II. Các hình thức trả lương và một số khoản trích theo lương
3. Hạch toán các khoản trích theo lương
Ngoài tiền lương, công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
BHXH được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương như tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp của từng công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 20% trong đó 15% do đơn vị sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Tại Công ty hiện nay thì khoản trích BHXH tính cho công nhân viên trong Công ty là 11% trên tổng tiền lương thực tế.
Bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh,viện phí, thuốc thang ... cho người lao động trong thời gian ốm đau,sinh đẻ. BHYT được trich theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công
nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT hiện nay là 3% trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
Ngoài ra, để có nguồn chi phí cho hoạt động công đoàn, hàng tháng, doanh nghiệp còn phải trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số tiền lương, tiền công và phụ cấp thực tế phải trả cho người lao động, kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn. Tỷ lệ kinh phí công đoàn trích theo chế độ hiện hành là 2%.
Các khoản trích:
- BHXH, phân bổ cho nhân công trực tiếp là: 37.619.000 x 11% = 4.138.090 đ
- BHYT phân bổ cho công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng là: 37.619.000 x 2% = 752.380 đ
KPCĐ phân bổ cho công nhân trực tiếp sản xuất là: 37.619.000 x 2% = 752.380 đ
cuối tháng, kế toán tiền lương hạch toán các khoản phải trả: Nợ TK 622: 37.619.000
Nợ TK 627: 13.213.250 Nợ TK 642: 18.583.586
Có TK 334: 69.415.836
Đồng thời phản ánh bảo hiểm phải trích cho nhân công trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622: 5.642.850 Có TK 3382: 752.380 Có TK 3383: 4.138.090 Có TK 3384: 752.380
Đối với các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích cho chi phí SXC và chi phí quản lý tính tương tự như đối với chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.
Một số quy định về việc nghỉ hưởng trợ cấp BHXH và hưởng lương đối với người lao động theo điều lệ BHXH:
Đối với trợ cấp xã hội Số ngày được
nghỉ
Tỷ lệ trợ cấp
Bản thân ốm
- Làm việc bình thường12 năm công tác 30 ngày/ năm 75% L.chính - Làm việc bình thường 8 năm công tác 25 ngày/ năm 75% - Làm việc độc hại nặng nhọc dưới 12 năm 30 ngày/ năm 75% - Làm việc độc hại từ 8 )->12 năm công tác 40 ngày/ năm 75%
- Làm việc độc hại trên 8 năm 25 ngày/ năm 75%
- Đối với CBCNV mắc căn bệnh cần chữa
ngay tại bệnh viện
30 ngày/ năm 75%
Con ốm mẹ nghỉ ( con thứ nhất, con thứ 2)
- Đối với con nhỏ 36 tháng tuổi 20 ngày/ năm 75%
- Đối với con nhỏ 36 đến 84 tháng tuổi 15 ngày/ năm 75%
Chế độ thai sản
- Nghỉ đi khám thai 3 ngày/ 1 lần khám 100%
- Nghỉ đẻ con 1, 2 làm việc bình thường 120 ngày/ năm 100% - Nghỉ đẻ con 1, 2 làm việc độc hại 150 ngày/ năm 100%
- Mỗi đứa con sinh 2 hoặc 3 được nghỉ thêm 30 ngày/ năm 100%
- Nếu con chết sau khi sinh 60 ngày trở xuống 75 ngày/ năm 100%
- Nếu con chết sau 60 ngày thì mẹ nghỉ 15 ngày/ năm 100%
Sẩy thai
- Thai dưới 3 tháng thì mẹ được nghỉ 20 ngày/năm 100%
Phần III
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại Công ty CP SXKD XNK LAM
SƠN