* Phương pháp khảo sát thực tế:
Khảo sát hiện trạng môi trường tại các khu vực giết mổ GSGC thủ công tự phát trên địa bàn xã.
- Quan sát các hoạt động xảy ra tại khu vực giết mổ thủ công tự phát trên địa bàn xã. Nguồn nước để sử dụng, khu vực xả nước thải, khu vực thải thải chất thải rắn.
- Phỏng vấn những người dân trực tiếp giết mổ.
- Phỏng vấn người dân sống cạnh các khu vực giết mổ.
* Phương pháp sưu tầm, tham khảo, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu:
- Thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
- Thu thập các số liệu ở báo chí và trên internet. - Thu thập các tài liệu văn bản liên quan.
* Phương pháp kế thừa:
- Kế thừa tham khảo kết quả đạt được từ các báo cáo, đề tài trước. - Nghiên cứu các văn bản pháp luật tài nguyên nước.
* Phương pháp chuyên gia:
- Hỏi ý kiến các chuyên gia, đưa ra những vấn đề quan tâm nhờ các chuyên gia thảo luận cho ý kiến và đưa ra kết luận chung.
* Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu:
Tổng hợp số liệu thu thập được, so sánh các kết quả phân tích các mẫu nước thải với nhau và so sánh TCCP, QCCP do nhà nước quy định
( QCVN 01 - 25: 2009/BNNPTNT; 31/2010/TT-BNNPTNT ).
* Phương pháp lấy mẫu nước thải:
+ Dụng cụ lấy mẫu và bảo quản mẫu
- Quần áo bảo hộ và gang tay sử dụng một lần
- Bình chứa mẫu là polyethylene hoặc polypropylene đã được hấp tiệt trùng, dung tích 100ml
- Dụng cụ đo PH cầm tay
- Ca múc nước thải bằng thép không rỉ - Cồn 70%
- Thiết bị giữ lạnh hoặc bình đá khô (1-5 0
C ) - Axit nitric 50%
- Axit sunfuric 50%
+ Vị trí lấy mẫu nước thải
- Tại cống xả cuối cùng trước khi đổ ra môi trường ngoài - Thời điểm lấy mẫu: Buổi sáng từ 5 giờ - 6 giờ sáng
+ Quy trình lấy mẫu
• Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lấy mẫu
• Bước 2. Ghi hoặc dán ký hiệu mẫu lên bình đựng mẫu
• Bước 3. Đeo găng tay, khử trùng ca múc nước thải bằng cồn 70% - đốt và để nguội.
• Bước 4. Lấy mẫu phân tích vi sinh vật: Dùng ca đã khử trùng múc nước thải, mở nắp bình chứa mẫu đã khử trùng, đổ nước thải vào, mực nước miệng bình khoảng 1cm – 1,5cm thì đậy nắp bình đựng mẫu lại, giữ mẫu trong thùng bảo quản ở nhiệt độ từ 1 – 50 C. Nếu phải lấy mẫu gộp, thì lần thứ 2 và thứ 3 cũng làm tương tự như trên, gộp 3 mẫu thành 1 mẫu chính thức ( 100ml ). • Bước 5. Lấy mẫu phân tích chất hóa học: Dùng ca múc khoảng
50% ca nước thải, sử dụng PH kế và dung dịch axit sunfuric 50% chuẩn PH < 2, sau đó mở nắp bình chứa mẫu đổ nước thải vào,
mực nước cách miệng bình khoảng 1cm – 1,5cm thì đậy nắp bình đựng mẫu lại, bảo quản ở nhiệt độ thường. Nếu mẫu gộp, thì lần thứ 2 và thứ 3 cũng làm tương tự như trên ( bước 4-6 ), gộp 3 mẫu thành 1 mẫu chính thức.
+ Số mẫu nước thải:
- Sử dụng phương pháp mẫu gộp, tổng số mẫu đem đi phân tích gồm 4 mẫu nước thải, được chia làm 2 lần nhắc lại.
Phần 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Phương Tú
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý:
Xã Phương Tú nằm ở phía Đông Bắc huyện Ứng Hòa cách trung tâm Hà Nội 36 km với tổng diện tích tự nhiên 1.017,05 ha.
•Phía Bắc giáp xã Phú Túc huyện Phú Xuyên. •Phía Nam giáp xã Tảo Dương Văn.
