“Phân cấp quản lý nhà nớc NXB Chính trị quốc gia Võ Kim Sơn 2004.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quyển 1_Nội dung quản lý hành chính (P1) docx (Trang 27 - 31)

- Hình thức đại diện, thông qua những tổ chức mà nhân dân bầu ra để đại diện cho lợi ích hợp pháp của họ. ở Việt Nam, các cơ quan đại diện là Hội đồng Nhân dân;

- Thông qua các tổ chức quần chúng. Đó là những tổ chức do những nhóm công dân thành lập, đại diện cho lợi ích của nhân dân. Có rất nhiều loại tổ chức quần chúng. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, 6 tổ chức chính trị - xã hội có một vai trò rất quan trọng đại diện cho nhân dân tham gia hoạt động quản lý nhà nớc;

- Thông qua vai trò chủ thể của mỗi một công dân. Công dân với t cách là một chủ thể đợc tham gia trong hoạt động quản lý nhà nớc theo các hình thức: kiến nghị, yêu cầu, tố cáo, khiếu nại và khiếu kiện.

Sự tham gia của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nớc đã đợc quy định tại điều 53 Hiến pháp 1992: “công dân có quyền tham gia quản lý nhà n- ớc và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nớc và địa phơng, kiến nghị với cơ quan nhà nớc, biểu quyết khi nhà nớc tổ chức trng cầu dân ý”

Nhân dân có quyền tham gia vào quản lý nhà nớc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tham gia giải quyết những vấn đề lớn và hệ trọng của địa phơng hoặc đơn vị. Ngoài việc tham gia biểu quyết khi nhà nớc tổ chức trng cầu dân ý, những hình thức tham gia trực tiếp khác của nhân dân vào quản lý nhà nớc là: Thảo luận góp ý kiến vào quá trình xây dựng những đạo luật hoặc các quyết định quan trọng khác của nhà nớc hoặc của địa phơng; kiểm tra các cơ quan quản lý nhà nớc; thực hiện quyền khiểu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nớc .... Các hình thức tham gia gián tiếp của nhân dân vào quản lý nhà nớc, kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan này thông qua hoạt động của các đại biểu do mình bầu ra.

Một hình thức tham gia gián tiếp vào quản lý nhà nớc rất quan trọng khác là thông qua các tổ chức xã hội. Pháp luật Việt nam trao cho các tổ chức xã hội quyền hạn tham gia thành lập các cơ quan nhà nớc, trực tiếp thực hiện một số chức năng nhà nớc, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nớc

Để đảm bảo sự tham gia quản lý hành chính nhà nớc của nhân dân có hiệu quả, cần phải thể chế hoá các quyền đó một cách cụ thể, phát huy hơn

nữa vai trò của các đại biểu nhân dân và nâng cao hiệu quả sự tham gia, kiểm tra giám sát của các đoàn thể nhân dân vào quản lý nhà nớc.

Các cơ quan nhà nớc phải có trách nhiệm bảo đảm cho sự tham gia của nhân dân trong hoạt động quản lý. Thực hiện tốt quy chế dân chủ theo tinh thần của Nghị định 79/2003/NĐ-CP là một trong những cách thức thể hiện cao nhất sự tham gia của nhân dân.

b) Những nguyên tắc phụ thuộc vào thể chế chính trị và thể chế nhà n- ớc

Trong điều kiện cụ thể của thể chế chính trị nhà nớc Việt Nam, Điều 4 của Hiến pháp đã xác định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam .

Quản lý nhà nớc và các cơ quan nhà nớc đặt dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lịch sử hình thành và phát triển của nhà nớc Việt nam kiểu mới gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam. Trong hệ thống chính trị ở nớc ta, Đảng Cộng sản Việt nam là Đảng cầm quyền, là lực lợng lãnh đạo nhà nớc và xã hội.

Đảng lãnh đạo quản lý hành chính nhà nớc trớc hết, bằng các nghị quyết đề ra đờng lối, chủ trơng, chính sách nhiệm vụ cho quản lý nhà nớc và căn cứ vào đó để nhà nớc ban hành hệ thống các văn bản pháp luật nhằm thực hiện đờng lối, chủ trơng và chính sách của Đảng. Đảng định hớng hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý về mặt cơ cấu tổ chức cũng nh các hình thức và phơng pháp quản lý.

Đảng lãnh đạo thông qua công tác tổ chức và cán bộ. Đảng đào tạo, lựa chọn, giới thiệu cán bộ cho cơ quan quản lý nhà nớc, lãnh đạo việc sắp xếp, phân bổ cán bộ.

Hoạt động tổ chức, chỉ đạo, tuyên truyền vận động, kiểm tra sự thực hiện các nghị quyết của Đảng cũng nh pháp luật của nhà nớc của tổ chức Đảng các cấp và đảng viên có vai trò rất quan trọng, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nớc.

Sự lãnh đạo của Đảng - hạt nhân của hệ thống chính trị nớc ta là cơ sở bảo đảm sự phối hợp của các cơ quan nhà nớc và tổ chức xã hội, lôi cuốn đợc đông đảo nhân dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nớc.

Đảng lãnh đạo quản lý nhà nớc nhng không làm thay các cơ quan nhà nớc. Chính vì vậy việc phân định chức năng lãnh đạo của cơ quan Đảng và chức năng quản lý của cơ quan nhà nớc là vấn đề vô cùng quan trọng và cũng là điều kiện cơ bản để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nớc.

Nguyên tắc tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng chỉ đạo tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị, trong đó có nhà nớc.

Nguyên tắc tập trung dân chủ quy định trớc hết sự lãnh đạo tập trung đối với những vấn đề cơ bản chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dới, địa phơng và cơ sở khả năng thực hiện quyết định của trung ơng căn cứ vào các điều kiện thực tế của mình. Bên cạnh đó phải bảo đảm tính sáng tạo, quyền chủ động của địa phơng và cơ sở. Nhà nớc giữ quyền thống nhất quản lý những vấn đề cơ bản, đồng thời thực hiện phân cấp quản lý, giao quyền hạn, trách nhiệm cho các địa phơng, các ngành trong tổ chức quản lý điều hành để thực hiện các văn bản của cấp trên. Điều 6 Hiếp pháp 1992 quy định tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nớc.

Tập trung dân chủ đợc biểu hiện rất đa dạng trong mọi lĩnh vực, mọi cấp quản lý; từ vấn đề tổ chức bộ máy đến cơ chế vận hành của bộ máy. Đó là quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của các cơ quan quản lý trớc cơ quan dân cử; phân định chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý các cấp; hệ thống “hai chiều trực thuộc” của một số cơ quan quản lý bảo đảm kết hợp tốt sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền quản lý tổng thể của địa phơng, kết hợp lợi ích quốc gia với lợi ích của địa phơng...

Tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nớc, là một thể thống nhất. Tập trung dân chủ không phải là cơ quan cấp trên “làm thay” “lấn sân” vào thẩm quyền việc cơ quan cấp dới, đồng thời cũng phủ nhận việc cơ quan cấp dới, ỉ lại đùn đẩy cho cấp trên. Trong thực tiễn quản lý hiện nay, Đảng và

nhà nớc ta đang khắc phục bệnh tập trung quan liêu, đồng thời chống biểu hiện tự do, tuỳ tiện, phân tán cục bộ địa phơng, vô kỷ luật, thiếu kỷ cơng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quyển 1_Nội dung quản lý hành chính (P1) docx (Trang 27 - 31)