3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình * Vị trí địa lý
Xã Yên Đổ nằm tại phía bắc của huyện và có tuyến quốc lộ 3 chạy qua
địa bàn theo chiều bắc - nam dài 8 km, ngoài ra xã còn là nơi bắt đầu tuyến tỉnh lộ 268 tuyến đường huyết mạch của huyện Định Hóa. Xã Yên Đổ giáp với hai xã Yên Trạch và Yên Ninh ở phía bắc, xã Yên Lạc ở phía đông, xã
Động Đạt ở phía đông nam, hai xã Phú Lý và Ôn Lương ở phía tây nam và xã Phú Tiến thuộc huyện Định Hóa ở phía tây. Trên địa bàn xã có một số dòng suối tạo thành sông Đu. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 3561,14ha, dân số
năm 2013 là 6687 người, mật độ dân sốđạt 187 người/km².
* Địa hình
Yên Đổ là xã trung du miền núi, độ cao trung bình so với mực nước biển là 200m. Khu vực phía đông và phía bắc của xã có nhiều núi đá, khu vực phía nam và phía tây có nhiều đồi đất nên địa hình tương đối phức tạp. Địa hình của xã dốc dần từ phía bắc xuống phía nam.
Khu vực phía nam và khu trung tâm có địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích canh tác lớn đây là khu vực có mật độ dân cưđông nhất xã.
Khu vực phía đông chạy sang phía bắc của xã đất đai là đồi núi bao quanh các cánh đồng. Đây là khu vực có địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng thấp kém, nhất là đường giao thông đi lại chủ yếu là đường đất nên việc phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn.
Yên Đổ với tổng diện tích đất tự nhiên là 3.651,14 ha, trong đó đất phi nông nghiệp là 251,35ha, đất nông nghiệp là: 3257,61ha.
3.1.1.2 Khí hậu – thủy văn * Khí hậu
Nhìn chung trên địa bàn toàn xã khí hậu mang đặc trưng tương đối giống với khí hậu toàn tỉnh, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa… Thời tiết chia thành 4 mùa song chủ yếu hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm là 2000 – 2100mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau với lượng mưa ít, trung bình hàng năm là 24 – 25mm/ tháng.
Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22oC, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 là khoảng 30oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm vào khoảng 15oC. Độ ẩm trung bình vào khoảng 82%, hướng gió chủ yếu mùa mưa là gió đông nam, mùa khô là gió đông bắc. Số ngày có sương mù trong năm khoảng 5 tới 6 ngày. Đây là thời tiết rất thuận lợi cho việc gieo trồng nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới.
* Thủy văn:
Trên địa bàn xã có một số dòng suối tạo thành sông Đu, đảm nhận nhiệm vụ tưới tiêu chủ yếu trong xã. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 4
đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm là 2000 – 2100mm.
3.1.1.3. Tài nguyên
a. Tình hình sử dụng đất của xã Yên Đổ
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tuợng lao động. Do đó đất đai là một trong những yếu tốảnh huởng lớn đến phát triển sản xuất. Vì vậy đất đai cần phải đuợc bảo vệ và sử dụng một cách hợp lý nhằm phát triển bền vững trong tương lai. Xã Yên Đổ gồm các vùng đất có nhiều chức năng sử dụng khác nhau như: đất ở, đất chuyên dùng, đất giao thông, đất thuỷ lợi, đất trồng lúa, đất trồng rừng, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất mặt nước chuyên dùng. Tình hình sử dụng đất của xã được thể hiện trong bảng 3.1 Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3561,14 ha và không có sự thay
đổi qua 3 năm. Tuy nhiên thành phần trong đó thì có sự biến động cụ thể
như sau:
Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2011 là 3261,33 ha, đến năm 2013 tổng diện tích đất nông nghiệp là 3257,61 ha giảm đi 3,72 ha. Nguyên nhân dẫn đến tổng diện tích đất nông nghiệp giảm đó là do sự giảm đi của diện tích
đất trồng cây hàng năm như lúa, ngô... Chuyển sang mục đích sử dụng khác nhưđất thổ cư và đất chuyên dùng. Diện tích đất lâm nghiệp vẫn giữ nguyên qua 3 năm là 2373,38 ha, chủ yếu là đất rừng kinh doanh.
