KHẢ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC CHUẨN ĐẦU RA MỚI THEO CEFR CỦA SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA THEO CEFR CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH KHOA NGOẠI NGỮ (Trang 36)

CỦA SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ

Dựa vào Số giờ học cần thiết để đạt các cấp bậc trên CEFR của The Association of Language Testers - ALTE (Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngôn ngữ) và

Cambridge English Language Assessment (Tổ chức đánh giá Anh ngữ Cambridge) đã đưa ra, nhóm nghiên cứu đã tính toán được khả năng của sinh viên có đạt được chuẩn đầu ra mới được hay không.

Bảng 3.2 Số giờ học cần thiết để đạt các cấp bậc trên CEFR16

Các bậc của CEFR Thời gian học ước tính (đơn vị: giờ)

C2 Khoảng 1000–1200 C1 Khoảng 700–800 B2 Khoảng 500–600 B1 Khoảng 350–400 A2 Khoảng 180–200 A1 Khoảng 90-100

Nhóm nghiên cứu xác định khả năng đạt được chuẩn đầu ra theo CEFR của sinh viên như sau:

(1) Tính số giờ học mà sinh viên đang hoặc dự tính ôn luyện cho các bài thi tiếng

Anh quốc tế để đạt được cấp C1 (Dữ liệu lấy từ câu 5 trong bài khảo sát). Có 89 sinh viên có câu trả lời hợp lí và có giá trị tính toán cho câu hỏi này. Do đó, nhóm nghiên cứu chỉ có thể xác định được khả năng đạt được chuẩn đầu ra cho 89 sinh viên đã nêu trên. Thời gian ôn luyện thực tế được khảo sát theo dạng: số giờ/ngày

16 Cambridge University Press, 2013.Introductory Guide to the Common European Framework of Reference (CEFR) for English Language Teachers. https://support.cambridgeenglish.org/hc/engb/articles/202838506- (CEFR) for English Language Teachers. https://support.cambridgeenglish.org/hc/engb/articles/202838506- Guided-learning-hours. Trang 4

trong số tháng (vd: 4 giờ/ngày trong 3 tháng) sẽ được quy tính ra giờ theo công thức: Số giờ x 30 x số tháng

(2) Quy đổi số giờ học đã sử dụng để đạt được cấp độ hiện tại theo kết quả bài

kiểm tra. Ví dụ: Sinh viên A đạt cấp B2 theo kết quả bài kiểm tra thì sinh viên đó đã sử dụng khoảng từ 500 – 600 giờ học để đạt được cấp độ trên (Bảng 2.3). Nhóm nghiên cứu sẽ lấy số giờ học trung bình cho trường hợp này là giờ

(3) Tính số giờ học cần thiết cho sinh viên để nâng từ cấp độ hiện tại lên cấp C1.

Cấp C1 đòi hỏi người học phải dành trong khoảng 700-800 giờ học tập Anh ngữ (Bảng 2.3), nhóm lấy trung bình là cần giờ. Vậy lấy 750 – (2) sẽ có được số giờ cần học để nâng trình độ lên được C1.

(4) So sánh số liệu từ (1) và (3) để xác định khả năng đạt được chuẩn đầu ra. Nếu

(1) ≥ (3) thì sinh viên đó có khả năng đạt được chuẩn đầu ra, ngược lại là không có khả năng đạt được chuẩn đầu ra.

Kết quả cuối cùng đã được nhóm nghiên cứu tổng hợp và thể hiện qua bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3 Khả năng đạt được chuẩn đầu ra mới theo CEFR của sinh viên Khoa Ngoại ngữ

Số lượng Phần trăm (%)

Có khả năng 50 56,2

Không có khả năng 39 43,8

Số lượng sinh viên có khả năng đạt được chuẩn đầu ra mới này chỉ có 56,2 %. Đây có lẽ là con số đáng chú ý vì có thể gần một nửa số sinh viên đại học chuyên Anh ngữ năm cuối của trường đại học Sài Gòn có thể sẽ không thể tốt nghiệp đúng thời hạn. Nhóm nghiên cứu cho rằng các nguyên nhân sau có thể dẫn đến kết quả này.

