Định hướng quy hoạch cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong xây dựng nông thôn mới xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

Một phần của tài liệu Quy hoạch cơ sở hạ tầng nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tại xã Minh Lập - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2014 – 2020. (Trang 49)

b. An ninh quốc phòng, trật tự xã hội (Tiêu chí số 19)

4.3. Định hướng quy hoạch cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong xây dựng nông thôn mới xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

nông thôn mới xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2020

4.3.1. Mc tiêu

4.3.1.1. Mục tiêu chung

- Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng xã Minh Lập cơ bản đạt tiêu chí mô hình nông thôn mới thời kỳ CNH - HĐH.

- Kinh tế bước đầu phát triển, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được chú trọng bảo vệ, an ninh được giữ vững đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong xã được nâng cao.

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp với hình thức sản xuất phù hợp, hướng tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, phát triển nhanh tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của vùng nông thôn mới miền núi.

- Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, các tổ chức trong hệ thống chính trị vững mạnh.

4.3.1.2. Mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn

• Giai đoạn 2013-2015:

- Nâng cao chất lượng các nội dung các tiêu chí đã đạt được, đó là tiêu chí số 1, 2, 3, 4, 5,13, 14, 15, 18, 19.

- Từng bước thực hiện đồng đều các tiêu chí nhưng chú trọng vào các tiêu chí 6, 10, 11.

• Giai đoạn 2016-2020:

- Nâng cao chất lượng các nội dung các tiêu chí: 6, 7, 10, 11, 12 - Phấn đấu đạt hết các tiêu chí còn lại

- Sau năm 2020 trở đi: Duy trì và nâng cao chất lượng các nội dung các tiêu chí đã đạt được

4.3.2. Nhim v

- Hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới - Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập - Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn

- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn

- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn - Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn

- Giữ vững an ninh trật tự xã hội nông thôn

4.3.3.1. Quy hoạch định hướng phát triển không gian xã

Sản xuất nông nghiệp

a. Quy hoạch nông nghiệp * Quy hoạch trồng trọt

Thực hiện sử dụng đất năm 2013 tổng diện tích đất nông nghiệp của xã là 1.513,38 ha trong đó:

- Đất lúa nước là 300,69 ha;

- Đất trồng cây hàng năm 143,38 ha; - Đất trồng cây lâu năm: 558,99 ha; - Đất rừng sản xuất: 489,28 ha; - Đất nuôi trồng thủy sản: 21,04 ha;

Đến năm 2020, quy hoạch đất nông nghiệp giảm 173.18 ha do chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, trong đó:

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,37 ha. - Sang đất điểm công nghiệp: 76 ha;

- Sang đất bãi thải, xử lý chất thải: 1,0 ha; - Sang đất nghĩa trang, nghĩa địa: 5,0 ha; - Sang đất sản xuất vật liệu gốm sứ: 34ha; - Đất khai thác khoáng sản: 10 ha;

- Đất sản xuất kinh doanh 1,0 ha

- Đất có mục đích công cộng: 21,82 ha Trong đó:

+ Đất nhà văn hóa xã 0,15 ha; + Đất nhà văn hóa các xóm 0,16ha; + Đất giao thông: 19,02 ha;

+ Đất công viên cây xanh 0,8 ha;

+ Đất khu sân vui chơi cộng đồng các cụm xóm: 1,2 ha; + Đất khu dịch vụ thương mại: 0,5 ha,

Vậy diện tích đất nông nghiệp theo quy hoạch đến năm 2020 là 1.341,2 ha chiếm 73,3 % diện tích đất tự nhiên.

* Chuyển đổi cơ cấu đất trồng trọt tổng là 2,2ha từ đất mầu và đất lúa kém hiệu quả sang quy hoạch trồng chè ở khu vực các xóm: Cà Phê 1; Cà Phê 2; Ao Sơn, Làng Chu, Theo Cày.

* Tăng hệ số sử dụng đất

- Tăng diện tích lúa 1 vụ lên 2 vụ: 235,8h trong đó có:

+ Khu vực 1: Tại các xóm Trại Cài 2, Hang Ne diện tích 53ha.

+ Khu vực 2: Tại các xóm La Đòa, Tân Lập, Cầu Mơn 1, La Dịa gồm 4 điểm (đồng Hong Lọ, đồng Mác Náp, đồng Cầu Mơn, đồng Cúc Liềng) diện tích 90ha.

