2. Những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
2.8.3. Luyện kĩ năng học tiếng Việt trong các dạng lời nói
+ Tập phát âm cho đúng
Phát âm đúng ở đây được hiểu là phát âm theo những phân biệt đã ghi nhận trong chính tả. Chẳng hạn người Hà Nội khi phát âm cần phân biệt ch với tr, s với X....Người Huế khi phát âm cần phân biệt thanh hỏi và thanh ngã, khi phát âm người Sài Gòn phát âm phân biệt 1' với d / gi. Cách này có phần phi lí vì muốn phát âm đúng như chính tả thì phải biết chính tả trước đã. Thêm vào đó, thay đổi thói quen phát âm là chuyện đòi hỏi nhiều thời gian và phần nào đó khó thực hiện trong tình hình nước ta hiện nay chưa có một phát âm nào thực tế được gọi là chuẩn.
+ Luyện phát âm
Muốn học sinh viết đúng chính tả thì giáo viên có thể sử dụng biện pháp luyện phát âm để có thể phân biệt các thanh, các âm đầu và âm cuối vì chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm - âm như thế nào thì ghi âm lại như thế ấy.
Việc rèn luyện phát âm không chỉ thực hiện trong tiết Tập đọc mà còn thực hiện liên tục và lâu dài trong tất cả các tiết học khác như: Chính tả và Luyện từ và câu,...
Với những học sinh có vấn đề về mặt phát âm, giáo viên lun ý cho các em chú ý nghe cô giáo phát âm để viết cho đúng. Vì vậy, giáo viên phải phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng được.
2.8.4. Luyện k ĩ năng học tiếng Việt trong các dạng hoạt động lời nói, trong các tình huống giao tiếp đa dạng
Đe giảm bớt khó khăn trong giao tiếp của học sinh với giáo viên tôi áp dụng các biện pháp:
Tạo ra mối quan hệ “nghiêm” mà “thương” đế trẻ luôn có cảm giác cô giáo gần gũi và yêu thương mình.
Cơ sở khoa học để lựa chọn biện pháp này là:
Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của giao tiếp giữa giáo viên tiểu học với học sinh tiểu học, đối với việc học tập và phát triển tâm lý trẻ ở Tiểu học mối quan hệ với giáo viên là tất cả vì giáo viên vừa là người dạy học, vừa là người giáo dục trẻ, khác hẳn so với các cấp học khác.
Một sự chú ý, một lời khen khi một công việc hoàn thành tốt, một lời hỏi han chân tình, một cuộc trao đổi chân thực của giáo viên sẽ làm cho học sinh dễ chịu, tự tin và lớn lên.
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý đặc trung của học sinh tiểu học. Tuổi học sinh tiểu học là sống bằng tình cảm, đã tin và yêu quý ai thì nghe và tin theo tất cả nên quan hệ giao tiếp giữa giáo viên và học sinh gặp khó khăn sẽ dẫn đến hiệu quả giáo dục và dạy học hạn chế.
Giáo viên chủ nhiệm lớp nên tiến hành một số công việc tăng cường sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh:
Thường xuyên tổ chức trò chơi trong dạy học. Ví dụ: tổ chức trò chơi “Bắn tên” trong các giờ luyện từ và câu và các bài về mở rộng vốn từ để học sinh tìm các từ theo từng chủ điểm. Chẳng hạn: bài “Mở rộng vốn từ - Thể thao” tôi tổ chức
Trò chơi “Bắn tên” trong bài tập 1: hãy kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau:
a, Bóng : Mầu : bóng đá. b, Chạy : Mầu : chạy vượt rào. c, Đua : Mau : đua xe đạp.
d, Nhảy : Mau : nhảy cao.
