Các nghiên cứu mở rộng từ 2011 – 2014 về tỷ giá hối đoái của Trung Quốc

Một phần của tài liệu nghiên cứu về thị trường tiền tệ trung quốc (Trang 25)

đó có xu hướng giảm giá. Và lý thuyết ngang giá sức mua sẽ dẫn đến tỉ giá hối đoái thực cân bằng dài hạn bằng 1.

Phương pháp tỉ giá cân bằng REER

Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích sự biến động của tỉ giá thực theo thời gian xây dựng trên điều kiện ngang giá lãi suất không phòng ngừa thực ( real UIP). Có nghĩa là thay vì sử dụng tỉ giá danh nghĩa, các nhà nghiên cứu sử dụng tỉ giá thực đa phương làm biến số chính của mô hình.

Phương pháp tỉ giá cân bằng PEER

Phương pháp này bắt nguồn trực tiếp từ phương pháp tỉ giá cân bằng ngắn hạn BEER cụ thể mỗi biến số kinh tế trong phương trình sẽ được tách thành 2 yếu tố riêng biệt là ngắn hạn và dài hạn. Sau đó PEER chỉ xét trên các yếu tố mang tính dài hạn.

2. Các nghiên cứu mở rộng từ 2011 – 2014 về tỷ giá hối đoái của TrungQuốc: Quốc:

2011: You & Sarantis

Phương pháp nghiên cứu: Mô hình TABEER 12-vùng để ước lượng tỷ giá hối đoái danh nghĩa NDT/USD.

Kết luận: Đồng NDT bị định giá cao từ 1993-2003, và bị định giá thấp ở mức trung bình là 39,9% từ 2004-2008.

2012: You & Sarantis

Phương pháp nghiên cứu: Mô hình NATREX mở rộng để ước lượng cân bằng tỷ giá hối đoái thực và độ lệch của đồng NDT.

Kết luận: Từ 1982-1986 và từ 1997-2003, đồng NDT bị định giá cao. Các khoảng thời gian còn lại, chủ yếu bị định giá thấp, khoảng 5,7% năm 2009 và 15,1% năm 2010.

2013: Christopher Gan

Phương pháp nghiên cứu: Mô hình ERER để ước lượng cân bằng tỷ giá hối đoái và độ lệch của đồng NDT.

Kết luận: Đồng NDT đã bị định giá thấp trung bình khoảng 6,7% kể từ Q3 năm 2005.

2014: Zhang & Chen

Phương pháp nghiên cứu: Mô hình tỷ số, hiệu ứng Penn, BEER để đánh giá mức độ tỷ giá thực song phương giữa đồng NDT và đồng USD.

Kết luận: Kết quả từ mô hình tỷ số và BEER cho thấy đồng NDT bị định giá cao khoảng 10-20% trong năm 2011-2012.

MỞ RỘNG TẠI VIỆT NAM

1. Các nghiên cứu về tỷ giá hối đoái ở Việt Nam:

Nguyễn Văn Tiến (2003): Tỷ giá thực và tác động của nó đến cán cân thương mại, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế, số 12: Thống kê cơ bản,so sánh,tổng hợp các dữ liệu thứ cấp,đồ thị dùng để phân tích và làm rõ

vấn đề nghiên cứu .Đề tài tập trung vào sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá. Qua nghiên cứu tỷ giá và cán cân thương mại ở Việt Nam không có mối tương quan cao.

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Thành (2006): Nguyên cứu việc định giá thấp có thể có hiệu quả trong việc cải thiện cán cân thanh toán ở Việt Nam? Sử dụng mô hình thực nghiệm VAR, VECM. Từ các kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này cho thấy rằng đã có hai chiều quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng cung tiền và lạm phát, tỷ giá và lạm phát, và tăng trưởng cung tiền và tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong những năm 1990. Cả về lâu dài và ngắn hạn kết quả của bài nghiên cứu này đưa ra đề nghị rằng việc định giá thấp tiền đồng để thực hiện việc khuyến khích xuất khẩu và cải thiện cán cân vãng lai và cán cân thanh toán, và cũng để giảm sự đánh giá tỷ giá thực tế trong ngắn hạn. Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế (2007): Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam 1995-2004.Ông cho rằng,sự biến động của tỷ giá hối đoái có quan hệ mật thiết với kết quả của nền kinh tế vĩ mô. Đây là một biến số quan trọng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của hàng hoá ngoại thương và những biến số khác trong nền kinh tế. Sự thay đổi trong cán cân thương mại do biến động của tỷ giá là một vấn đề quan trọng và cơ bản trong chính sách kinh tế vĩ mô.

