Trình tự phân tích: Gồm 3 bước.
B1: Công phá mẫu
- Cân chính xác và cẩn thận bằng cân phân tích 1 g đất đã được nghiền mịn qua rây 0,2 mm cho vào bình công phá (bình Kjendahl). Làm ẩm bằng 1ml
nước và để khoảng 30 phút. Sau đó, cho 1 g hỗn hợp xúc tác và thêm 10 ml H2SO4 (1,84) đậm đặc. (Hỗn hợp xúc tác: 100 g K2SO4, 10 g CuSO4.5H2O và 1 g Selen).
- Cẩn thận đun nhẹ trên bếp công phá cho đến khi thấy sủi bọt. Sau đó, tăng nhiệt và duy trì ở nhiệt độ 360oC cho đến công phá hoàn toàn biểu hiện hết màu đen của cacbon. Đun cẩn thận trong khoảng thời gian 30 phút. Lưu ý, tuyệt đối không được để sôi bắn dung dịch ra ngoài hay để cạn axit, ít nhất cũng còn dư lại khoảng 1 ml axit. Sau khi công phá xong để nguội chuẩn bị cho bước tiếp theo.
B2: Cất đạm
a. Chuẩn bị - Nước cất
- NaOH 40%: 400 g NaOH cho vào nước cất không có Nitơ để được 1 lít dung dịch.
- Axit boric 3%: Hoà tan 30 g H3BO3 tinh khiết cho vào 500 ml nước cất để hoà tan (nếu cần có thể đun nóng). Sau đó lên thể tích đến vạch 1000 ml.
- Chỉ thị tasiro: Là hỗn hợp metyl đỏ và metyl xanh có khoảng đổi màu ở pH = 5,2 - 5,6. Môi trường axit có màu tím đỏ, môi trường kiềm có màu xanh lục. Hoà 0,05 g metilen xanh vào 5 ml nước cất, thêm vào đây 100 ml etanol và hoà thêm 0,15 g metyl đỏ. Quấy đều cho tan hết, rót vào lọ nút kín và bọc giấy đen.
- Chỉ thị màu Nessler: 15 g HgI hoà vào 500 ml nước cất. Cho vào đây 40 g NaOH, khuấy đều cho tan, để lắng vài ngày rồi lọc gạn dung dịch trong vào bình màu nâu để dùng.
b. Tiến hành cất đạm
- Chuẩn bị dung dịch hấp phụ: Lấy 20 ml dung dịch axit boric 3% vào bình tam giác và cho vào 3 giọt tasiro. Dung dịch sẽ có màu đỏ.
Cho dung dịch hấp phụ vào máy cất đạm thì đầu máy sinh hàn phải ngập dung dịch hấp phụ.
- Cho 40 ml NaOH 40% (gấp 4 lần lượng H2SO4 đã dùng để phân hủy mẫu). Hoặc có thể căn cứ vào việc xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu để biết lượng NaOH cho vào đã đủ chưa.
Sau đó tiến hành cất. Khi NH3 giải phóng ra, dung dịch axit boric biến dần sang màu xanh. Cất đến khi thể tích lên khoảng 100 ml thì dùng chỉ thị Nessler xem còn NH3 hay không. Nếu chỉ thị không đổi màu chứng tỏ đã cất hết đạm. Dùng một ít nước cất để rửa qua ống sinh hàn. Lấy bình hấp phụ ra.
B3: Chuẩn độ
Chuẩn độ bằng dung dịch H2SO4 0,05N chuẩn cho đến khi dung dịch hấp phụ có màu tím đỏ thì dừng lại [24]. Tính kết quả phân tích đạm: a N V V N(%)=( 1− 2). .0,014.100
Với: V1,V2 là thể tích H2SO4 0,05N đã dùng để chuẩn độ mẫu thật và mẫu trắng.
N là nồng độ đương lượng của H2SO4 chuẩn độ.
a là khối lượng mẫu đất đem phân tích.