Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Tình hình mắc hội chứng viêm phổi trên lợn ngoại nuôi thịt và biện pháp điều trị bệnh tại Công ty CP Bình Minh , huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 51)

2.4.1.Tình hình mc hi chng viêm phi trên ln tht ti Công ty CP Bình Minh

2.4.1.1. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn ngoại nuôi thịt mắc hội chứng viêm phổi theo đàn và cá thể

Qua quan sát triệu chứng: ho, lúc đầu ho khan, con vật khó thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng, da khô, lông xù. Quan sát hàng ngày, cả sáng sớm và chiều tối, đặc biệt là vào những ngày thay đổi thời tiết. Chúng tôi đã xác định được kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc hội chứng viêm phổi ở lợn thịt nuôi tại trại lợn CP – Bình Minh, kết quả được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tỷ lệ lợn ngoại nuôi thịt mắc hội chứng viêm phổi theo đàn và theo cá thể Dãy chuồng theo dõi (dãy) Lợn mắc bệnh theo đàn Lợn mắc bệnh theo cá thể Số đàn theo dõi (đàn) Số đàn mắc bệnh (đàn) Tỷ lệ đàn mắc bệnh (%) Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) 1 2 2 100 550 145 26,36 2 2 2 100 540 147 27,22 3 2 2 100 547 160 29,25 Tính chung 6 6 100 1637 452 27,61

Kết quả trình bày ở bảng 2.2 cho thấy: Tỷ lệ mắc hội chứng viêm phổi theo đàn là rất cao, tất cả các đàn trong chuồng đều mắc. Điều này chứng tỏ hội chứng viêm phổi là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và lây lan rất mạnh, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khí hậu bất lợi, vệ sinh kém. Theo Nicolet. (1992) [21]. Bởi vi khuẩn gây hội chứng viêm phổi xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường hô hấp, trong đàn chỉ có 1 lợn bệnh thì mầm bệnh sẽ thường xuyên được thải ra và có khả năng tồn tại khá lâu ngoài môi trường. Chúng có thể bám vào các hạt bụi nhỏ và lơ lửng trong không khí hoặc tồn tại trong dịch nhày, phân nền chuồng, mà mũi lợn thì thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố trên nên mầm bệnh rất dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp của lợn khỏe và gây bệnh. Ngoài ra, nguyên nhân làm hội chứng viêm phổi lan mạnh như vậy, vì trong trại thường xuyên có sự di chuyển lợn, dồn ghép các đàn, mật độ nuôi nhốt đông, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ môi trường cao nên bệnh xảy ra nhiều.

Cũng qua bảng 2.2 cho thấy: Trong 1637 lợn điều tra tại 3 dãy chuồng có 452 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 27,61%. Trong đó dãy 3 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (29,25%), dãy 1 có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (26,36%), dãy 2 có tỷ lệ mắc bệnh là 27,22%.

Theo điều tra cho thấy: nguyên nhân dãy 3 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất do điều kiện vệ sinh kém tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và ảnh hưởng tới sức khỏe đàn lợn. Bởi vì nồng độ các chất như H2S, NH3 trong phân, nước tiểu của lợn thải ra sẽ rất cao, đàn lợn thường xuyên bị trúng độc làm cho sức đề kháng của con vật giảm dần, tạo điều kiện cho mầm bệnh nhân lên về số lượng và độc lực để gây bệnh. Ngoài ra dãy 3 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất còn vì dãy 3 nuôi nhốt với mật độ đông nhất. Bởi vì mật độ nuôi nhốt quá đông thì lượng phân, nước tiểu ở mỗi ô chuồng sẽ nhiều hơn và lợn thường xuyên bị stress do mỗi cá thể trong đàn đều phải cạnh tranh nhiều hơn về thức ăn, chỗ nằm và bầu không khí.

2.4.1.2. Kết quảđiều tra tỷ lệ lợn thịt mắc hội chứng viêm phổi theo lứa tuổi

Để biết được ảnh hưởng của lứa tuổi đến tỷ lệ mắc hội chứng viêm phổi ở lợn thịt, chúng tôi tiến hành chia lợn làm các giai đoạn sau: giai đoạn từ 2 - 3 tháng tuổi, giai đoạn từ >3 - 4 tháng tuổi và giai đoạn từ >4 - 5 tháng tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tỷ lệ lợn thịt mắc hội chứng viêm phổi theo lứa tuổi Tháng tuổi Số lợn theo dõi

(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 2 – 3 1637 126 7,70 >3 – 4 1635 145 8,87 >4 – 5 1620 181 11,17 Tính chung 1637 452 27,61