Dựa trên lý thuyết Đồng liên kết và Cơ chế hiệu chỉnh sai số nhằm kiểm định các hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn của tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại nhằm xác định mô hình của mối quan hệ giữa hai nhân tố này. Ông khẳng định tác động tích cực của việc tăng tỷ giá

thực (đồng Việt Nam xuống giá) đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy việc chủ động phá giá nội tệ trong những năm qua đã có hiệu quả nhất định trong việc tăng cường xuất khẩu. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu Việt Nam có nên phá giá đồng tiền trong thời gian tới để thúc đẩy xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thương mại hay không? Đây là một vấn đề phức tạp bởi để thúc đẩy xuất khẩu đòi hỏi một hệ thống biện pháp khác nhau, không đơn thuần là chính sách tỷ giá. Mặt khác, tỷ giá là một biến số vĩ mô rất nhạy cảm tác động đến nhiều biến số vĩ mô khác như thương mại, cán cân thanh toán, ngân sách chính phủ, nợ nước ngoài... Do đó, việc xem xét chính sách tỷ giá phải được đặt trong một tổng thể chính sách của Chính phủ, xem xét và cân nhắc giưa cái lợi – cái hại thật kĩ càng.

Năm 2009,Ts. Lê Hồng Giang, Ts.Phạm Văn Hà, Ts.Nguyễn Thị Thu Hằng, Ths Đinh Tuấn Minh và Ts. Tô Trung Thành :Nguyên cứu chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế ,qua việc sử dụng mô hình VECM để đánh giá và ước lượng tỉ gía danh nghĩa của Việt Nam năm 2010 cho rằng giá đồng tiền việt Nam giai đoạn đến 2009 được đánh giá cao hơn so với các nước khác, và dự kiến tỉ giá danh nghĩa cho các quý 2010 là tăng. bài nghiên cứu này còn đưa khuyến nghị rằng nhanh chóng dịch chuyển sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý là lựa chọn khôn ngoan cho Việt Nam trong thời gian tới, các tác giả cũng đưa ra những lời khuyên là: Nên Công khai thường kỳ chính sách tỷ giả, áp dụng các chính sách lãi suất để nâng cao uy tín VND, và áp dụng một số biện pháp thuế quan ở mức hợp lý nhằm giảm áp lực giảm giá VND là các chính sách cần quan tâm trong thời gian tới.

Năm 2011, TS Nguyễn Thị Hà Trang,GS-TS Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Đình Chúc, qua nguyên cứu các chuyên gia cho rằng đồng tiền Việt Nam bị đánh giá cao(15%) năm 2010 trong khi đồng nhân dân tệ của trung quốc thì đánh giá thấp hơn 30% so với thị trường là một lý do cho việc nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam trong những năm gần đây, việc đánh giá cao đồng nội tệ là tác nhân quan trọng trong việc giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu ở Việt Nam vì vậy Chính phủ nên linh động chính sách tỷ giá cho phù hợp với từng giai đoạn nhất định.

2. Sơ lược về chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam thời kỳ đổi mới (sau 1986):

Năm 1989, tỉ giá đựợc lập trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung dựa trên quản lý điều hành của Nhà nước.

Giai đoạn 1989- 1992: Quá trình đổi mới quản lí tỷ giá được thực hiện trong bối cảnh hết sức khó khăn của những năm cuối thập niên 80. Việt Nam đồng đựợc phá giá mạnh, đồng thời tỷ giá kết toán nội bộ và tỷ giá phi mậu dịch bị bãi bỏ.

Năm 1993 đến năm 1996, Ngân Hàng Nhà Nước đã thành lập Thị trường ngoại tệ liên Ngân Hàng (1994). Dựa trên tỷ giá của thị trường này, Ngân Hàng Nhà nước công bố tỷ giá chính thức, cho phép các ngân hàng tương mại mua bán ngoại tệ trong biên độ 0,5% quanh tỷ giá này.Tỷ giá chính thức và biên độ này được giữ chính thức và ổn định cho tới cuối năm 1996. Tỉ giá dao động xung quanh mức 11000đồng/ USD.