Luật chơi: Lần đầu tiên, giáo viên gọi tên một học sinh lên kế tên môn thể thao bắt đầu bằng từ “bóng”. Neu học sinh này trả lời đúng sẽ được hô: “Bắn tên ! Bắn tên!”. Học sinh cả lớp sẽ hỏi lại: “Tên gì? Tên gì?”. Học sinh có câu trả lời đúng sẽ được quyền gọi tên một bạn trong lóp đứng lên tìm từ tiếp theo.
Khi được chơi trò này, các em rất húng thú và tìm được rất nhiều từ. Bởi vì học sinh nói đúng được chỉ định các bạn khác cảm thấy mình gần giáo viên hơn vì bản thân cũng được gọi các bạn trả lời. Học sinh được bạn gọi cảm thấy khá tự tin, thoải mái vì người gọi mình là bạn mình chứ không phải là thầy (cô) giáo. Như vậy làm giảm sự hồi hộp khi học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.
Ớ tuối học sinh tiểu học, các em suy nghĩ bằng những hình ảnh màu sắc, âm thanh của đối tượng bằng cảm nhận mạnh mẽ của chính mình, trẻ thích tìm những gì li kì, mạo hiểm. Vì vậy để giảm bớt căng thẳng và tạo hứng thú cho học sinh khi nhận nhiệm vụ, giáo viên nên tổ chức cho học sinh một số trò chơi trong các tiết học.
Học sinh tiểu học cũng rất nhạy cảm với sự tiến bộ của mình cũng như bạn bè, một sự chú ý, một lời khen khi công việc hoàn thành tốt, một lời hỏi han chân tình... sẽ làm cho học sinh tự tin và lớn lên. Nên tăng cường khen ngợi, động viên, khích lệ học sinh, chỉ ra nhũng tiến bộ dù nhỏ nhất của các em.
Giáo viên cùng chơi với học sinh một số trò chơi : Nhìn động tác đoán việc làm: Đoán xem con gì?
Giáo viên kể chuyện cổ tích cho học sinh trước khi đi ngủ trưa ở lớp bán trú.Các truyện mà học sinh thích nghe là “Bầy chim thiên nga”, “Người mẹ”, “Chú bé tí hon”,...
Trong khi kế chuyện, giáo viên thường xuyên giải thích những từ học sinh chưa hỏi, thường xuyên đặt ra câu hỏi để các em bày tỏ cảm xúc và mong muốn của mình với nhân vật.
Sự hấp dẫn của những câu chuyện cổ tích, những câu hỏi nhẹ nhàng giúp thu hẹp khoảng cách giữa giáo viên với học sinh, tăng cường sự gần gũi giữa giáo viên với học sinh và góp phần phát triển ngôn ngữ cho các em.
Giáo viên tăng cường các cử chỉ thể hiện sự âu yếm gần gũi với học sinh. Đẻ học sinh thấy cô giáo của mình là người gần gũi và thực sự yêu thương, quan tâm học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên tăng cường khen ngợi một cách thành thực nhũng cố gắng của học sinh...
+ Biện pháp khắc phục khó khăn trong giao tiếp của học sinh tiểu học với bạn bè.
Cơ sở khoa học để lựa chọn phương pháp
Đối tượng giao tiếp chủ yếu của học sinh tiểu học là bạn bè. Giao tiếp của học sinh tiểu học với bạn bè có ý nghĩa sống còn đối với đời sống tinh thần của chúng. Các em không thể sống thiếu vắng bạn bè. Nhu cầ giao tiếp của học sinh tiểu học với bạn bè không được thỏa mãn sẽ dẫn đến sự phát triển không bình thường cả tâm lí, sinh lí trong con người các em.
Thực tiễn điều tra cho thấy khó khăn trong giao tiếp của học sinh lóp 3 với bạn bè là có thực. Các em vẫn có mâu thuẫn trong khi vui chơi. Các em cũng không thích tham gia vào các hoạt động tập thể và chưa biết phối họp với nhau trong hoạt động tập thể.
Nội dung và cách thực nghiệm.
