Giai đoạn 1992-1997
Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là tỷ giá VND tương đối ổn định cho đến khi có cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra. Cụ thể, tỷ giá trong năm 1992 không những không tăng mà còn giảm -9.2%; tăng trong năm 1993 là + 3,12%; 1994 là + 1,34%; 1995 là + 0,16%; 1996 là + 0,14%; 1997 là +1,22%. Tỷ giá chính thức tại thời điểm cuối năm 1992 (tức trong 5 năm) chỉ tăng +4,26%. Chênh lệch tỷ giá kinh doanh giữa ngân hang và thị trường tự do được thu hẹp
Nguyên nhân chủ yếu khiến VND lên giá trong thời gian 1992- 1997:
+ Thứ nhất, lượng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam tăng nhanh. Năm 1994 là 1 tỷ USD chảy vào Việt Nam với hình thức FDI. Ngoài ra, Việt Nam còn tiến hành các khoảng vay từ các tổ chức quốc tế, vay và viện trợ từ các chính
phủ khác. Trong thời gian này, lượng ngoại tệ chuyển vào Việt Nam dưới dạng kiều hối và chuyển tiền cá nhân lớn dần lên qua các năm, đặc biệt là từ Nga và Đông Âu. Vốn chảy vào Việt Nam tăng làm cho nội tệ (VND) lên giá.
+ Thứ hai, trong giai đoạn cải cách kinh tế 1989-1992. Việt Nam đã đạt được thành tựu trong việc kiềm chế lạm phát, từ mức 3 con số trong giai đoạn trước năm 1989, giảm xuống còn 2 con số và sau đó là 1 con số, khiến cho VND ổn định được giá trị. Bên cạnh ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội, Nhà nước có luật khuyến khích đầu tư trong nước, nên đã kích thích đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong nước ngày càng tăng, góp phần làm tăng nhu cầu về USD.
+ Thứ ba, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD cũng là nhân tố quan trọng khiến VND lên giá. Trong suốt giai đoạn 1993- 1997, lãi suất tiền gửi bằng VND luôn được duy trì ở mức cao hơn so với lãi suất tiền gửi USD. Lãi suất tiền gửi VND dao động trong khoảng 12-18%/năm, trong khi lãi suất tiền gửi bằng USD chỉ khoảng 3-4%/năm. Do lạm phát của VND ổn định và tương đối thấp, nên lãi suất thực dẫn đến xu hướng các cá nhân và tổ chức trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài bán USD để lấy VND gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu kho bạc. Điều này dẫn đến VND lên giá.
Như vậy, cho dù cán cân thương mại trở nên thâm hụt đáng kể năm 1992, nhưng do các nguyên nhân nêu ra ở trên đã giúp cho VND vẫn lên giá ổn định cho đến đầu năm 1997. Trong giai đoạn 1996 này dòng tiền ngoại vào VN mạnh khiến trong ngắn hạn tỷ giá tăng cao bức khỏi giá trị cân bằng. (Xem biểu đồ Loc H-P ở phần trước).
Giai đoạn 1997-1999
Tỷ giá diễn biến phức tạp với xu hướng USD lên giá mạnh, nguyên nhân khiến USD lên giá:
- Xu thế lên giá chung của USD so với ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế. Trong giai đoạn này đồng USD không chỉ lên giá so với VND mà còn lên giá so với nhiều đồng tiền khác, kể cả những đồng tiền được coi là mạnh như DEM, FRF, GBP, JPY…
- Những tháng cuối năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính- tiền tệ, đồng tiền của hầu hết các nước Đông Nam Á đều giảm mạnh so với USD. Sau khủng hoảng, đồng Baht của Thái Lan gần 100%, Peso của Philippin giảm giá 40%, đồng Ringit của Malaysia giảm giá 45%, đồng Rupiat của Indonesia giảm giá 73%, đồng SGD của Singapore giảm giá 19%.
- Tình hình cán cân thương mai thâm hụt nghiêm trọng. Do hậu quả của việc lên giá có phần quá mức của VND trong giai đoạn trước, xuất khẩu bị hạn chế, nhập khẩu ngày càng tăng dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Năm 1996, nhập siêu chiếm 18,3% GDP. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 1997 thâm hụt thương mại là 640 triệu USD.
- Cầu ngoại tệ gia tăng do xuất hiện nhu cầu ngoại tệ để thanh toán các L/C nhập hàng trả chậm. Tính đến cuối quý IV/1996, tổng dư nợ ngoại tệ tương ứng với các khoản L/C trả chậm khoảng 2 tỷ USD. Số nợ đến hạn trong quý I/1997 lên tới 230 triệu USD, trong đó 47 triệu là nợ quá hạn.
