Nguồn gốc và ảnh hưởng của kiến thức nông nghiệp lên năng suất vườn cây

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂNG SUẤT VƯỜN CÂY CỦA NÔNG DÂN TRONG CAO SU HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH (Trang 35)

4.4.1.Nguồn gốc kiến thức nông nghiệp và những khó khăn của nông dân

Hình 4.1 Nguồn gốc KTNN 66.1 30.0 24.2 64.8 24.6 27.1 25.4 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 Kinh nghiệm Tài liệu KN hoặc chỉ dẫn của CB KTKN Tự tham khảo tài liệu Học hỏi từ bạn bè và bà con Người cung cấp VTNN Hội thảo KN Xem Tivi, nghe radio Nguồn gốc % số n ời đ ư ợc h ỏi

Nhìn chung kỹ thuật cao su của các hộ nông dân phần lớn có được do học hỏi từ bạn bè, bà con (64.8%) và tự đúc kết kinh nghiệm bản thân (66.1%).

Bảng 4.5 Những khó khăn của hộ nông dân

Những khó khăn mà Hộ đang gặp phải Số hộ Tỷ lệ (%)

Thiếu vốn 14 14.6

Thiếu kiến thức chuyên môn kỹ thuật 48 50.0

Thiếu thông tin khoa học và thị trường 13 13.5

Thiếu cơ sở vật chất phục vụ SX 9 9.4

Thiếu lao động 28 29.2

Ảnh hưởng của thời tiết 31 32.3

Ảnh hưởng của sâu bệnh 17 17.7

Sự không ổn định của giá vật tư (phân bón, thuốc trừ sâu…) 35 36.5

Sự không ổn định của giá bán. 59 61.5

Phần lớn các hộ gặp phải khó khăn chung của ngành nông nghiệp đó là sự không ổn định của giá cả (chiếm 61.5% số hộ được hỏi), kế tiếp là vấn đề về thiều kiến thức chuyên môn kỹ thuật, 50% số hộ được hỏi găp phải khó khăn này. Sự không ổn định của giá vật tư, sự ảnh hưởng bất lợi của thời tiết và thiếu lao động trong SXNN đang là vấn đề lo âu của các nông hộ.

4.4.2.Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc kiến thức nông nghiệp đến năng suất vườn cây

Ảnh hưởng của KTNN lên NSVC thể hiện trong mô hình 1, 1% tăng lên của điểm KTNN sẽ làm tăng 0.246% NSVC. Đầu tư nâng cao KTNN cho nông dân là cần thiết, từ kiến thức chung đến kiến thức kỹ thuật sản xuất.

Bảng 4.6 Đánh giá điểm kiến thức nông nghiệp

STT Nội dung

Điểm cao nhất

Điểm trung bình

Tổng điểm kiến thức nông nghiệp 37 23.93

I Đánh giá kiến thức chung về nông nghiệp 10 5.94

1 Tham gia vào các câu lạc bộ nông dân, tổ nông dân liên

kết sản xuất, hợp tác xã. 1 0.31

2 Đọc sách báo về kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su. 2 1.52

3 Theo dõi các chương trình về nông nghiệp trên truyền

hình, đài phát thanh, internet. 2 1.63

4 Tham gia các hội thảo đầu bờ, KN, ngành hàng cao su. 3 1.50

STT Nội dung

Điểm cao nhất

Điểm trung bình

II Đánh giá kiến thức kỹ thuật về nông nghiệp 27 17.99

1 Làm đất, thiết kế vườn. 2 1.77

2 Chọn giống, trồng. 2 1.46

3 Chăm sóc vườn cây. 2 0.94

4 Kỹ thuật phân bón. 2 1.71

5 Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh. 7 4.79

6 Kỹ thuật khai thác. 12 7.32

Kiến thức chung của nông dân trong mẫu khảo sát có điểm trung bình 5.94/10, mức tham gia vào hoạt động cộng đồng ở mức trung bình. Kiến thức chung có được do mức độ tiếp cận các hoạt động cộng đồng như:

 Tham gia vào các câu lạc bộ, tổ nông dân liên kết: đánh giá điểm KTNN về khía cạnh này đạt 0.31/1, dưới mức trung bình. Thống kê Phụ lục 17, chỉ 30/96 hộ có tham gia vào các tổ chức này, còn lại không tham gia với lý do chủ yếu là không có hoặc không có điều kiện. Nguồn gốc KTNN của nông dân có được do học hỏi từ bà con, bạn bè cao, chiếm 64.8% số người được hỏi. Nếu hoạt động của tổ nông dân liên kết được triển khai rộng rãi và trong số tổ viên có cán bộ cộng tác viên KN tham gia thì việc chuyển tải thông tin kinh tế kỹ thuật đến nông dân thuận lợi và hiệu quả.