Đe thực hiện một số biện pháp khắc phục khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 3, tôi đã thống nhất kế hoạch với giáo viên chủ nhiệm làm một số việc sau:
Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thế cho học sinh tham gia với nhiều chủ đề khác nhau. Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Ngày 8/ 3 tổ chức thi “Năm cánh hoa học trò” Phần 1: Trả lời câu hỏi.
Phần 2: Chơi trò chơi. Phần 3: Thi năng khiếu.
Ngày 26/ 3: Tổ chức cho học sinh lớp 3B thi kéo co. Bốn tổ của lớp chia thành bốn đội thi đấu vòng tròn một lượt.
Cuộc thi “Năm cánh hoa học trò” tạo được không khí thoải mái vui vẻ trong lớp. Học sinh vừa được củng cố một số kiến thức vừa được vui chơi cùng bạn bè, vừa được thể hiện năng khiếu của mình. Đồng thời học sinh cũng được rèn luyện cho mình tính tập thể, tinh thần đồng đội.
Trong các giờ sinh hoạt tập thể thứ 5 hàng tuần, giáo viên tổ chức cho học sinh đi thăm thiên nhiên... tổ chức các buổi lao động tưới cây cảnh trong sân trường. Những hoạt động này giúp cho các em giải trí và tăng cường tinh thần đoàn kết trong lớp.
Tổ chức cho học sinh chơi một số trò chơi: “Hiểu nhau”, “Đặt tên cho bạn” ...tạo điều kiện cho học sinh nắm rõ sở thích và đặc điếm riêng của bạn mình, tạo không khí vui vẻ, thân ái, để các bạn trong lóp nói chuyện với nhau nhiều hơn.
Có thể tổ chức cho học sinh tiêu biểu của khối học sinh lớp 4, 5 đến trò chuyện với học sinh lóp 3 nhằm giảm bớt căng thẳng cho học sinh khi tiếp xúc với các anh, chị lớp trên.
2.8.5. Luyện kĩ năng học tiếng Việt trên cơ sở tri thức tiếng Việt
Trong toàn bộ chưong trình cũng như ở chương trình từng lóp, các kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tri thức tiếng Việt có mối quan hệ nội tại chặt chẽ.
Tri thức tiếng Việt là công cụ hình thành kĩ năng. Trong thực tế dạy học, học sinh thường gặp khó khăn khi vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các bài tập cụ thế chính là do kiến thức tiếng Việt không chắc chắn, khái niệm trở nên chết cứng và không biến thành cơ sở của kĩ năng. Muốn kiến thức là cơ sở của kĩ năng thì kiến thức đó học sinh phải nắm vững (hiểu đúng và nhớ). Bởi vậy, giáo viên tổ chức học sinh thực hiện các hành động học: hành động phân tích, hành động mô hình hóa, hành động cụ thể hóa trong quá trình lĩnh hội tri thức tiếng Việt.
PHÀN KÉT LUẬN
1. Kết luận
Từ kết quả thực trạng kĩ năng học môn Tiếng Việt của học sinh lóp 3 trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn, Hà Nội, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Các kĩ năng học môn Tiếng Việt đã được hình thành và phát triển ở học sinh lóp 3. Các kĩ năng: kĩ năng nói dựa theo câu hỏi định hướng, kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng kể chuyện, kĩ năng viết chính tả, kĩ năng viết văn bản là các kĩ năng đạt ở mức độ cao chiếm tỉ lệ khá cao.
- Các kĩ năng: Kĩ năng nhận biết các kiểu câu nhờ phân biệt ngữ điệu, kĩ năng ghi nhớ và ghi chép nội dung văn bản vừa nghe, kĩ năng hiểu nội dung văn bản vừa nghe, kĩ năng nói theo dàn bài chiếm tỉ lệ thấp.
Nguyên nhân của thực trạng trên là: Do nội dung bài học quá tải, nên giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành và luyện tập chưa nhiều. Do học sinh hiểu từ ngữ chưa chính xác, vốn từ của các em còn nghèo nàn, nắm ngữ pháp chưa chắc nên khi viết và nói nhiều em dùng từ còn sai, viết câu chưa đúng, không biết chấm câu.
