2.1. Đối với nhà nước
- Cần nâng cao trình độ dân trí cho người dân thông qua việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngành cho nông hộ.
- Xây dựng thêm cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ phát triển sản xuất.
- Mở rộng các chương trình cho vay vốn tín dụng thông qua các quỹ tín dụng, các hiệp hội nông dân với lãi suất ưu đãi, thời gian hợp lý và thủ tục thật đơn giản.
- Cần có các chính sách phù hợp với điều kiện hiện tại của hộ nông dân giúp nông hộ phát triển thuận lợi hơn như chính sách thuế, trợ giá giống, trợ
giá phân bón, ứng dụng - hướng dẫn kỹ thuật khuyến nông mới để nâng cao năng lực sản xuất của nông hộ.
2.2. Đối với địa phương
- Cần lựa chọn mô hình kinh tế sản xuất trong kinh tế hộ phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, từđó có thể nhân rộng ra toàn xã.
- Tổ chức các hoạt động khuyến nông nhằm đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí, có những chính sách hỗ trợ những hộ nghèo yên tâm làm kinh tế. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân được tham quan học hỏi kinh nghiệm tại một sốđịa phương có kinh tế nông hộ phát triển mạnh.
- Có chính sách thu hút những nhân tài là con em trong xã sau khi học tập vềđịa phương công tác, đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của địa phương mình.
2.3. Đối với hộ nông dân
Tích cực học hỏi, tìm hiểu các kinh nghiệm sản xuất mới để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn của mình.
Các chủ hộ cần căn cứ vào thu cầu thị trường về nông sản hàng hóa và
điều kiện cụ thể của gia đình mình mà lựa chọn bố trí hệ thống cây trồng, vật nuôi hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao, tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất. Cần đầu tư, xây dựng, cải thiện và nhân rộng hệ thống hầm bioga trong việc xử lý chất thải từ chăn nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế ô nhiễm môi trường. Ngoài ra cũng cần áp dụng các biện pháp cải tạo, nâng cao
độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất. Mỗi nông hộ sử dụng đất gắn liền với bảo vệ
tài nguyên đất, cần hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, vừa hạn chế chi phí vật chất vừa giảm nhẹ ô nhiễm môi trường. Đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng nông sản.
Nông hộ cần mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất và mạnh dạn đầu tư
vào một số ngành có khả năng mang lại thu nhập hiệu quả cao.
Biết cách huy động và sử dụng các nguồn vốn sao cho hợp lý mang lại hiệu quả cao nhất.
Đối với các hộ nông dân có điều kiện về đất đai, vốn, lao động…Cần
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng việt
1. Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh, (1997), “Kinh tế hộ lịch sử và triển vọng phát triển”, NXB KHXH, Hà Nội.
2. Báo cáo tổng kết UBND xã Yên Đổ 2011, 2012, 2013. Và “Thuyết minh đồ án xây dưng nông thôn mới của xã Yên Đổ 2012”.
3. Hoàng Thị Hiệp lớp phát triển nông thôn Khoá 40 – Khoa KT & PTNT Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đề tài về “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Tự Do, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2009 – 2011”.
4. Phạm Thị Hảo lớp kinh tế nông nghiệp Khoá 41 – Khoa KT & PTNT Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đề tài về “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn xã Vịêt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”.
5. Nguyễn Văn Huân (1993), “Kinh tế hộ, khái niệm vị trí, vai trò, chức năng”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
6. Đào thế Tuấn 1997), “Kinh tế hộ nông dân”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Đỗ Trung Hiếu (2011), Bài giảng “Kinh tế nông hộ và trang trại” (Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên).
II. Tài liệu từ mạng
1. http://www.tailieu.vn