kéo theo đó là việc hình thành nhiều vùng trồng rau chuyên canh, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát

Thập tự như sâu xanh bướm trắng.

Hiện nay, sâu xanh bướm trắng được xem là đối tượng phát sinh gây hại nghiêm trọng và phổ biến, thậm chí có nơi còn gây hại nghiêm trọng hơn cả sâu tơ và sâu khoang, tuy nhiên những nghiên cứu về đặc điểm của loài sâu này hầu như vẫn chưa được quan tâm nhiều do đó tài liệu nghiên cứu trong nước còn rất hạn chế. Một số tài liệu vê đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh bướm trắng như: Thời gian vòng đời của sâu xanh bướm trắng từ 26 - 30 ngày, trưởng thành có thể sống từ 2 - 5 tuần, sau vũ hoá 3 - 4 ngày thì đẻ trứng mỗi trưởng thành đẻ tứ 50 - 200 quả trứng. Sâu phát sinh gây hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau nhưng thường nặng nhất vào tháng 2 và tháng 5 vì thời tiết lúc này phù hợp với sinh trưởng và phát triển của loài sâu này [2].

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Trịnh và ctv (1996), vòng đời của sâu xanh bướm trắng nếu ở nhiệt độ 17,40C và độ ẩm không khí 78,5% khoảng 30 ngày, nhưng khi nhiệt độ cao 29,30C, độ ẩm không khí 79,1% thì vòng đời của sâu là 19,5 ngày. Còn theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng (2001) thì vòng đời của sâu xanh bướm trắng dao động trong khoảng 30,7 - 38,3 ngày. Khi nhiệt độ thấp xuống 13,60C và độ ẩmkhông khí 82% thì vòng đời sâu là 38,3 ngày còn khi nhiệt độ lên 19,30C và độ ẩmkhông khí 88% thì vòng đời là 30,6 ngày [11]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trường Thành năm 2003, vòng đời sâu xanh bướm trắng ở tháng 8 và tháng 9 kéo dài 20 - 22 ngày còn trong tháng 10 và tháng 11 là 30 - 31 ngày. Trưởng thành hoạt động mạnh vào buổi sáng và mỗi trưởng thành có thể đẻ 120 - 150 quả trứng và tỷ lệ nở trứng rất cao là 90% - 96% [13].

Các kết quả nghiên cứu trên được tiến hành trong các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm khác nhau và nghiên cứu ở những vùng sinh thái khác nhau nên có sự sai khác về thời gian phát dục và vòng đời. Tuy nhiên các kết quả đó phù hợp với phạm vi vòng đời của sâu xanh bướm trắng đã được công bố của các tài liệu nước ngoài.

Mưa và nhiệt độ cao là hai yếu tố hạn chế loài sâu này phát triển số lượng trên đồng ruộng. Theo kết quả nghiên cứu những năm 1997 - 1999 tại Viện BVTV

thấy rằng ở điều kiện khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng thì thời gian mỗi lứa sâu chịu sự tác động chủ yếu của nhiệt độ không khí, còn mật độ sâu tại mỗi đỉnh cao lại chịu ảnh hưởng của cả nhiệt độ và lượng mưa [2].

Chủng loại rau ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng sâu trên đồng ruộng, mật độ sâu trên bắp cải và su hào luôn cao hơn trên rau cải xanh. Trong mỗi ruộng rau luôn hình thành 1 đỉnh cao cho rau ngắn ngày (dưới 55 ngày) còn hình thành 2 đỉnh cao cho rau có thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch là 55 ngày trở lên, trong đó đỉnh cao thứ 2 luôn thấp hơn đỉnh cao thứ 1 [2]. Theo nghiên cứu những năm 1995 - 1997 ở Viện BVTV cho thấy tại đồng bằng sông Hồng mỗi năm có thể lên tới 15 lứa sâu gối tiếp nhau, nhưng đỉnh cao mật độ dẫn đến gây hại chỉ vào tháng 2 và tháng 5 [2].

Một trong những yếu tố quan trọng hạn chế và điều hoà số lượng sâu xanh bướm trắng trên đồng ruộng đó là kẻ thù tự nhiên của chúng. Việc xác định thành phần và đánh giá vai trò của thiên địch là nền tảng cơ bản cho việc sử dụng chúng trong quản lý dịch hại cây trồng. Thành phần thiên địch của sâu cũng khá phong phú bao gồm các loài ký sinh, bắt mồi ăn thịt, nấm, vi khuẩn và cả virus. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Thành (2003) cho thấy thiên địch của sâu xanh bướm trắng gồm 3 loài quan trọng là nhện xám, bọ rùa đỏ và bọ cánh cộc nâu.

Nghiên cứu của Lê Văn Trịnh (1999) cũng thu thập được 20 loài thiên địch sâu hại rau họ hoa Thập tự ở vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 13 loài côn trùng và nhện bắt mồi, 3 loài ong ký sinh và 4 tác nhân gây bệnh trong đó côn trùng bắt mồi ăn thịt đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lượng sâu trên đồng ruộng.Trong số các loài thiên địch được phát hiện thì phải kể đến công trình nghiên cứu của Hồ Thị Thu Giang (1996) ghi nhận có 53 loài thiên địch của sâu hại rau bao gồm 20 loài côn trùng bắt mồi, 18 loài nhện lớn bắt mồi và 6 loài côn trùng ký sinh trong đó các loài bắt mồi ăn thịt là thiên địch quan trọng của sâu xanh bướm trắng [5]. Ngoài ra, côn trùng ký sinh là một trong các yếu tố góp phần kìm hãm mật độ sâu trên đồng ruộng. Ở Việt Nam chủ yếu là hai loài Costesia

màu đen. Con cái của loài C. glomeratus có thể đẻ hàng chục trứng lên cơ thể sâu non tuổi 1, tuổi 2 của sâu xanh bướm trắng [15].

Các tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn, nấm, virus là lực lượng kẻ thù tự nhiên quan trọng của sâu, đặc biệt là hai loại virus NPV (virus đa diện nhân) và virus GV (virus hình hạt). Con ký chủ chính của GV là sâu xanh bướm trắng và sâu khoang, loại virus NPV có thể tiêu diệt số lượng lớn các loài sâu hại rau như sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xanh đục quả, …[15]. Điển hình là vào tháng 3 - tháng 4 năm 1996 ở Mai Dịch (Từ Liêm, TP. Hà Nội) sâu chết do bệnh thối nhũn NPV từ 19% - 24,7% [2].

Chương 2.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái sâu xanh bướm trắng (pieris rapae linnaeus) hại rau họ hoa thập tự (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w