Tháng 7 năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực Đông Nam Á đã làm cho một loạt đồng tiền của các Quốc gia trong khu vực giảm giá mạnh so với đồng USD và VND. Điều đó cũng có nghĩa là, VND đã bị đánh giá cao hơn

nữa, trong bối cảnh các nước trong khu vực là bạn hàng chủ yếu và quan trọng của Việt Nam, đã làm cho xuất khẩu của Việt Nam giảm sút nhanh chóng.

Từ 1999 đến nay: Áp dụng tỷ giá thả nổi có quản lí. Năm 1999 đánh dấu một bước tiến mới trong tiến trình đổi mới quản lí tỷ giá hối đoái, lần đầu tiên, việc xác định tỷ giá được xác định bởi thị trường thay vì cách quản lí trước đây.Diễn biến tỷ giá hối đoái được kiểm soát đã tác động đến cán cân thương mại, giảm nhập siêu, tăng trưởng xuất khẩu và tăng trƣởng GDP.

Hiện nay, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô góp phần ổn định giá trị VND, kiểm soát kỳ vọng lạm phát góp phần quan trọng hỗ trợ điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối.

Các mức lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động VND được điều chỉnh giảm phù hợp với diễn biến lạm phát nhưng vẫn đảm bảo chênh lệch lợi tức hợp lý thiên về nắm giữ VND thay vì ngoại tệ. Xu hướng dịch chuyển tiền gửi ngoại tệ sang tiền gửi tiền đồng tiếp tục được duy trì góp phần giảm cầu ngăm giữ ngoại tệ. NHNN cũng tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ thị trường ngoại tệ và thị trường vàng như thu hẹp đối tượng vay bằng ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ việc mua bán ngoại tệ trái phép và chống buôn lậu vàng qua biên giới để góp phần ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối.

Ví dụ: giai đoạn 2011- 2014

Sau khi tỷ giá USD/VNĐ được điều chỉnh tăng tới 9,3% đầu năm 2011, đến nay NHNN đã duy trì tỷ giá hối đoái khá ổn định và thậm chí là không thay đổi tỷ giá trong suốt cả năm 2012. Và cho đến giữa năm 2013 mới có sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái chính thức ở mức 1% đồng thời duy trì biên độ dao động của tỷ giá giao dịch tại các NHTM là +/-1%. Điều này đã góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì được sức mua đối ngoại của đồng Việt Nam, trong bối cảnh sức mua đối

Năm 2012 và 2013, mặc dù CPI lần lượt tăng 6,81% và 6,04% so với cuối kỳ và tăng bình quân tới 9,21% và 6,6% song giá USD chỉ tăng tương ứng có 0,18% và 1,09% chứng tỏ tỷ giá hối đoái không chỉ ổn định trong chính sách và thể hiện ở tỷ giá hối đoái chính thức giao dịch liên ngân hàng mà còn ở thực tế trên thị trường tiền tệ.

Năm 2014 nên tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá hối đoái đã định hình trong các năm 2012 - 2013 nhằm tăng tính hấp dẫn của VNĐ và tăng dự trữ ngoại hối, tuân thủ cam kết không điều chỉnh tỷ giá quá 2%. Bên cạnh đó, chính sách tỷ giá hối đoái phối hợp chặt chẽ với chính sách quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24, bảo đảm ổn định thị trường, lập lại và củng cố trật tự trên thị trường vàng và thị trường ngoại hối.

Rõ ràng, niềm tin vào chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái của NHNN đã được phục hồi, củng cố vững chắc hơn, qua đó, uy tín và mức độ tin cậy vào những cam kết mạnh mẽ của NHNN ngày càng được nâng cao.

3. Phân tích tình hình biến động tỷ giá ở Việt Nam qua các thời kỳ:Giai đoạn 1992-1997 Giai đoạn 1992-1997

Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là tỷ giá VND tương đối ổn định cho đến khi có cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra. Cụ thể, tỷ giá trong năm 1992 không những không tăng mà còn giảm -9.2%; tăng trong năm 1993 là + 3,12%; 1994 là + 1,34%; 1995 là + 0,16%; 1996 là + 0,14%; 1997 là +1,22%. Tỷ giá chính thức tại thời điểm cuối năm 1992 (tức trong 5 năm) chỉ tăng +4,26%. Chênh lệch tỷ giá kinh doanh giữa ngân hang và thị trường tự do được thu hẹp