•Phía Đông giáp xã Trung Tú. •Phía Tây giáp thị trấn Vân Đình.
Xã có 6 thôn là: Thôn Hậu Xá, thôn Dương Khê, thôn Nguyễn Xá, thôn Phí Trạch, thôn Động Phí và thôn Ngọc Động.
b. Địa hình:
Phương Tú là xã có địa hình thấp trũng. Trên địa bàn xã có nhiều ao hồ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
c. Khí hậu:
- Là xã thuộc đồng bằng song Hồng nên Phương Tú chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu đông bắc, là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, một năm có 4 mùa rõ rệt.
- Nhiệt độ trung bình năm là 23,10C (nhiệt độ tối cao là 38,60C, nhiệt độ tối thấp là 5,50C). Nhiệt độ thất thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, có những ngày giá lạnh dưới 100C, nhiệt độ cao xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9 có ngày nóng đến 380
C.
- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm trên 80%, cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 đạt tới 88%, thấp nhất vào tháng 10 và tháng 11 đạt 76%.
- Là xã chịu ảnh hưởng của khí hậu đông bắc nên lượng mưa trung bình năm cao đạt 1.786 mm, năm cao nhất khoảng 2.852, năm thấp nhất khoảng 870 mm, lượng mưa dở đây phân theo 2 mùa rõ rệt, mùa mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9, tập trung chiếm từ 75 - 85% tổng lượng mưa hàng năm. Mưa ít từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng mưa chỉ đạt từ 15 - 25%.
- Có 2 loại gió chủ đạo thổi theo 2 mùa rõ rệt: Mùa hè gió thổi theo hướng Đông Nam và hướng Nam từ tháng 5 đến tháng 9, gió thổi từ vịnh vào mang nhiều hơi nước gây ra mưa, tốc độ gió trung bình khoảng 3 - 3.4 m/s tạo ra luồng không khí mát mẻ. mùa đông gió thổi theo hướng Bắc và Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió trung bình khoảng 2,98 m/s, đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về thường lạnh, giá rét, thời tiết hanh khô ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sản xuất nông nghiệp.
Với đặc điểm khí hậu như trên cùng với đặc điểm địa hình thổ nhưỡng và con người xã Phương Tú có nhiều thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp sinh thái đa dạng nhất là nuôi trồng thủy sản kết hợp (Lúa - Cá - Vịt).
d. Địa chất thủy văn:
- Xã Phương Tú chịu ảnh hưởng của thủy văn song Hồng và song Nhuệ. Đây là vùng đất thấp trũng, bị ngập úng cục bộ vào mùa mưa.
- Ngoài ra xã Phương Tú còn có hệ thống kênh I2VĐ7 và kênh máng chạy qua phục vụ công tác tưới tiêu đồng ruộng và tiêu thoát nước cục bộ trong những ngày mưa nhiều ngập úng.
- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt trong các hệ thống song, ao hồ trên địa bàn xã được cung cấp từ nước mưa, tuy nhiên phân bố không đồng đều theo không gian và lưu lượng phục vụ vào từng mùa và đại hình từng khu vực. Xã có hệ thống kênh I2VĐ7 và kênh máng 8 phục vụ cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Nước sinh hoạt chủ yếu là nước mưa và nước giếng khoan do các hộ gia đình tự khai thác. Trên địa bàn xã hiện tại có 1 trạm cấp nước sinh hoạt tại thôn Ngọc Động chỉ cung cấp riêng cho thôn này và cũng đã xuống cấp. Mùa khô thường thiếu nước nên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi và nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Tổng diện tích mặt nước chuyên dùng và đất nuôi trồng thủy sản là 101,7 ha, trong đó mặt nước đang nuôi trồng thủy sản là 75,68 ha.
Tài nguyên khoáng sản: Phương Tú là xã đồng bằng thuần nông, hiện chưa phát hiện nguồn khoáng sản nào có trữ lượng lớn.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Tình hình kinh tế năm 2013
* Cơ cấu kinh tế:
Nông nghiệp: 45,7%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 29,3 %; dịch vụ thương mại: 25%.
* Sản xuất nông nghiệp:
+ Trồng trọt:
- Diện tích trồng lúa: 665,74 ha năng suất bình quan: 63,1 tạ/ha/năm; sản lượng: 4.200,8 tấn. Giá trị 35,85 tỷ đồng.