Qua bảng 2.3 các kết quả thu được cho thấy: tỷ lệ mắc hội chứng viêm phổi tăng dần theo tháng tuổi. Lợn ở giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi có tỷ lệ mắc thấp nhất (7,70%). Lợn ở giai đoạn >4 - 5 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (11,17%) và lợn ở giai đoạn >3 - 4 tháng tuổi có tỷ lệ mắc là 8,87%. Tỷ lệ lợn mắc bệnh tăng dần theo tháng tuổi, là vì giai đoạn đầu lợn con được

kiểm tra nghiêm ngặt, lợn không đảm bảo được tách để chăm sóc riêng hoặc loại bỏ. Đồng thời giai đoạn đầu do công tác chuẩn bị chuồng trại tốt đã giảm tác nhân gây bệnh về mức thấp nhất. Ngoài ra, thời gian đầu giữa các cá thể, diện tích chuồng/con cao, khả năng tiếp xúc mầm bệnh không cao nên lợn ít mắc bệnh. Càng về sau khả năng tiếp xúc với mầm bệnh càng cao và qua thời gian lượng vi khuẩn gây bệnh tăng lên. Bên cạnh đó diện tích chuồng/con giảm, nên khả năng truyền bệnh qua tiếp xúc trực tiếp càng cao, khả năng mắc bệnh tăng lên theo thời gian. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và cs (2007) [1]. Như vậy từ quy luật phát triển của bệnh đường hô hấp, chúng ta có kế hoạch sử dụng các loại vaccine phòng hội chứng viêm phổi … ở lứa tuổi thích hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất và làm tốt công tác phòng bệnh bằng vệ sinh thú y.

2.4.1.3. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn thịt mắc hội chứng viêm phổi theo tháng

điều tra.

Để thấy được tỷ lệ lợn mắc hội chứng viêm phổi ở lợn thịt theo tháng chúng tôi tiến hành theo dõi đàn lợn qua các tháng 6, 7, 8, 9, 10. Kết quả được trình bày ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Tỷ lệ lợn thịt mắc hội chứng viêm phổi theo tháng điều tra Tháng Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 6 1637 96 5,86 7 1635 81 4,95 8 1629 79 4,85 9 1620 83 5,12 10 1610 113 7,02 Tính chung 1637 452 27,61

Qua bảng 2.4 chúng ta thấy lợn ở tất cả các tháng đều mắc bệnh, tuy nhiên tỷ lệ mắc hội chứng viêm phổi của lợn thịt ở các tháng có sự khác nhau khá rõ:

Thấp nhất là tháng 8 với tỷ lệ mắc bệnh 4,85% Cao nhất là tháng 10 với tỷ lệ mắc bệnh 7,02%

Các tháng 6, 7, 9 có tỷ lệ mắc bệnh tương ứng 5,86%; 4,95; %; 5,12% Qua kết quả điều tra cho thấy: nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết khí hậu. Khí hậu thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây ra hội chứng viêm phổi. Mặt khác, khi thời tiết thay đổi đột ngột làm cho mầm bệnh có cơ hội phát triển, cùng với sức đề kháng của cơ thể lợn bị suy giảm nhiều do thay đổi thời tiết, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, đó chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc bệnh tăng cao. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng viêm phổi tăng cao vào tháng 6 và tháng 10 là do: vào tháng 6 thời tiết nóng bức, xen kẽ có những trận mưa rào làm nhiệt độ thay đổi đột ngột, còn vào tháng 10 lại là giai đoạn đang chuyển mùa (Thu sang Đông) nên thời tiết trở nên rét hơn làm mầm bệnh phát tán rộng, nên lợn dễ cảm nhiễm với bệnh hơn. Bên cạnh đó công tác vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho lợn không được thường xuyên nên sức đề kháng với các yếu tố gây bệnh kém hơn, lợn ăn ít hơn. Kết quả này hoàn toàn phù hợpNicolet. (1992) [21], John Carr (1997) [12], đây là ảnh hưởng của những yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu và trạng thái stress đến khả năng mắc hội chứng viêm phổi ở lợn thịt.

Tóm lại, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra hội chứng viêm phổi nhưng các yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu, tình trạng stress có vai trò hỗ trợ, giúp phát huy tác dụng gây bệnh của các vi khuẩn gây hội chứng viêm phổi, làm cho bệnh phát triển mạnh, nhanh, mức độ lây lan rộng. Để hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh qua các tháng ta cần phải hạn chế được ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, nhất là đối với các tháng có sự thay đổi thời tiết đột ngột.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc hội chứng viêm phổi trên lợn ngoại nuôi thịt và biện pháp điều trị bệnh tại Công ty CP Bình Minh , huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 51)