Nguyên nhân chủ yếu khiến VND lên giá trong thời gian 1992- 1997:

+ Thứ nhất, lượng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam tăng nhanh. Năm 1994 là 1 tỷ USD chảy vào Việt Nam với hình thức FDI. Ngoài ra, Việt Nam còn tiến hành các khoảng vay từ các tổ chức quốc tế, vay và viện trợ từ các chính

phủ khác. Trong thời gian này, lượng ngoại tệ chuyển vào Việt Nam dưới dạng kiều hối và chuyển tiền cá nhân lớn dần lên qua các năm, đặc biệt là từ Nga và Đông Âu. Vốn chảy vào Việt Nam tăng làm cho nội tệ (VND) lên giá.

+ Thứ hai, trong giai đoạn cải cách kinh tế 1989-1992. Việt Nam đã đạt được thành tựu trong việc kiềm chế lạm phát, từ mức 3 con số trong giai đoạn trước năm 1989, giảm xuống còn 2 con số và sau đó là 1 con số, khiến cho VND ổn định được giá trị. Bên cạnh ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội, Nhà nước có luật khuyến khích đầu tư trong nước, nên đã kích thích đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong nước ngày càng tăng, góp phần làm tăng nhu cầu về USD.

+ Thứ ba, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD cũng là nhân tố quan trọng khiến VND lên giá. Trong suốt giai đoạn 1993- 1997, lãi suất tiền gửi bằng VND luôn được duy trì ở mức cao hơn so với lãi suất tiền gửi USD. Lãi suất tiền gửi VND dao động trong khoảng 12-18%/năm, trong khi lãi suất tiền gửi bằng USD chỉ khoảng 3-4%/năm. Do lạm phát của VND ổn định và tương đối thấp, nên lãi suất thực dẫn đến xu hướng các cá nhân và tổ chức trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài bán USD để lấy VND gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu kho bạc. Điều này dẫn đến VND lên giá.

Như vậy, cho dù cán cân thương mại trở nên thâm hụt đáng kể năm 1992, nhưng do các nguyên nhân nêu ra ở trên đã giúp cho VND vẫn lên giá ổn định cho đến đầu năm 1997. Trong giai đoạn 1996 này dòng tiền ngoại vào VN mạnh khiến trong ngắn hạn tỷ giá tăng cao bức khỏi giá trị cân bằng. (Xem biểu đồ Loc H-P ở phần trước).

Giai đoạn 1997-1999

Tỷ giá diễn biến phức tạp với xu hướng USD lên giá mạnh, nguyên nhân khiến USD lên giá:

- Xu thế lên giá chung của USD so với ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế. Trong giai đoạn này đồng USD không chỉ lên giá so với VND mà còn lên giá so với nhiều đồng tiền khác, kể cả những đồng tiền được coi là mạnh như DEM, FRF, GBP, JPY…

- Những tháng cuối năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính- tiền tệ, đồng tiền của hầu hết các nước Đông Nam Á đều giảm mạnh so với USD. Sau khủng hoảng, đồng Baht của Thái Lan gần 100%, Peso của Philippin giảm giá 40%, đồng Ringit của Malaysia giảm giá 45%, đồng Rupiat của Indonesia giảm giá 73%, đồng SGD của Singapore giảm giá 19%.

- Tình hình cán cân thương mai thâm hụt nghiêm trọng. Do hậu quả của việc lên giá có phần quá mức của VND trong giai đoạn trước, xuất khẩu bị hạn chế, nhập khẩu ngày càng tăng dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Năm 1996, nhập siêu chiếm 18,3% GDP. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 1997 thâm hụt thương mại là 640 triệu USD.

- Cầu ngoại tệ gia tăng do xuất hiện nhu cầu ngoại tệ để thanh toán các L/C nhập hàng trả chậm. Tính đến cuối quý IV/1996, tổng dư nợ ngoại tệ tương ứng với các khoản L/C trả chậm khoảng 2 tỷ USD. Số nợ đến hạn trong quý I/1997 lên tới 230 triệu USD, trong đó 47 triệu là nợ quá hạn.

- Giá vàng trong nước và trên thị trường thế giới có sự chênh lệch ngày càng

Một phần của tài liệu nghiên cứu về thị trường tiền tệ trung quốc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w