Chúng tôi đề xuất một số biện pháp hi vọng sẽ được áp dụng vào dạy học ở trường tiểu học nhằm nâng cao kĩ năng học tiếng Việt cho học sinh lớp 3.
2. Kiến nghị
Qua thời gian thực tập ở trường Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn, Hà Nội, tôi xin đưa ra một vài ý kiến đề xuất với hi vọng góp phần vào việc dạy học phân môn Tiếng Việt được tốt hơn như sau:
1. Giáo viên cần phải thường xuyên, tích cực hon nữa về việc củng cố, nâng cao trình độ kiến thức cũng như nghiệp vụ sư phạm. Phải luôn đặt ra yêu cầu
cao với bản thân mình về sự mẫu mực, quan tâm, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ, thể hiện khi viết bảng, giảng bài, chấm bài,...
2. Rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh dưới nhiều hình thức, nhiều thời điểm và đối với nhiều học sinh khác nhau. Và dành nhiều thời gian hơn nữa cho học sinh thực hành bốn kĩ năng này.
3. Nên tổ chức các kì thi như kể chuyện, viết văn,... cho học sinh trong phạm vi lóp, khối, trường. Đe từ đó rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em.
4. Nên sử dụng nhiều hơn nữa phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng Việt.
5. Trong giờ học buổi chiều giáo viên nên chọn một số bài tập đọc khác ngoài chương trình để học sinh luyện đọc. Bởi vì nhiều bài tập hiện nay là quá dễ về mặt luyện đọc. Trong các bài luyện đọc đó mật độ tiếng khó thấp, học sinh không cần cố gắng vẫn đọc được. Do đó trình độ đọc không được nâng cao. Giáo viên nên chọn thêm những bài tập đọc sao cho mật độ tiếng khó ngày càng cao, có như vậy thì trình độ đọc của học sinh mới được nâng cao nhanh chóng. Và trong quá trình học sinh đọc, giáo viên cần chú ý sửa luôn lỗi phát âm cho trẻ đặc biệt là lỗi về phát âm 1 / n, s/ X,...
6. Giáo viên nên cho học sinh làm bài tập thường xuyên, làm nhiều dạng bài tập về chính tả từ đó học sinh sẽ ít mắc lỗi hơn.
7. Giáo viên phải có thái độ sư phạm đúng đắn như: thương yêu, hướng dẫn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ,... Từ đó sẽ giúp học sinh có thêm niềm tin để đọc, viết, nói về vấn đề nào đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1989), Tâm lí học, Tập I+II, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Hữu Hợp (2013), Lí luận dạy học Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.
3. Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức (2008), Giáo trình Tâm lí học Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.
4. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1997), Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm.
6. Lê Phương Nga (chủ biên) (2011), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Tập I+II, NXB Đại học Sư phạm.
7. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2008), Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2008), Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Trí (2002), Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo
chương trình mới, NXB Giáo dục.
10. Nguyễn Quang u ẩ n (chủ biên) (2005), Tâm lí học, Tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học Sư phạm, NXB Giáo dục.
P H Ụ L Ụ C
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tê n :... Lớp : ...
1. Sức khỏe cần thiết như thế nào trong xậy dựng và bảo vệ Tổ quốc ?
2. Vì sao tập thể dục là bốn phận của mỗi người yêu nước?
--- --- ^---^ --- ...----r----
3. Em hiêu ra điêu gì sau khi học bài Lòi kêu gọi toàn dân tập thê dục?
4. Em sẽ làm gì sau khi đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thế dục của Bác Hồ?
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên:... Lớp : ...
1. Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?
2. Cuọc gập gơ ki íạ gíưa Chư Đổng Tư vầ Tiến Dung diễn ra như thể nào?
3. Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chủ' Đồng Tử?
--- --- --- ---- - ---
4. Chử Đông Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?