Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
B C A A C C C B
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: Phân biệt gió tây ôn đới và gió mậu dịch ? (2đ)
Gió Tây ôn đới. (1 đ)
+ Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới vĩ độ 600. + Thời gian hoạt động: quanh năm.
+ Hướng: hướng Tây là chủ yếu( bán cầu bắc: Tây Nam, bán cầu Nam: Tây Bắc). + Tính chất gió: ẩm, đem mưa nhiều.
Gió Mậu dịch. 1 đ)
+ Phạm vi hoạt động: thổi từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo. + Thời gian hoạt động: quanh năm.
+ Hướng: Đông Bắc (bán cầu bắc) Đông Nam ( bán cầu nam) + Tính chất: khô, ít mưa.
Câu 2: Trình bày và giải thích sự phân bố mưa theo vĩ độ ( 4 điểm)
- Trình bày sự phân bố mưa (1 đ) - Giải thích (3 đ)
Câu 3: Hãy tính giờ và ngày ở Xingapo và Lốt-an-giơ-let, biết rằng tại thời điểm
đó giờ GMT là 24h ngày 31 tháng 12 (Cho biết Xingapo ở múi giờ thứ 8 thuộc phía đông, Lốt-an giơ-let ở múi giờ số 8 thuộc phía tây bán cầu) ? (2điểm)
- Xingapo ở phía Đông nên lúc đó là 8h sáng ngày 1 tháng 1. (1 đ) - Lốt-an-giơ-let ở phía tây nên lúc đó là 16h ngày 12 tháng 12. (1 đ)
Tiết PPCT:17 Ngày soạn: 15 / 10 /2011 Bài 15: THUỶ QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT.
I. Mục tiêu bài học.
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức.
Hiểu rõ: - Các vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
- Những nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy.
- Những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông.
- Biết được đặc điểm và sự phân bố của một số sông lớn trên thế giới
2. Kĩ năng.
- Phân biệt được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông.
- Xác định một số sông lớn trên thế giới
3. Thái độ, hành vi.
Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hồ chứa nước.
II. Thiết bị dạy học.
+ Bản đồ khí hậu thế giới. + Bản đồ tự nhiên thế giới.
III. Tiến trình dạy học.1. Ổn định lớp. 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.3. Dạy bài mới. 3. Dạy bài mới.
Mở bài: Có người nói rằng: “ nước rơi xuống các lục địa, phần lớn do nước từ các đại dương bốc lên, rồi lại chảy về đại dương”, câu nói đó đúng hay sai? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp điều đó.
Thời
gian Hoạt động của GV và HS Nội dung chính.
5p
7p
HĐ1: cả lớp.
+ GV: đọc SGK để phát biểu khái niệm thuỷ quyển.
+ HS: trả lời.
+ GV: chuẩn kiến thức và lưu ý cho HS: Nước ngọt trên Trái Đất chỉ chiém 3%, nước sông, hồ chỉ chiếm một phần nhỏ trong số đó.