4.1.1.1. Vị trí địa lý
- Xã Minh Lập nằm ở phía Tây huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm huyện 10km; phía Đông giáp xã Hoá Trung; phía Tây giáp xã Vô Tranh, Tức Tranh huyện Phú Lương; phía Nam giáp xã Hoá Thượng; phía Bắc giáp xã Tân
Long, Hoà Bình.
- Xã Minh Lập có vị trí địa lý tương đối thuận lợi có tuyến huyện lộ đi qua, là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa với thị trường bên ngoài.
4.1.1.2. Địa hình
Minh Lập là một xã trung du miền núi, với địa hình nhiều đồi núi nằm rải trên toàn bộ địa giới của xã, tạo nên một địa hình không bằng phẳng và tương đối phức tạp. Địa hình của xã nói chung cao về phía Bắc thấp dần về phía Nam - Đông Nam. Vị trí bằng phẳng được trải dài theo dòng Sông Cầu từ xóm Sông Cầu về đến xóm Bà Đanh có độ dốc dưới 400. Độ cao trung bình từ 49,8 - 236,8m so với mặt nước biển.
4.1.1.4. Khí hậu, thời tiết
Huyện Đồng Hỷ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Theo tài liệu quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên qua 05 năm gần đây năm cho thấy:
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ bình quân năm là 220C, nhiệt độ bình quân các tháng trong năm đều trên 140C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng là tương đối cao khoảng 130
C. Lượng mưa:
- Chế độ mưa ở Minh Lập mang đặc trưng của vùng đông bắc bắc bộ. Lượng mưa lớn, trung bình đạt 2.097 mm/ năm, phân bố không đều. Trong đó 85% lượng mưa cả năm tập trung từ tháng 5 đến giữa tháng 10, dặc biệt trong
tháng 7 và tháng 8 thường tập trung lượng mưa rất lớn kèm theo mưa bão nên thương xảy ra ngập úng, lũ lụt. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa ít chỉ chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm.
Lượng bốc hơi và độ ẩm:
- Đây là vùng có lượng bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 985,5 mm. Lượng bốc hơi trung bình tháng là 84 mm. Lượng bốc hơi tháng 5 là cao nhất đạt 99,9 mm, thấp nhất ở tháng 3 là 62,7mm.
- Độ ẩm không khí trên địa bàn xã Minh Lập trung bình là 82%. Nhìn chung các tháng trong năm đều có lượng mưa gấp 2 lần lượng bốc hơi, chỉ riêng tháng 12 và tháng 1 thì thường có hạn hán khi lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi.
Gió: Gió mùa Đông Bắc vào tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc.Gió mùa đông bắc có đặc điểm mang nhiều hơi ẩm, giá lạnh tạo ra sương mù, sương muối, băng giá, mưa phùn;.
Từ những đặc điểm khí hậu nêu trên xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ là vùng có khí hậu tương đối khắc nghiệt, có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp.
4.1.1.4. Thủy văn
Tây và phía Bắc của xã với chiều dài 7 km, đồng thời có các phai đập, ao hồ nhỏ... Nhìn chung hệ thống sông ngòi, hồ, ao của xã Minh Lập là nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt của người dân. Các ao nhỏ ngoài tác dụng giữ nước để sản xuất còn được sử dụng nuôi cá nước ngọt
4.1.1.5. Các nguần tài nguyên
• Tài nguyên đất: Theo bản đồ đất do tổ chức FAO Unesco xây dựng, trên địa bàn xã có các loại nhóm đất sau. Đất phù sa không được bồi (P), phân bố ở địa hình nằm ven sông Cầu, có diện tích trên 80 ha chiếm 43,71% tổng diện tích tự nhiên. Đất xám mùn điển hình(Xu-h): Diện tích 707,2 ha. chiếm 38,64% tổng diện tích tự nhiên phân bố ở độ dốc >250. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs) có diện tích 1.042.99 ha chiếm 56,98% tổng diện tích tự nhiên, phân bố khắp địa bàn xã.
• Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt: Xã Minh Lập có nguồn nước mặt
tương đối phong phú, từ phía Bắc đến phía Nam có dòng sông Cầu với lưu lượng dòng chảy từ tháng 6 đến tháng 9 chiếm tới 75% tổng dòng chảy cả năm, trong khi đó dòng chảy mùa khô chỉ chiếm 5,6 - 7,8 %. Ngoài ra cùng với lượng mưa hàng năm đã đổ vào các ao hồ nhỏ tạo thành nguồn nước mặt chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm tương đối và có chất lượng tốt, có độ sâu từ 15-35m đảm bảo nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Đánh giá chung về tài nguyên nước của xã Minh Lập cũng tương đối dồi dào. Về chất lượng môi trường nước nhìn chung là tốt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nguồn nước sông Cầu khi chả qua khu vực đông dân cư đã tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt, canh tác nông nghiệp và khai khoáng nên cũng phải quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải nhằm đảm bảo môi trường nước mặt không bị ô nhiễm.
- Tài nguyên rừng: Xã Minh Lập với diện tích đất rừng = 489,28 ha đất rừng sản xuất chiếm 26,7% tổng diện tích tự nhiên toàn xã (1.830,19 ha). Rừng chủ yếu là rừng trồng với loài cây chủ đạo là keo tai tượng, ngoài ra còn một số diện tích nhỏ là rừng tái sinh nghèo không hiệu quả; không phát huy được hiệu quả phòng hộ, trữ nước phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh. Trên địa bàn xã không có rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
- Tài nguyên khoáng sản:Hiện tại vùng đất phía Đông giáp xã Hóa Trung có mỏ đá và mỏ quặng sắt đang được khai thác. Về phí tây nam của xã giáp xã Hóa Thượng và vùng ven sông Cầu có mỏ đất sét được khai thác sử dụng vào mục đích sản xuất vật liệu xây dựng. Khu vực đất có tài nguyên khoáng sản của xã Minh Lập hiện nay mới được đưa vào khai thác chưa có nhiều vấn đề về. Hiện trạng nông thôn xã Minh Lập và đánh giá hiện trạng so với 19 tiêu chí nông thôn mớimôi trường nổi cộm, tuy nhiên nhưng cần sự quan tâm, chỉ đạo của cấp quản lý xã để không làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong tương lai.
- Tài nguyên nhân văn: Xã Minh Lập là địa bàn cư trú lâu đời của nhiều dân tộc anh em sinh sống, là một xã có bản sắc dân tộc đa dạng, trong đó
người kinh chiếm khoảng 60% dân số còn lại là người sán rìu, người tày và người nùng. Mỗi dân tộc trong cộng đồng đều có những nét đặc trưng về tập quán sản xuất, có bản sắc văn hóa riêng biệt tạo nên những phương thức canh tác, nền văn hóa phong phú, đa dạng, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc.