Sửa đổi tài khoản 1 5 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán như sau: “Tài khoản 15 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

Một phần của tài liệu bài giảng hệ thống kế toán ngân hàng (Trang 32)

I C ấp C ấp

7. Sửa đổi tài khoản 1 5 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán như sau: “Tài khoản 15 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

Tài khoản 15 - Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán của Chính phủ, chính quyền địa phương hay tổ chức trong nước, nước ngoài phát hành mà tổ chức tín dụng đang đầu tư. Tài khoản này dùng để

hạch toán các loại chứng khoán nợ và chứng khoán vốn nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng bán, không thuộc loại chứng khoán mua vào bán ra thường xuyên nhưng có thể bán bất cứ lúc nào xét thấy có lợi (tổ chức tín dụng phải có quy định nội bộ về vấn đề này, trừ khi pháp luật có quy định khác).

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau: 1. Đối với Chứng khoán Nợ:

a) Tổ chức tín dụng phải mở tài khoản chi tiết để phản ánh Mệnh giá, giá trị

chiết khấu và giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư. Trong đó: (i) Giá gốc chứng khoán (giá thực tế mua chứng khoán) bao gồm: Giá mua cộng (+) chi phí liên quan trực tiếp như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng (nếu có); (ii) giá trị chiết khấu là giá trị chênh lệch âm giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá và lãi dồn tích trước khi mua (nếu có); (iii) giá trị phụ trội là giá trị chênh lệch dương giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá và lãi dồn tích trước khi mua (nếu có). Khi trình bày trên báo cáo tài chính, khoản mục chứng khoán này được trình bày theo giá trị thuần (Mệnh giá - Chiết khấu + Phụ trội);

b) Nếu điều kiện về công nghệ tin học cho phép, tiền lãi được ghi nhận trên cơ

sở thời gian và lãi suất thực tế (lãi suất thực tế là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền nhận được trong tương lai trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận ban đầu tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên sử dụng).

34 CÔNG BÁO/Số 419 + 420/Ngày 08-4-2014

Trường hợp không thể thực hiện tính lãi trên cơ sở lãi suất thực thì giá trị phụ trội hoặc chiết khấu được phân bổđều cho thời gian nắm giữ chứng khoán của tổ chức tín dụng;

c) Nếu thu được tiền lãi từ chứng khoán nợ đầu tư bao gồm cả khoản lãi dồn tích từ trước khi tổ chức tín dụng mua lại khoản đầu tư đó, tổ chức tín dụng phải phân bổ số tiền lãi này. Theo đó, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi tổ chức tín dụng đã mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là thu nhập, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi tổ chức tín dụng mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó;

d) Cuối niên độ kế toán, nếu giá thị trường của chứng khoán bị giảm giá xuống thấp hơn giá trị thuần của chứng khoán, kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư.

2. Đối với chứng khoán Vốn:

a) Chứng khoán vốn phải được ghi sổ kế toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm: Giá mua cộng (+) chi phí mua như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng (nếu có);

b) Thu nhập của tổ chức tín dụng từ việc đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán khi quyền của tổ chức tín dụng được xác lập và nhận được thông báo về việc phân chia cổ tức;

c) Cuối niên độ kế toán, nếu giá thị trường của chứng khoán bị giảm giá xuống thấp hơn giá gốc của chứng khoán, kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư.

Bên Nợ ghi: - Giá trị chứng khoán mua vào.

Bên Có ghi: - Giá trị chứng khoán bán ra.

- Giá trị chứng khoán được tổ chức phát hành thanh toán.

Số dư Nợ: - Giá trị chứng khoán đang nắm giữ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo Mệnh giá, giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tưđối với chứng khoán nợ.

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại chứng khoán đối với chứng khoán vốn. Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

151- Chứng khoán Chính phủ, chứng khoán chính quyền địa phương 152- Chứng khoán Nợ do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành 153- Chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

154- Chứng khoán Nợ nước ngoài

CÔNG BÁO/Số 419 + 420/Ngày 08-4-2014 35 156- Chứng khoán Vốn do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

157- Chứng khoán Vốn nước ngoài 159- Dự phòng rủi ro chứng khoán

Tài khon 151- Chng khoán Chính ph, chng khoán chính quyn

địa phương

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Chính phủ (ngoại trừ tín phiếu Chính phủ), chứng khoán chính quyền địa phương mà tổ chức tín dụng đang đầu tư.

Tài khon 152- Chng khoán N do các t chc tín dng khác trong nước phát hành

Tài khon 153- Chng khoán N do các t chc kinh tế trong nước phát hành Tài khon 154- Chng khoán N nước ngoài

Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Nợ mà tổ chức tín dụng đang nắm giữ với mục đích đầu tư

và sẵn sàng để bán bất cứ lúc nào khi xét thấy có lợi.

Chứng khoán Nợ theo dõi trên tài khoản này bao gồm trái phiếu, giấy tờ có giá,... do các tổ chức tín dụng khác trong nước, tổ chức kinh tế trong nước hoặc chứng khoán do Chính phủ hoặc tổ chức nước ngoài phát hành.

Tài khon 155- Chng khoán Vn do các t chc tín dng khác trong nước phát hành

Tài khon 156- Chng khoán Vn do các t chc kinh tế trong nước phát hành Tài khon 157- Chng khoán Vn nước ngoài

Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Vốn mà tổ chức tín dụng đang nắm giữ với mục đích đầu tư

và sẵn sàng để bán bất cứ lúc nào khi xét thấy có lợi, và không thuộc đối tượng hạch toán trên tài khoản 34.

Chứng khoán Vốn được hạch toán trên tài khoản này là chứng khoán vốn được niêm yết trên thị trường và không đủ các điều kiện để hình thành công ty con, công ty liên kết hoặc công ty liên doanh (cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát).

Các khoản đầu tư như góp vốn theo hợp đồng góp vốn, mua cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán được phản ánh trên tài khoản 344, 348 (các khoản đầu tư dài hạn khác).

Tài khon 159- D phòng ri ro chng khoán

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử

dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán của tổ

36 CÔNG BÁO/Số 419 + 420/Ngày 08-4-2014

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

Điều kiện trích lập dự phòng rủi ro chứng khoán:

- Là chứng khoán được đầu tư, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. - Đối với chứng khoán đầu tư được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, tổ

chức tín dụng phải thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

- Đối với chứng khoán đầu tư không được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá theo quy định của luật về dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.

Tài khoản 159 có các tài khoản cấp III sau: 1591- Dự phòng cụ thể

1592- Dự phòng chung 1599- Dự phòng giảm giá

Nội dung hạch toán tài khoản 159 giống nội dung hạch toán tài khoản 149.”

Một phần của tài liệu bài giảng hệ thống kế toán ngân hàng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)