Thành tựu và lợi ích đạt được:

Một phần của tài liệu thủ tục hải quan điện tử (Trang 33)

Hiện tại, thời gian thông quan hàng hoá ở Việt Nam đang nhiều gấp đôi các nước tiên tiến trong khu vực, gấp ba các nước tiên tiến trên thế giới. Ngày 2/4/2010, hệ thống máy soi container lần đầu tiên được trang bị cho lực lượng hải quan Việt Nam tại cảng Cát Lái, soi chiếu hàng hóa bằng tia X. Hệ thống máy soi container là công cụ hỗ trợ việc kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp hải quan phát hiện nhanh và kịp thời hàng hóa không đúng với khai báo; hạn chế gian lận thương mại và vận chuyển hàng cấm xuất nhập khẩu; giúp kiểm tra hàng hóa nhanh chóng; giảm chi phí cho doanh nghiệp. Việc đưa hệ thống máy soi container vào hoạt động sẽ nâng cao năng lực hàng hoá thông qua cảng, tăng cường thêm hiệu quả quản lý hải quan, góp phần mang lại lợi ích kinh tế xã hội ở khu vực kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh và Miền Đông Nam Bộ.

Trong thời gian gần đây, ngành hải quan Việt Nam đã có bước tiến mới cụ thể: - Ngày 8/1/2010, Cục Hải quan Lạng Sơn khai trương thủ tục hải quan điện tử tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Đây là một trong 10 Cục Hải quan được lựa chọn thí điểm thông quan điện tử trong cả nước. Năm 2009, Cục Hải quan Lạng Sơn đã chọn 35 doanh nghiệp tiêu biểu để tiến hành thông quan thí điểm và đã đạt được những kết quả nhất định. Trung bình mỗi năm Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục cho khoảng 100.000 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Ngày 1/4/2010, Cục Hải quan Bình Dương đã tổ chức Lễ ra mắt thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT). Đây là bước đột phá của Cục Hải quan Bình Dương trong cải cách thủ tục hải quan.

Theo Cục Hải quan TPHCM, sau 4 năm thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đơn vị đã làm thủ tục cho hơn 100 nghìn tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu với kim ngạch 11,15 tỉ USD cho gần 350 doanh nghiệp (DN).

Ngày 2.4.2010, Cục Hải quan TP Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba do Chủ tịch Nước trao tặng. Liên tục trong nhiều năm, Cục Hải quan Hà Nội đã đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 29%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 32%/ năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 8,4 lần.

Qua 5 năm triển khai thí điểm, thủ tục hải quan điện tử thật sự đã mang lại những lợi ích không nhỏ cho cả các doanh nghiệp lẫn cơ quan hải quan. Các thành tựu đạt được như sau:

3.1.1. Đối với doanh nghiệp:

- Thực hiện thủ tục hải quan điện tử giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nhân lực cho doanh nghiệp do chỉ cần khai thông tin tờ khai điện tử và gửi đến cơ quan hải quan, không phải đến cơ quan hải quan cửa khẩu để làm thủ tục đăng ký. Nếu hàng hoá thuộc luồng xanh thì doanh nghiệp chỉ cần hoàn thành thủ tục qua mạng và thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối với hàng hoá thuộc luồng vàng và đỏ thì thủ tục cũng không quá phức tạp.

- Các quy định, chính sách liên quan được công bố trên webiste Hải quan. Việc này giúp cho doanh nghiệp chủ động trong các hoạt động xuất nhập khẩu của mình, trong đó làm thủ tục hải quan.

- Đối với những doanh nghiệp là thương nhân ưu tiên đặc biệt còn được hưởng những lợi ích như được sử dụng tờ khai hải quan tạm để giải phóng hàng; được kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hoá tại trụ sở của thương nhân ưu tiên đặc biệt; được thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong thời gian 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.

3.1.2. Đối với ngành hải quan:

- Quy trình thủ tục hải quan điện tử đơn giản, hài hòa, thống nhất và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đây là yếu tố rất quan trọng góp phần giảm thời gian thông quan, chi phí và thủ tục hành chính, giấy tờ cho doanh nghiệp, đồng thời tăng sức cạnh tranh và tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thống nhất và hấp dẫn.