- Cây vụ đông trồng 519,5 ha chủ yếu trồng đậu tương, năng suất đạt 13,9 tạ/ha/năm, sản lượng 722,11 tấn. Giá trị thu 17,75 tỷ đồng.
- Rau màu: Chủ yếu trồng các loại rau củ quả như: Cải bắp, su hào, khoai lang,… diện tích 20 ha, giá trị thu 2,1 tỷ đồng.
Năm 2010 tổng thu về trồng trọt đạt 55,7 tỷ đồng, bình quân thu nhập trên 1 ha đất canh tác đạt 65,7 triệu đồng/năm. Riêng khu vực chuyển đổi bình quân thu nhập/ha đạt giá trị 111,4 triệu đồng/năm.
+ Chăn nuôi:
- Đàn trâu, bò có 384 con, sản lượng thịt trâu bò đạt 70,35 tấn quy tiền 2,84 tỷ đồng.
- Đàn lợn có 9.048 con trong đó: Lợn nái 488 con, lợn đực giống 6 con, lợn giống: 7.776 con, lợn thịt 8.560 con. Sản lượng thịt lợn hơi đạt 684,8 tấn quy tiền bằng 5,57 tỷ đồng, sản lượng lợn giống xuất chuồng quy tiền 1,7 tỷ đồng.
- Đàn gia cầm 90.000 con, sản lượng là 204,75 tấn cho giá trị 4,050 tỷ đồng.
- Sản lượng trứng gia cầm các loại 7,5 triệu quả cho giá trị thu 2,54 tỷ đồng.
- Nuôi trồng thủy sản kết hợp Lúa - Cá - Vịt: Diện tích đang canh tác cho hiệu quả là 121 ha thu 16,9 tỷ đồng. Tổng giá trị thu được từ chăn nuôi thủy sản năm 2010 đạt 33,6 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 thu được 89,3 tỷ đồng chiếm 45,7% cơ cấu kinh tế.
Sản xuất nông nghiệp tại xã chưa mang tính bền vững vì còn phụ thuộc vào thiên nhiên và đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định. Chưa chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa nên về cơ bản chưa khai thác hết thế mạnh về lao động, đất đai, thị trường,…
* Sản xuất CN - TTCN & XD:
Toàn xã có 4 doanh nghiệp tư nhân về 1 làng nghề mây giang đan xuất khẩu và nhiều nghề phụ khác như: Mộc, thợ nề, xẻ gỗ, xây dựng, làm cửa hoa, cửa sắt, nhôm kính,… cho giá trị thu 45,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 29,3% cơ cấu kinh tế.
Đối với xã lớn như Phương Tú với nhiều thế mạnh về giao thông thuận lợi, lao động dồi dào, có nghề phụ, có thị trường tiêu thụ… thì quy mô phát triển công nghiệp tiểu thủ công như vậy chưa tương xứng với khả năng, cần có chính sách phù hợp khuyến khích nhóm ngành này để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho nhân dân.
Phát triển mạnh dọc theo trục đường 428 và các trục chính các thôn với nhiều loại hình đa dạng phong phú như vận tải, vật tư nông nghiệp, xây dựng, hàng ăn, giết mổ chế biến gia cầm, tạp hóa, tre bương. Tổng giá trị thu về từ dịch vụ thương mại đạt 30.5 tỷ đồng, chiếm 25% cơ cấu kinh tế.
Nhóm ngành dịch vụ thương mại tại xã về cơ bản vẫn chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương, một bộ phận khác làm dịch vụ thương mại nhưng lại phục vụ ở địa phương khác (chủ yếu là nội thành Hà Nội) nên chưa tạo ra thu nhập cho chính địa phương, nếu chính địa phương, nếu thời gian tới cần có chính sách phù hợp để phát triển nhóm ngành này theo hướng xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm cho chính địa phương.
* Hình thức tổ chức sản xuất:
- HTX nông nghiệp: Có 6 HTXNN ở 6 thôn. Dịch vụ chính của các HTX là dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp: Làm đất, cung cấp vật tư nông nghiệp, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, vệ sinh thú y, nạo vét mương máng, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… Bên cạnh dịch vụ nông nghiệp các HTX còn tham gia vào dịch vụ vệ sinh môi trường. Nhìn chung HTX hoạt động bước đầu có hiệu quả, đáp ứng được cơ bản nhu cầu sản xuất vào đời sống của nhân dân trên địa bàn nhưng hiệu quả chưa cao thời gian tới cần nâng cao chất lượng hoạt động.