 Đọc sách báo về kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su: đa phần các hộ có đọc sách báo kỹ thuật về cao su (93%), mức độ thường xuyên cao (64%) nhưng KTNN có được do tự tìm hiểu tài liệu chỉ là 24.2%. Hiệu quả của hoạt động này không cao, cung cấp phương tiện và tài liệu kỹ thuật sản xuất cho nông dân là cần thiết nhưng cũng cần kết hợp chính sách khuyến khích tạo động lực cho nông dân tự tham khảo tài liệu.

 Theo dõi các chương trình về nông nghiệp trên truyền hình, đài phát thanh: đa phần các hộ có theo dõi (99%), mức độ thường xuyên cao (64%), nhưng KTNN có được do xem ti vi và nghe radio chỉ đạt 25.4%. Theo dõi các chương trình truyền thông thường xuyên nhưng áp dụng vào thực tiễn chưa cao, các chương trình nông nghiệp nên đánh giá xem xét tần xuất và mức độ phù hợp nội dung truyền thông đến nông dân. Các chương trình về nông nghiệp trên các phương tiện truyền thông được tài

trợ từ ngân sách nhà nước và các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp, cụ thể là giống, phân bón, thuốc BVTV, nên các chương trình thường đề cập các hoạt động liên quan như phương pháp chọn giống, kỹ thuật phân bón, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV, chỉ là một phần trong các hoạt động sản xuất mủ cao su. Nên đa dạng về thông tin kỹ thuật trên các phương tiện truyền thông để nông dân cập nhật, làm tăng kiến thức và là cơ sở cho việc lựa chọn kỹ thuật sản xuất của nông dân.

 Tham gia vào hội thảo đầu bờ, KN, ngành hàng cao su: điểm KTNN về việc tham gia hội thảo KN là 1.5/3, đạt mức trung bình. Số hộ tham gia thường xuyên thấp (18%), nhưng KTNN từ hoạt động này khá cao (27.1%). Đánh giá chung hoạt động này khá hiệu quả, tham gia không nhiều nhưng KTNN đem lại cho nông dân tương đối cao. Chương trình tổ chức hội thảo KN, qua khảo sát ở Phụ lục 9, chủ yếu do các đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp thực hiện, vì thế Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ cho các đơn vị trong tổ chức hoạt động này.

 Tiếp xúc với cán bộ KN: điểm KTNN từ tiếp xúc cán bộ KN là 0.98/2, đạt mức trung bình. Hộ tiếp xúc cán bộ KN mức thường xuyên thấp (≥2 lần, khoảng 17%), nhưng KTNN có được từ hoạt động này khá cao (30%). Đánh giá chung việc tiếp xúc thường xuyên với cán bộ khuyên nông làm tăng KTNN cho nông dân. Qua khảo sát ở Phụ lục 9, công tác KN tại tỉnh Tây Ninh chỉ tập trung vào mảng cây ngắn ngày mì, mía…Với cây cao su được giao cho các công ty cao su. Mặc dù hoạt động khuyến nông của tỉnh không hướng đến cây cao su, nhưng có vấn đề trong hoạt động sản xuất của nông dân, cán bộ KN vẫn sẵn sàng hỗ trợ cho nông dân trong SX. Các công ty cao su và RRIV có nghiên cứu về công nghệ kỹ thuật cao su và chuyển giao đến người lao động của các doanh nghiệp trong cùng hệ thống thuộc VRG hoặc VRA. Hỗ trợ của VRG, VRA, RRIV cho các cá thể khoanh vùng trong các thông tin trên truyền hình, báo về KN, nông nghiệp – nông thôn, mạng internet. Sự hỗ trợ này muốn có hiệu quả một mặt phải có sự nỗ lực chủ động của bản thân từng hộ thì thông tin mới được cập nhật và vận dụng thành kiến thức của nông hộ, mặt khác cũng nên cần có chính sách khuyến khích từ phía Chính phủ. Kiến thức kỹ thuật sản xuất được vận dụng vào quá trình sản xuất trong mẫu khảo sát có điểm trung bình 18/27, vận dụng kỹ thuật ở mức trung bình khá. Qua các giai đoạn từ làm đất, chọn giống, trồng, chăm sóc, phân bón, phòng trừ sâu bệnh đến khai thác, kiến thức kỹ

thuật nông dân ít biết đến đó là kỹ thuật chăm sóc và khai thác, đa phần các hộ có kiến thức về làm đất, thiết kế vườn và kỹ thuật phân bón, thuốc BVTV. Điểm KTNN từ chăm sóc vườn cây các hộ chỉ đạt 0.94/2, dưới mức trung bình và từ kỹ thuật khai thác đạt 7.32/12, ở mức trung bình. Khảo sát ảnh hưởng của các thành phần riêng biệt thuộc KTNN trong mô hình 2 để làm rõ yếu tố tác động chính.