Thứ nhất, đó là sinh viên chưa chủ động tìm hiểu cụ thể về CEFR và các cấp độ của thang đo. Kết quả chương 1 đã nêu: nhận thức về yêu cầu kỹ năng và kiến thức cho mức chuẩn C1 vẫn chưa được phổ biến, mặc dù điều này rất cần thiết cho sinh viên trong việc cụ thể hóa mục tiêu, lên kế hoạch và xác định mức nỗ lực bản thân để đạt được chuẩn đầu ra mới. Do vậy, sinh viên có thể không xác định được mục tiêu rõ ràng, và những việc gì cần phải thực hiện để đạt được chuẩn C1. Họ có thể chỉ học theo thói quen, sở thích vì vậy số giờ học có thể không ổn định và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cá nhân khác và tâm lý “chờ nước tới chân mới nhảy”.

Nguyên nhân thứ hai có thể là sinh viên đã tự đánh giá chưa đúng về trình độ của bản thân, cụ thể là chỉ có 22,7% sinh viên nhận biết được chính xác khả năng Anh ngữ của mình (Biểu đồ 2.3 So sánh kết quả bài kiểm tra với các bậc tự đánh giá của sinh viên), điều này dẫn đến thời gian ôn luyện đặt ra cho bản thân bị sai lệch. Ví dụ, họ cho rằng khả năng của mình là B2, nhưng khả năng thực tế của họ lại là B1, do đó họ sẽ lấy mốc B2 để tiếp tục ôn luyện lên, điều này sẽ làm cho số giờ ôn luyện nên có của họ bị rút ngắn đi khoảng 200 giờ.

Thứ ba, có thể là do sinh viên không biết được chuẩn đầu ra chính xác là ở mức nào, vì như trong kết quả khảo sát về nhận thức về chuẩn đầu ra của trường của sinh viên, có tới khoảng 35% sinh viên không biết hoặc biết sai chuẩn đầu ra của

trường, các đáp án trả lời sai toàn bộ đều dưới mức C1 (Chương 1 – Bảng 2.1 Hiểu biết về mức chuẩn đầu ra mới theo CEFR của sinh viên Khoa Ngoại Ngữ Đại học Sài Gòn), vì vậy sinh viên cũng sẽ chỉ phấn đấu ôn luyện theo mức mà họ cho là chuẩn đầu ra đó, vì thế mục tiêu phấn đấu cũng sẽ bị sai lệch theo, chính xác hơn là thời gian ôn luyện sẽ bị giảm bớt.

Cuối cùng, CEFR là khung tham chiếu do Hội đồng Châu Âu sáng lập để áp dụng vào hệ thống giáo dục Châu Âu – một trong những khu vực có hệ thống giáo dục tiên tiến nhất thế giới, trong khi hệ thống giáo dục của nước ta vẫn còn nhiều bất cập và chúng ta cũng mới vừa áp dụng chính thức khung chuẩn này vào năm 2012, nên có thể sinh viên vẫn chưa kịp thời gian để thích ứng.

Kết quả về khả năng đạt được chuẩn đầu ra theo CEFR của sinh viên đã bác bỏ giả thuyết mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra là phần lớn sinh viên có thể đáp ứng được chuẩn đầu ra này.

CHƯƠNG 3

CÁC ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÚPSINH VIÊN ĐẠT ĐƯỢC CHUẨN ĐẦU RA DỄ DÀNG HƠN SINH VIÊN ĐẠT ĐƯỢC CHUẨN ĐẦU RA DỄ DÀNG HƠN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả Chương 2 cho thấy rằng gần một nửa sinh viên mà nhóm khảo sát có thể không thể đáp ứng được chuẩn đầu ra mới theo CEFR của trường. Vì vậy, các phương án cải thiện chương trình đào tạo nên được đưa ra, đánh giá, xem xét để góp phần nâng cao nhận thức về CEFR, về chuẩn đầu ra mới và nâng cao trình độ Anh ngữ hiên tại của sinh viên. Từ đó, có thể đảm bảo phần lớn sinh viên có thể đáp ứng được chuẩn đầu ra này.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA THEO CEFR CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH KHOA NGOẠI NGỮ (Trang 36)