- Kinh tế trang trại: Trên địa bàn xã hiện tại có 215 hộ sản xuất trên tổng diện tích 121 ha theo mô hình đa canh kết hợp hoạt động của các hộ này chưa có tính liên doanh liên kết cao, việc tổ chức sản xuất vẫn chủ yếu chạy theo nhu cầu đồng bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Để đáp ứng với tình hình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa thì các khu nuôi trồng thủy sản và sản xuất đa canh chuyển đổi cần phải được quy hoạch mở rộng và liên doanh liên kết để tổ chức sản xuất có hiệu quả kết hợp với quy hoạch các vùng sản xuất lúa có năng suất, chất lượng cao, tiến hành chế biến tại chỗ để cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
- Các tổ hợp tác, các hình thức liên doanh liên kết trong nền kinh tế còn chưa phổ biến.
b. Xã hội
+ Dân số và lao động:
Tính đến tháng 12 năm 2013 dân số toàn xã Phương Tú là 11.138 nhân khẩu với 2.990 hộ. Lao động trong độ tuổi 6.571 người chiếm 59% dân số.
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số và lao động xã Phương Tú năm 2013 STT Hạng mục Đơn vị tính SL12/2013 Tỷ lệ
1 Dân số Người 11.138
1.1 Lao động trong độ tuổi Người 6.571 59 1.2 Lao động tiểu thủ công -
nghiệp XD Người 1.183 18
1.3 Lao động nông nghiệp Người 4.402 67 1.4 Lao động thương mại -
dịch vụ Người 983 15
1.5 Mật độ phân bố dân cư Người/km² 911
( Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Phương Tú )
Bảng 4.2: Hiện trạng dân số và lao động xã Phương Tú năm 2013 STT Tên thôn
Năm 2013
Số hộ (hộ) Số khẩu (người)
1 Thôn Hậu Xá 464 1628
2 Thôn Dương Khê 481 1739
3 Thôn Nguyễn Xá 396 1572
4 Thôn Động Phí 522 2003
5 Thôn Phí Trạch 587 2232
6 Thôn Ngọc Động 540 1964
Tổng 2.990 11.138
+ Thu nhập bình quân đầu người: Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 10,97 triệu đồng/người/năm.
+ Tỷ lệ hộ nghèo: Số hộ nghèo toàn xã năm 2013 là 327 hộ với 1.133 khẩu, chiếm 10,98%.
+ Cơ cấu lao động: Lao động trong độ tuổi 6.571 người chiếm 59% dân số. Trong đó lao động Nông Nghiệp: 4,402 người chiếm 67%; Tiểu thủ công nghiệp - XD: 1.183 người chiếm 18% dân số, chủ yếu đào tạo ngắn hạn.
Lao động đã qua đào tạo 1.183 người chiếm 18% dân số, chủ yếu đào tạo ngắn hạn.
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích đất tự nhiên của xã Phương Tú theo thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ứng Hòa là: 1.017,05 ha. Trong đó đất nông nghiệp 753,35 ha chiếm 74,07% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp 263,7 ha chiếm 25,93% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất xã Phương Tú năm 2013 STT Mục đích sử dụng Mã Tổng số (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 1.017,05 100 1 Đất nông nghiệp NNP 753,35 74,07 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 665,74 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,21 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 75,.68 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 11,72
2 Đất phi nông nghiệp PNN 263,7 25,93
2.1 Đất ở OTC 71,03
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 71,03 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT
2.2 Đất chuyên dùng CDG 154,58 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,18 2.2.2 Đất quốc phòng CQP
2.2.3 Đất an ninh CAN
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 2,38 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 152,02 2.2.5.1 Đất giao thông DGT 83 2.2.5.2 Đất thủy lợi DTL 58,06 2.2.5.3 Đất công trình năng lượng DNL 0,61 2.2.5.4 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,01 2.2.5.5 Đất cơ sở văn hóa DVH 0,84 2.2.5.6 Đất cơ sở y tế DYT 0,33 2.2.5.7 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 3,56 2.2.5.8 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 1,21