- Thủ tục hải quan điện tử giúp nâng cao chất lượng cán bộ hải quan với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và tinh thần phục vụ doanh nghiệp văn minh, lịch sự, có kỷ cương, kỷ luật và trung thực.

Tuy nhiên bên cạnh đó, thủ tục hải quan điện tử của nước ta vẫn còn không ít khó khăn.

3.2. Tồn tại:

- Hiện nay việc triển khai thủ tục hải quan điện tử chỉ mới thực hiện được một phần. Nước ta mới điện tử hoá được các chứng từ thuộc quản lý của cơ quan Hải quan, còn những chứng từ thuộc sự quản lý của các ngành khác vẫn chưa điện tử hoá được gây kéo dài thời gian.

- Hệ thống mạng hải quan điện tử chưa kết nối với các tổ chức thương mại, các cơ quan nhà nước như kho bạc, ngân hàng… Vì vậy nhiều khâu vẫn phải thực hiện theo phương pháp thủ công dẫn tới ùn tắc, chậm trễ do khâu chuyên tiếp bàn giao chứng từ.

- Mức độ xử lý tự động của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa thực hiện được hoàn toàn các khâu trong quá trình ra quyết định thông quan, vẫn cần có sự tham gia của công chức hải quan vào việc kiểm tra chính sách mặt hàng, phân luồng, tính thuế, hoàn thuế…

- Thủ tục hải quan đã được làm đơn giản nhưng các thủ tục thuế, kiểm toán… liên quan vẫn không được làm gọn tương ứng, khiến DN gặp nhiều khó khăn

3.3. Khó khăn:

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin viễn thông của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này góp phần dẫn đến hệ thống xử lý dữ liệu thông quan điện tử còn chậm. Bên cạnh đó, hệ thống đường truyền luôn báo lỗi, tỷ lệ các tờ khai phân luồng vàng, luồng đỏ còn rất cao, các phần mềm vừa chạy, vừa xây dựng nên vẫn còn trục trặc.

- Khung pháp lý về thủ tục hải quan điện tử nói riêng và giao dịch điện tử nói chung vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện cũng gây những vướng mắc không nhỏ cho việc triển khai thủ tục hải quan điện tử.

- Nguồn nhân lực phục vụ triển khai thủ tục hải quan điện tử vẫn còn chưa đáp ứng được đối với nước ta.

- Việc làm đại trà thủ tục hải quan điện tử vẫn còn nhiều bất cập do có một số lượng lớn doanh nghiệp hiện nay vẫn nghèo nàn về cơ sở vật chất và trang thiết bị để tiến hành khai hải quan điện tử.

Dù vây, trong điều kiện như hiện nay, khi ta đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO thì cơ hội mở ra cho chúng ta cũng không phải là ít. Một vài cơ hội mà ta hiện có để có thể hoàn thiện hơn về quy trình thủ tục hải quan điện tử như sau.

3.4. Cơ hội:

- Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều có mạng internet nên việc truyền tải thông tin về hải quan đến các doanh nghiệp dễ dàng mà không tốn nhiều chi phí; trao đổi thông tin với hải quan các nước cũng thuận tiện hơn.

- Hệ thống xử lý tự động hiện đại sẽ giúp cho cơ quan Hải quan hoạt động minh bạch, hiệu quả, đánh giá rủi ro tốt hơn và tăng cường chống tham nhũng.

- Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tiếp cận và tiếp nhận được nguồn nhân lực, vật lực lớn từ những nước phát triển là thành viên của WTO.Do đó, tiếp cận được công nghệ hiện đại nhanh chóng giúp hải quan điện tử phát triển nhanh hơn, đi từ thí điểm tới đại trà trong thời gian ngắn.

Bên cạnh việc tận dụng những cơ hội do thương mại điện tử mang lại, trong thời gian tới, Hải quan điện tử phải đối phó với nhiều thách thức :

Một phần của tài liệu thủ tục hải quan điện tử (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w