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Yên Đổ từ 2011- 2013 Loại đất 2011 2012 2013 So sánh (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 3561,14 3561,14 3561,14 100,00 100,00 100,00 I.Tổng diện tích đất nông nghiệp 3261,13 3258,56 3257,61 99,15 99,97 99,56 1. Đất sản xuất nông nghiệp 781,08 778,31 777,36 99,64 99,87 99,75 1.1. Đất trồng lúa 284,63 284,06 283,17 99,79 99,68 99,74 1.2. Đất trồng rau màu 100,03 98,55 98,12 98,52 99,56 99,04 1.3. Đất trồng cây lâu năm 396,42 396,13 395,64 99,92 99,87 99,89
2. Đất nuôi trồng thuỷ sản 106,87 106,87 106,87 100,00 101,03 100,51 3. Đất lâm nghiệp 2373,38 2373,38 2373,38 100,00 100,00 100,00
3.1. Đất rừng phòng hộ 648,63 648,63 648,63 100,00 100,00 100,00 3.2. Đất rừng kinh doanh 1724,75 1724,75 1724,75 100,00 100,00 100,00
4. Đất phi nông nghiệp 245,62 250,29 252,46 101,90 100,42 101,16
4.1. Đất ở 61,12 62,68 63,53 102,55 101,35 101,95 4.2. Đất chuyên dùng 139,92 143,03 144,48 107,60 100,23 103,91 4.3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4,65 4,65 4,65 100,00 100,00 100,00 4.4. Đất sông suối, mặt nước 39,93 39,93 39,93 100,00 100,00 100,00
5. Đất chưa sử dụng 54,19 52,38 51,07 96,65 97,49 97,07
(Nguồn: Số liệu của UBND Xã)
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2011 là 245,62 ha, tới năm 2012 tăng thêm 4,67 ha là 250,29 ha, tăng thêm 2,17 ha tới năm 2013 có diện tích là 252,46 ha. Sự tăng lên qua các năm của tổng diện tích đất phi nông nghiệp đó là do sự chuyển dịch từđất nông nghiệp sang trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới và do chuyển mục
Tổng diện tích đất chưa sử dụng giảm dần qua các năm cụ thể diện tích năm 2011 là 54,19 ha và giảm đi 3,12 ha tới năm 2013 là 51,07 ha. Diện tích
đất chưa sử dụng được chuyển sang sử dụng vào đất phi nông nghiệp.
Nhìn chung các loại đất ở xã qua 3 năm không có nhiều biến động tuy nhiên do là xã hoạt đông nhiều sản xuất nông nghiệp nên cần có các biện pháp hạn chế sự giảm đi của đất nông nhiệp để phục vụ cho sản xuất. Cần có hướng sử dụng, và khai thác hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng tránh tình trạng để
lãng phí đất.
b. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng: Đến năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp của xã là 2373,38 ha chiếm 66,3% diện tích đất tự nhiên toàn xã, trong đó đất rừng sản xuất là 1724,75 ha, đất rừng phòng hộ là 648,63 ha. Công tác khoanh nuôi rừng, bảo vệ và trồng mới rừng đã được chính quyền và nhân dân quan tâm, nhiều dự án chương trình 661, chương trình 135, dự án tăng cường phục hồi rừng bằng phương thức nông lâm kết hợp được nhân dân hưởng ứng thực hiện và đã đạt được những kết quả đáng kể. Bên cạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng, người dân còn tập trung chăm sóc và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây, rừng đã chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế xã và việc nâng cao thu nhập của người dân cũng như bảo vệ môi trường.
c. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản: Yên Đổ hiện có 01 mỏ Chì kẽm với trữ lượng gần 35.000 tấn hiện nay do công ty liên doanh kim loại mầu Việt Bắc đang khai thác, hệ thống núi đá vôi ở khu Bắc, tuy nhiên việc khai thác cần có quy hoạch và định hướng cụ thể để tránh ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và nguồn nước ngầm.
Đánh giá chung:
Lợi thế:
Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và sức khỏe đời sống của nhân dân trong vùng.
Với chếđộ mưa, nhiệt và ánh sáng thuận lợi để trồng lúa nước, tạo điều kiện để nâng cao năng suất, sản lượng lương thực, tạo điều kiện cho nghề
rừng phát triển.
Hạn chế:
Quỹ đất để phát triển xây dựng khá hạn chế do địa hình đồi núi chiếm tỷ lệ lớn, đất rừng bị khai thác, hiện tượng sạt lở đất vẫn thường xảy ra trong mùa mưa lũ, gây thiệt hại về tài sản, mất ổn định về đời sống của nhân dân trong vùng.