PHẢN XẠ CẢM GIÁC-VẬN ĐỘNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường THPT Nhã Nam - Tân Yên - Bắc Giang (Trang 27)

Cảm giác là quá trình chuyển đổi năng lượng vật lý thành phản ứng của các cơ quan cảm thụ (thị giác, thính giác…). Cảm giác là sự phản ánh của hệ thần kinh đối với vật kích thích và là một hoạt động phản xạ [30].

Khái niệm về phản xạ được đưa ra lần đầu tiên là của nhà bác học Pháp Đecac. Ông đã dùng phản xạ để giải thích những hành vi bậc thấp, loại trừ những hoạt động ý thức ra ngoài khái niệm phản xạ [43], [50]. Bằng lập luận

và thực nghiệm khoa học, Pavlov đã chỉ ra rằng mọi hoạt động của con người đều là các phản xạ [25]. Vậy phản xạ là gì?

Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với những kích thích của môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài tác động lên nó do hệ thần kinh điều khiển. Đặc điểm cơ bản của phản xạ là tính chất của nó rất khác nhau. Mỗi cơ quan cảm thụ đều có đường dẫn truyền riêng biệt đối với các trung tâm của não bộ [43], [51], [52].

Thời gian phản xạ là thời gian cần thiết để cơ thể đáp ứng một cách có ý thức với những kích thích xác định. Thời gian phản xạ phụ thuộc vào mức độ phát triển chức năng của hệ thần kinh và dây thần kinh. Tốc độ dẫn truyền các xung động biến đổi theo tuổi. Ngoài ra thời gian phản xạ còn liên quan chặt chẽ với các chỉ số khác như lực cơ và sức dẻo dai của cơ. Phương pháp đo thời gian phản xạ được chính thức đưa vào phục vụ nghiên cứu khoa học từ những năm đầu thế kỷ 19 trong các lĩnh vực như: thiên văn học, sinh lý thần kinh,… [3].

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về phản xạ cảm giác - vận động đã được nhiều nhà tâm lý học, sinh lý học và y học tiến hành từ khá lâu [22], [23], [38], [59], …

Đỗ Công Huỳnh và cộng sự đã nghiên cứu thời gian phản xạ cảm giác - vận động của thanh thiếu niên từ 16 – 18 tuổi ở khu vực nam, bắc sân bay Biên Hoà và xã Vạn Phúc, thị xã Hà Đông. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian phản xạ cảm giác - vận động giảm dần theo tuổi. Tuổi càng lớn (không quá 18 tuổi) thì thời gian phản xạ càng ngắn. Điều này chứng tỏ, quá trình xử lý thông tin ngày càng tốt hơn theo lớp tuổi. Đỗ Công Huỳnh đã xây dựng một phương pháp cho phép xác định chính xác thời gian phản xạ thị giác - vận động và thính giác - vận động [22].

Tạ Thuý Lan và cs (2001) [37] nghiên cứu thời gian phản xạ thị giác - vận động và thời gian phản xạ thính giác - vận động của học sinh, sinh viên từ 15 đến 21 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian phản xạ thị giác - vận

động và thính giác vận động tăng dần theo lớp tuổi.

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [49] thì thời gian phản xạ cảm giác - vận động của nam và nữ học sinh biến động theo thời gian, giảm dần từ 6 đến 14 tuổi, từ 15 đến 17 tuổi tương đối ổn định.

Những kết quả của các tác giả khác như Mai Văn Hưng [20], … cũng cho kết luận tương tự.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của các em học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 của trường THPT Nhã Nam, Huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang. Trường Nhã Nam thuộc khu vực miền núi của huyện. Do vậy, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Sự đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế. Điểm thi đầu vào của trường thấp hơn nhiều so với nhiều trường trong huyện. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cũng như kết quả học tập chung của học sinh toàn trường.

Các em học sinh có độ tuổi từ 16 - 18 của các lớp chọn và lớp thường. Những học sinh được chọn để nghiên cứu có sức khoẻ bình thường, không có các dị tật bẩm sinh hoặc bệnh truyền nhiễm, trạng thái tâm lý bình thường. Học sinh trong các lớp chọn được tuyển sinh theo mức điểm từ cao xuống thấp với số lượng nhất định. Các đối tượng nghiên cứu được phân theo giới tính, theo khối lớp, theo tuổi như ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Sự phân bố các đối tượng nghiên cứu

Lớp Tuổi Chung Khối lớp chọn Khối lớp thường

Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ

10 16 286 132 154 144 56 88 142 76 66

11 17 261 85 176 133 43 90 128 42 86

12 18 275 109 166 138 48 90 137 61 76

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường THPT Nhã Nam - Tân Yên - Bắc Giang (Trang 27)