4.4.2.1 Hiểu cấu tạo và chức năng của thân cây cao su

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của kiến thức về cấu trúc và chức năng của thân cây

Hiểu CT Diện tích Tuổi vườn Chi phí Năng suất KTNN Thu nhập

Có 2.8 7.8 35.1 2241 26 63.8

Không 2.2 8.9 48.8 2812 22 84.5

Theo kết quả mô hình 2, khi hộ hiểu về cấu trúc và chức năng của thân cây cao su sẽ cho NSVC cao hơn. Nông dân hiểu cấu tạo của thân cây, chứng tỏ họ có KTNN và sẽ khai thác vào vùng có nhiều ống mủ nhất, đồng thời không khai thác quá mức vào lõi gỗ, vì thế họ vừa thu được nhiều mủ, đồng thời không làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây. Hộ có hiểu biết về cấu tạo thân cây có KTNN cao hơn nhưng chi phí sản xuất thấp làm NSVC thấp hơn, tổng tác động làm cho thu nhập trung bình của hộ thấp hơn. Hiểu về cấu tạo của thân cây chứng tỏ họ có tham khảo tài liệu, có học hỏi nên KTNN cao hơn. Hộ nông dân sẽ có sự đánh đổi giữa tăng chi phí sản xuất hoặc tăng KTNN để làm tăng NSVC. Sự chọn lựa nghiêng về tăng chi phí mà không cần có kiến thức về đặc điểm cấu trúc thân cây đã được vận dụng. Đây là một lựa chọn chưa mang tính khoa học của các hộ nông dân. Hiểu về đặc tính sinh lý của cây cao su là cần thiết, giúp nông dân biết cách tác động để cây đem lại lợi ích kinh tế hiện tại và lâu dài cho nông dân.

4.4.2.2 Kỹ thuật chăm sóc cây cao su

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của kỹ thuật chăm sóc cho cây

Biết chăm sóc Diện tích Tuổi vườn Chi phí Năng suất KTNN Thu nhập

Có 3.3 7.8 41.9 2949 28 98.4

Không 2.3 8.6 41.2 2337 22 64.0

Kết quả mô hình 2 cho thấy, nông dân biết cách chăm sóc vườn cây đúng quy trình có NSVC cao hơn. Kiến thức kỹ thuật về chăm sóc vườn sẽ giúp nông dân thực hiện đúng quy trình, từ đó làm tăng NSVC.

Nông dân biết cách chăm sóc vườn cây có KTNN cao hơn, chi phí tương đương làm cho NSVC cao hơn, tác động tổng hợp làm cho thu nhập trung bình cao hơn. KTNN cao hơn do họ hiểu biết hơn về cách chăm sóc vườn cây từ việc bảo vệ vườn cây phòng chống cháy, cách thức bón phân phù hợp, phương pháp làm cỏ tránh gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây, vì thế họ sẽ có vườn cây đồng đều sinh trưởng tốt nên có năng suất cao hơn. Biết cách chăm sóc vườn cây đúng quy trình là yếu tố quan trọng trong việc góp phần làm tăng NSVC và thu nhập cho nông dân.

4.4.2.3 Kỹ thuật khai thác

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của kỹ thuật khai thác

MKT Diện tích Tuổi vườn Chi phí Năng suất KTNN Thu nhập

1 2.6 8.3 44.5 2780 24 83.9

0 2.4 8.5 36.1 2041 24 55.7

Trong mô hình 2, hộ có MKT trong tiêu chuẩn có NSVC cao hơn. Điều này phù hợp với tình hình thực tế, người có kỹ thuật cạo tốt sẽ có MKT nằm trong tiêu chuẩn và làm tăng NSVC. Kỹ thuật cạo ảnh hưởng trực tiếp đến NSVC, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Người cạo đúng kỹ thuật sẽ ít cạo phạm, không làm mất quá nhiều lớp vỏ của cây, vì thế sẽ tránh làm tổn thương cây và tránh lây bệnh cho cây thông qua việc xâm nhập bệnh vào thân cây.