+ Khu vực 3: Tại các xóm Tân Lập, Bà Đanh 2, đồng Na Ca, Đoàn Kết (đồng May Vọng, đồng Ba Diện) diện tích 57ha.

+ Khu vực 4: tại các xóm Theo Cày, Làng Chu (đồng Nang, đồng Nếp) diện tích 35,8ha.

Các khu vực sản xuất được chọn trên là khu vực có điều kiện thuận tiện cho việc sản xuất lúa, điều kiện tưới tiêu chủ động hoàn toàn, ô thửa to, dễ áp

dụng cơ giới hóa. Người dân đã có kinh nghiệm sản xuất lúa thâm canh, vì thế người dân khu vực này có nhu cầu đưa các giống lúa chất lượng có hiệu quả kinh tế cao hơn và sản xuất.

+ Giai đoạn 2014 - 2015 tăng vụ 60,9 ha. + Giai đoạn 2016 - 2020 tăng vụ 114,9 ha.

- Tăng vụ đất 1 vụ lúa thành đất 1 vụ lúa và 1 vụ mầu: Từ năm 2014 đến năm 2015 là 25 ha, từ năm 2016 đến năm 2020 là 29,89 ha.

* Bố trí loài cây trồng

- Nhóm cây lương thực gồm: Lúa nước (lúa ruộng), ngô. - Nhóm cây lấy bột: Sắn, khoai.

- Nhóm cây thực phẩm: Rau xanh, đậu đỗ các loại. - Nhóm cây công nghiệp: Chè.

* Bố trí cơ cấu giống:

- Giống lúa: Lúa lai: Vụ xuân: 100% tổng diện tích gieo trồng; Vụ mùa: 80% tổng diện tích gieo trồng, còn lại là giống địa phương.

- Giống ngô: Ngô lai: Vụ xuân: 100 % tổng diện tích gieo trồng; Vụ mùa 80% tổng diện tích gieo trồng, còn lại là giống địa phương.

- Giống chè:, 30% giống chè trung du 70 % giống chè cành, chè cao sản, chè phúc văn tiên, chè LP 1, chè Kim Tuyên.

- Giống đậu tương: trồng 100 % giống cao sản.

- Giống cây ăn quả: 40% giống địa phương có giá trị kinh tế, còn lại giống mới.

* Quy hoạch chăn nuôi

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương xác định chăn nuôi tạo sản phẩm tiêu dùng tại chỗ, cung cấp cho thị trường, hỗ trợ ngành trồng trọt phát triển. Bố trí khu vực chăn nuôi tập trung gia súc, gia cầm với mục đích đa dạng mặt hàng nông sản., tạo nguồn lao động, cung cấp nguồn phân bón góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm cho nhân dân địa phương và các vùng lân cận. Tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, hướng phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, hỗ trợ các hộ phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung hình thức trang trại, gia trại. Với quy mô 1 khu chăn nuôi tập trung được xây dựng tại xóm Cà Phê 1, Cà

Phê 2 (khu đồng con Nghê) với diện tích 27 ha, dự kiến quy đến năm 2015 sẽ phát triển quy mô đàn vật nuôi như sau:

- Đàn trâu, bò: Tập trung phát triển trang trại nuôi bò quy mô từ 30 con trở lên, kết hợp chăn thả với trồng cỏ dự trữ thức ăn. Dự kiến tốc độ tăng trưởng đàn bò đạt 63,4% /năm trong kỳ quy hoạch. Phát triển đàn trâu, bò từ 1.000 con hiện nay lên 1.264 con vào năm 2015, trong đó các loại bò lai chiếm 30%.

- Đàn lợn: Mở rộng hình thức chăn nuôi trang trại tại các khu chăn nuôi tập trung, giảm tối đa nuôi nông hộ nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và an toàn dịch bệnh. Dự kiến tốc độ tăng bình quân khoảng 31,1%/năm. Phát triển đàn lợn 8.241con hiện có của xã lên 8.783 con vào năm 2015, trong đó 70% là lợn thịt.

- Đàn gia cầm: Phát triển nuôi gà trang trại quy mô vừa và gà thả vườn trong hộ gia đình để đạt tốc độ tăng đàn khoảng 35,4%/năm. Dự kiến năm 2015 tổng đàn gia cầm của xã có 223.020 con, chủ yếu phục vụ nhu cầu của xã và cung cấp cho trung tâm huyện, địa bàn toàn tỉnh và các khu vực lân cận khác.