- Giá vàng trong nước và trên thị trường thế giới có sự chênh lệch ngày càng lớn, dẫn đến tình trạng mua vét ngoại tệ để nhập vàng về bán trong nước.Do tâm lý mất giá VND, nên xu hướng dịch chuyển từ VND sang USD để bảo toàn giá trị.
Giai đoạn 2000-2005
Tỷ giá được xác định theo cung cầu của thị trường, có sự điều chỉnh của nhà nước. Ngân hàng nhà nước quy định biên độ giao dịch cho phép trong từng thời kỳ và trực tiếp can thiệp lên tỷ giá ngoại tệ liên ngân hang để tác động lên tỷ giá bình quân liên ngân hàng hằng ngày. Biên độ giao dịch trong thời kỳ này lúc đầu là 0,1%, sau đó điều chỉnh tăng lên 0,25%. Do biên độ giao dịch trong thời kì này khá hẹp nên tỷ giá biến động không đáng kể.Việc điều chỉnh chính sách tỷ giá chủ yếu là tăng dần tỷ giá liên ngân hàng được ngân hàng nhà nước công bố hằng ngày. Do vậy, đồng Việt Nam gần như liên tục mất giá danh nghĩa so với USD, trừ một số thời điểm. So với năm 2000, năm 2001 tỷ giá tăng +3,93%, năm 2002 tỷ giá tăng +1,92%, năm 2003 tỷ giá tăng +1,52%, năm 2004 tỷ giá tăng +0,84%, năm 2005 tỷ giá tăng +0,84%. Tác động của chính sách tỷ giá đến cán cân thương mại, tỷ giá xuất nhập khẩu như sau:
Cán cân thương mại: 2000-2001 cán cân thương mại thặng dư do việc điều chỉnh tăng tỷ giá trong giai đoạn này, khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Đồng thời việc cải tiến và điều hành chính sách xuất nhập khẩu như: mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, các thủ tục đơn giản, thuận tiện cho doanh nghiệp chủ động tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu…góp phần làm cho cán cân thương mại thặng dư. Nhưng từ năm 2002-2005, cán cân thương mại rơi vào tình trạng thâm hụt nghiêm trọng do tình trạng nhập siêu.
Tỷ giá xuất nhập khẩu (X/M) trong giai đoạn này ngày càng giảm và nhỏ hơn 1 cho thấy tình trạng nhập siêu ngày càng tăng.
Giai đoạn năm 2005 – 2008 Năm 2005
Trong năm 2005, NHNN Việt Nam đã thực hiện điều hành chính sách tỷ giá (USD/VND) ổn định tương đối ( tăng 0.86%), phù hợp với diễn biến kinh tế tiền tệ, không tạo nên những bất lợi cho nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.
Nguyên nhân của việc tỷ giá ổn định:
Cơ chế quản lý ngoại hối dần được thông thoáng hơn, các giao dịch vãng lai dần được tự do hóa hơn; cơ chế điều hành tỷ giá linh hoat, tháng 6/2005, các NHTM tiến hành thí điểm quyền chọn USD và VND trong điều kiện được thỏa thuận tự do phí quyền chọn.
Năm 2006
Trong năm 2006 NHNN Việt Nam tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, thực hiện can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. So với thời điểm đầu năm
2006 tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa VND và USD tăng 1.38%, tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do cũng luôn tăng, giảm theo biến động của tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Tháng 7/2006, bỏ biên độ giao dịch đô la Mỹ tiền mặt, cho thí điểm cơ chế mua bán ngoại tệ mặt theo giá thỏa thuận . Những bước đi này có dụng ý để thị trường tự điều chỉnh tỷ giá chừng nào mà VN chưa thể áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn.
Năm 2007
Năm 2007, chính sách tỷ giá của NHNN Việt Nam được điều hành một cách linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trước sức ép VND lên giá do cung ngoại tệ lớn hơn cầu, bên cạnh việc NHNN Việt Nam mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà Nước, dự phòng đối phó với nguy cơ dòng vốn đảo chiều, giảm áp lực tăng VND, NHNN Việt Nam đã nới lỏng biên độ tỷ giá từ ±0.25% lên ±0.5% ngày 02/01/2007 và ±0.75% ngày 24/12/2007.
Năm 2008
Năm 2008 được coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử.
Giai đoạn đầu (từ 01/01-25/03/2008): Tỷ giá liên tục giảm, dưới mức sàn.Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 đồng xuống 15.960 đồng. mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD). Trên thị trường tự do, USD dao động từ mức 15.700 – 16.000 đồng/USD
Nguyên nhân:
Thời điểm này đang ở giai đoạn gần tết Dương lịch, do đó lượng kiều hối chuyển về nước khá lớn. Các nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua VND.
Trong khoảng thời gian này, Chính phủ và NHNN đang đẩy mạnh việc kiềm chế lạm phát, sử dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm (tháng 12/2007) lên 8,75%/năm (tháng 2/2008). NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008.
Giai đoạn 2 (từ 26/03 – 16/07/2008): Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do.