Các hộ có mức khai thác trong tiêu chuẩn có cùng điểm về KTNN, chi phí SX cao làm cho NSVC cao hơn, tổng tác động thu nhập cao hơn. Hộ cạo đúng tiêu chuẩn sẽ tốn nhiều chi phí do họ tốn nhiều thời gian cho thiết kế và kỹ thuật khéo léo vì thế sẽ dùng nhiều nhân công hơn. Mức hao vỏ trong tiêu chuẩn sẽ kéo dài thời gian thu hoạch và ít làm ảnh hưởng sức khỏe của cây nên NSVC cao hơn. MKT là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá vòng đời của cây, khai thác quá mức sẽ vừa ảnh hưởng đến năng suất hiện tại (thấp) mà còn rút ngắn thời kỳ khai thác của vườn cây, làm ảnh hưởng thu nhập hiện tại và tương lai của hộ. Trong mô hình 2, khẳng định mức độ ảnh hưởng của kiến thức sinh học về cấu tạo và chức năng cơ bản của thân cây, kỹ thuật chăm sóc vườn cây và kỹ thuật khai thác đến NSVC. Chính sách KN nên tập trung nâng cao kiến thức kỹ thuật về đặc tính sinh học, kỹ thuật chăm sóc và kỹ thuật khai thác để nông dân có nền tảng cơ bản trong sản xuất mủ cao su.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH 5.1.Kết luận

KTNN của nông dân, cụ thể kiến thức về cấu tạo, phương pháp chăm sóc và kỹ thuật khai thác có ảnh hưởng đến NSVC của hộ nông dân.

KTNN của nông dân trong mẫu khảo sát đạt mức điểm trung bình 6.5/10. Hạn chế của điểm KTNN do trong phần kiến thức chung có tỷ lệ nông dân tham gia vào các câu lạc bộ, tổ nông dân liên kết ít, và mức độ tiếp xúc thường xuyên với cán bộ KN không cao; trong phần kiến thức kỹ thuật sản xuất có sự hạn chế về kỹ thuật chăm sóc và kỹ thuật khai thác. Khó khăn các hộ gặp phải chủ yếu là việc bất ổn của giá bán cao su, giá vật tư, thiếu lao động sản xuất và sự thiếu kiến thức kỹ thuật nông nghiệp.

Trong hoạt động KN cho cây cao su, truyền bá kỹ thuật nông nghiệp tiếp cận theo phương pháp truyền thông là chủ yếu nhưng hoạt động này chưa toàn diện, tiếp cận theo phương thức cán bộ KN chưa được thức hiện mà KTNN có được từ hội thảo và tiếp xúc cán bộ KN ảnh hưởng đáng kể đến nguồn gốc KTNN của nông dân.

5.2.Đề xuất chính sách

Nhà nước đã có định hướng phát triển về diện tích cây cao su nhằm tăng sản lượng, trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp có giới hạn, mở rộng diện tích qua các quốc gia láng giềng đang được triển khai. Khía cạnh nâng cao năng suất vuờn cây hướng vào chất lượng lao động như đào tạo kỹ thuật viên cao su qua Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su đã được thực hiện, nhưng tiếp cận theo phương thức này thực sự chưa hiệu quả với người lao động sản xuất cá thể. Người lao động khi thực hiện công việc của mình, kiến thức học hỏi lẫn nhau và học hỏi trực tiếp để rút kinh nghiệm trên công việc là cần thiết. Nhà nước nên có những chính sách KN nhằm nâng cao kiến thức cho người LĐSX mủ cao su như:

Khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn đối với các hộ sản xuất cá thể, đầu mối liên kết giữa công nghệ và thực tiễn này là hệ thống khuyến nông nên thực hiện: tập hợp các nông dân thành các tổ nông dân liên kết, được tham gia đóng góp và nhận kinh nghiệm sản xuất từ các hộ khác và cán bộ cộng tác viên KN, các kết quả nghiên cứu khoa học được truyền tải và áp dụng vào thực tiễn một cách chính thống, bài bản. Đồng nghĩa với việc xây

dựng hệ thống khuyến nông cho cây cao su với sự hỗ trợ từ Chính phủ bao gồm kinh phí hoạt động, lực lượng và chất lượng cán bộ khuyến nông cơ sở, phương tiện truyền bá và chuyển giao kiến thức.

66.1% số người được hỏi cho rằng kỹ thuật nông nghiệp có được do kinh nghiệm của bản thân. Để có được kinh nghiệm sản xuất đúng đòi hỏi phải trải nghiệm, học hỏi bạn bè nhưng phải có kiểm chứng từ tư liệu sách vở nghiên cứu. Kinh nghiệm thuộc từng cá nhân, để kinh nghiệm đúng của một người trở thành kiến thức cho mọi người cần có đơn vị tổng hợp. Vì vậy cần có một tổ chức chủ trì đúc kết và truyền tải KTNN cho nông dân (VRG hoặc VRA hoặc Trung tâm KN hoặc một công ty tư nhân về KN), tổ chức xây dựng các cuộc thi tay nghề giỏi trong hoạt động sản xuất của các hộ cá thể. Khuyến khích nông dân tự học hỏi tìm tài liệu nâng cao KTNN thông qua các cuộc thi tay nghề tổ chức rộng rãi trong dân cư.

KTNN cũng có nguồn gốc từ các đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂNG SUẤT VƯỜN CÂY CỦA NÔNG DÂN TRONG CAO SU HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)