Bảng 4.4: Dự kiến phát triển chăn nuôi năm 2015 TT Hạng mục ĐVT Hiện trạng 2013 Quy hoạch 2015 Tốc độ tăng trưởng (%/năm) I Quy mô 1 Đàn trâu, bò Con 1000 1.264 63,4 2 Đàn lợn Con 8.241 8.783 31,1 3 Đàn gia cầm Con 174.515 223.030 35,4 II Sản lượng thịt hơi Tấn 70 1.134

* Hướng phát triển chăn nuôi:

- Phát triển theo 2 hình thức: Chuyển từ hình thức chăn nuôi hộ gia đình là chủ yếu sang xây dựng các mô hình trang trại quy mô vừa và nhỏ.

- Khuyến khích phát triển nuôi lợn lai cao sản có tỷ lệ nạc cao; đưa các giống gia cầm mới năng suất, chất lượng cao phù hợp với nuôi thả vườn vườn vào nuôi.

- Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi trang trại để mở rộng hình thức chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại bán công nghiệp với quy mô phù hợp đối với chăn nuôi lơn, gà để tăng sản lượng hàng hóa, sạch bệnh. Đẩy mạnh thức ăn công nghiệp sạch trong chăn nuôi để rút ngắn thời gian nuôi và nâng trọng lượng xuất chuồng.

- Tăng cường mạng lưới thú y cơ sở, thực hiện tốt công tác tiêm phòng dich bệnh và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm; tiến hành khử trùng tiêu độc theo định kỳ; chủ động kiểm tra phòng ngừa phát hiện để khống chế dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn.

- Đẩy mạnh an toàn sinh học trong chăn nuôi, xây dựng các vùng an toàn dịch ở các khu chăn nuôi tập trung, trang trại theo tiêu chí quy định.

- Dự kiến các hạng mục đầu tư phát triển chăn nuôi:

+ Nguồn giống phục vụ chăn nuôi: Sử dụng chủ yếu là giống địa phương và một phần giống lai (bò lai, lợn lai).

+ Nguồn thức ăn cho chăn nuôi: Chủ yếu là thức ăn công nghiệp ngoài ra bổ sung các loại thức ăn như: ngô, khoai, sắn, cám gạo, cỏ trồng, đồng thời

tận dụng nguồn phụ phế của các loại cây lương thực, cây màu: Rơm rạ, thân, cành, lá ngô, khoai... ứng dụng kỹ thuật chế biến thức ăn hỗn hợp từ nguồn thức ăn sẵn có của gia đình để nâng cao chất lượng thức ăn và hiệu quả chăn nuôi. Áp dụng cơ khí hoá vào phát triển chăn nuôi như sử dụng máy nghiền, phối trộn thức ăn, máy băm thái rau cỏ...

+ Xây dựng hệ thống chuồng trại: Hướng dẫn các hộ làm mới và các hộ đã có chuồng trại sửa chữa, nâng cấp chuồng nuôi để chuồng nuôi gia súc gia cầm đảm bảo yêu cầu. Khuyến khích các hộ đầu tư kiên cố hoá hệ thống chuồng trại. Đối với các hộ nuôi lợn hướng nạc, nuôi gia cầm chất lượng cao thì hệ thống chuồng phải được xây dựng phù hợp với quy mô và yêu cầu.

* Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm:

- Sản phẩm hàng hoá (trừ tiêu dùng, chăn nuôi tại chỗ) sản phẩm của người dân trực tiếp bán tại các chợ, các điểm giết mổ, cơ sở chế biến.

* Quy hoạch thủy sản

- Củng cố giữ nguyên diện tích nuôi trồng thủy sản cũ, đồng thời tận dụng sản phẩm phụ từ các ngành khác (chăn nuôi, trồng trọt...) làm thức ăn cho vật nuôi.

Bố trí quy mô diện tích nuôi trồng từng loại sản phẩm thủy sản gắn với từng phương thức nuôi và điều kiện trên địa bàn từng các xóm. Các chỉ tiêu cho giai đoạn 2014-2015 với các loại giống thích hợp để nuôi trồng như: Chép, mè, trắm cỏ, rô phi, trôi... và bố trí một số giống thủy sản đặc sản mang lại giá trị kinh tế cho người dân. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản giữ nguyên trong kỳ quy hoạch 21.04 ha.

* Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp

Mục tiêu: Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp. Trong kỳ quy hoạch tập trung vào sản xuất thâm canh, tăng hiệu quả kinh tế với diện tích trồng rừng sản xuất còn lại 391,16 ha tập trung và rải rác trên 19 xóm của xã. Tăng cường công tác trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, tăng thêm thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo.

Phấn đấu đến năm 2015 độ che phủ của rừng là 61,9%; năm 2020 là 85,8%.

+ Hoạt động sản xuất lâm nghiệp:

Áp dụng các biện pháp lâm sinh như: Bảo vệ rừng tự nhiên, chăm sóc rừng đã trồng. Trồng mới rừng, tiếp tục khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung cây sơn tra để tăng diện tích và trữ lượng, chất lượng rừng.

- Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tổng quy mô đất lâm nghiệp đến năm 2020 là 391,16 ha.

+ Giải pháp thực hiện quy hoạch:

- Qua thực tế ngoài diện tích đất lâm nghiệp do Ban quản lý rừng, hiện vẫn còn một số diện tích đất chưa sử dụng có khả năng phát triển lâm nghiệp. Tặng cường công tác trồng rừng gắn với chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng; khuyến khích doanh nghiệp liên kết với các hộ có đất rừng phát triển trang trại rừng theo hướng nông lâm kết hợp trồng rừng có giá trị kinh tế cao. Phát huy hiệu quả kinh tế rừng nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động. Đưa diện tích đất chưa sử dụng còn lại xã vận động và lập kế hoạch giao quỹ đất này các hộ gia đình nhận đất trồng rừng tăng thu nhập và tăng độ che phủ của rừng.

- Tư vấn, hướng dẫn người dân phát triển lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế dưới tán rừng trong khu rừng phòng hộ để tăng giá trị hưởng lợi trong khoán bảo vệ rừng. Thực hiện công tác tư vấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các vườn ươm tại chỗ để cung ứng cây giống kịp thời cho người trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, thanh toán kinh phí bảo vệ và phát triển rừng cho hộ dân đầy đủ, đúng theo quy định của nhà nước.

- Tuyên truyền vận động toàn thể nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng.

+ Sản phẩm thu được từ rừng:

Quản lý bảo vệ và phát triển rừng ngoài tác dụng giữ đất, giữ nước chống xói mòn rửa trôi, ngăn lũ, người dân còn thu được những sản phẩm có giá trị kinh tế như nhựa thông, gỗ và củi.

Sản phẩm thu được người dân có thể thông qua hợp tác xã dịch vụ để tiêu thụ hoặc bán trực tiếp cơ sở chế biến.

* Khu vực trồng chè tập trung:

Do thiên nhiên ưu đãi về đất đai, nguồn nước và thời tiết khí hậu phù hợp với cây chè. Mặt khác cây chè là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong giai đoạn tới sẽ tập trung đầu tư chăm sóc ổn định việc trồng chè hiện có trong toàn xã. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật theo quy trình Viet GAP, đồng thời quy hoạch 02 khu tập trung về phía Bắc và phía Tây của xã theo dọc sông Cầu với tổng diện tích 215,7 ha.

+ Khu 1: Tại các xóm Trại Cài 1, Sông Cầu, Cà Phê 1, Cà Phê 2 với diện tích 179,5 ha.

+ Khu 2: Tại các xóm Ao Sơn, theo Cày, Làng Chu với diện tích 36,2 ha. Các giống chè đưa vào sản xuất là các giống chè có chất lượng tốt như: Chè cao sản, chè Kim Tuyên, chè Phúc Văn Tiên, chè L DT1, chè cành... Phấn đấu đến năm 2015 đạt 50% giống chè mới.

Bảng 4.5: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của xã Minh Lập

TT Loại đất Năm 2013 Năm 2020

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) I Tổng diện tích Đất nông nghiệp NNP 1513.38 82.7 1393.34 76.1 1 Đát sản xuất nông ngiệp SXN 1003.06 54.8 1113.2 60.8

Một phần của tài liệu Quy hoạch cơ sở hạ tầng nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tại xã Minh Lập - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2014 – 2020. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)