Diễn biến tỷ giá:
Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng/USD vào ngày 18/06, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần, còn trên thị trường tự do cao hơn khoảng 100-150 đồng, sau đó dịu lại khi NHNN nới biên độ từ 1% lên +/-2%(27/6) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi. Điều này làm cho trong ngắn hạn tỷ giá tăng cao bức khỏi mức trung bình (Xem biểu đồ Lọc H-P ở phần 6).
Nguyên nhân:
Nguyên nhân USD tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và người dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giới đầu cơ.
Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả DN xuất và nhập khẩu đến hạn cao. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán trái phiếu Chính phủ khi lo ngại về tình hình tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ USD). Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ)
Giai đoạn 3 (từ 17/07 – 15/10/2008): Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn. Diễn biến tỷ giá
Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng 11. Nhìn vào biểu đồ lọc H-P trong phần 6, ta thấy tỷ giá cũng đã dần trở lại mức cân bằng.
Nguyên nhân
Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn đứng. Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm.
NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn.
Giai đoạn 4 (từ 16/10 đến hết năm 2008): Tỷ giá USD tăng trở lại
Tỷ giá USD/VND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ.Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá.Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17.440 đồng/USD.
Nguyên nhân
Trong khoảng thời gian từ tháng 10 - tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc bán ra chứng khoán trong đó bán trái phiếu (700 triệu USD), cổ phiếu (100 triệu USD). Nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảm bảo thanh khoản của tổ chức tại chính quốc. Nhu cầu mua USD của các ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng 40 triệu USD/ngày).
Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu (do USD là đồng tiền thanh toán chính).
NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu.
Năm 2010: căng thẳng tỷ giá
Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và suy thoái kinh tế sau đó đã gây tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước, với biểu hiện rõ nét là dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, gây áp lực lạm phát và tỉ giá, buộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải liên tục điều chỉnh tăng tỉ giá USD, riêng trong năm 2010 đã thực hiện hai lần điều chỉnh tỉ giá với mức tăng tổng cộng trên 5%. Tuy nhiên, áp lực tỉ giá vẫn tiếp tục tăng cao.
Bất ngờ đầu tiên, đáng chú ý của thị trường ngoại hối năm 2010 là vào ngày 28/4/2010 tỷ giá trên thị trường tự do lần đầu tiên đã thấp hơn mức tỷ giá niêm yết của các NHTM. Và tỷ giá do các NHTM niêm yết trong thời gian này cũng luôn thấp hơn mức trần cho phép của NHNN, đứng ở mức 18.950 - 18.970 đồng/USD.
Trước sức ép của thị trường, tháng 8/2010, NHNN buộc phải tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 2,1%, lên mức 18.932 đồng/USD. Cuối tháng 11, tỷ giá tăng vọt lên mức 21.380 - 21.450 đồng/USD, trên thị trường tự do tỷ giá vượt qua mức 21.500 đồng/USD. Chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chợ đen so với tỷ giá chính thức đến 10%. Đây là mức chênh lệch cao nhất trong lịch sử tài chính Việt Nam từ năm 1990. Tuy nhiên, công bằng mà nói, tỷ giá tăng không chỉ do độ trễ của chính sách mà còn do tác động không nhỏ của giá vàng và lãi suất VND, và CPI (bắt đầu tăng tốc từ tháng 9/2010). Ngày 9/11, giá vàng (ăn theo giá vàng thế giới và chịu tác động tâm lý mạnh của người dân) cũng đã đạt “đỉnh” 38 triệu đồng/lượng. Lãi suất VND thì rập rình trở lại ngưỡng 20%/năm của năm 2008.
Sự bất thường của tỷ giá còn cho thấy sức mạnh của yếu tố tâm lý người dân. Bất chấp sự mất giá của USD trên thế giới, người dân, doanh nghiệp vẫn găm giữ USD. Việc găm giữ này, xét trên góc độ kinh tế, xã hội là do tình trạng đô la hóa của Việt Nam ngày càng trầm trọng, hiện đã ở khoảng 23%.
Giai đoạn 2011 – 2013 : tỷ giá ổn định
Sau khi tỷ giá USD/VNĐ được điều chỉnh tăng tới 9,3% đầu năm 2011, đến nay NHNN đã duy trì tỷ giá hối đoái khá ổn định và thậm chí là không thay đổi tỷ giá trong suốt cả năm 2012. Và cho đến giữa năm 2013 mới có sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái chính thức ở mức 1% đồng thời duy trì biên độ dao động của tỷ giá giao dịch tại các NHTM là +/-1%.
Cuối năm 2011, tỉ giá chính thức chỉ tăng 10,01% so với cùng kỳ năm trước và đứng ở mức 20.828 VND, tỉ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại tương đối ổn định và nằm trong biên độ cho phép, trạng thái ngoại hối của các NHTM