2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [4], bệnh suyễn lợn có những tên gọi khác như: Viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành ở địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Hemophilus
suis, Pasteurella septic, Streptococcus, Stapphylococcus, Salmonella v.v..
Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001) [10] đã mô tả về đặc điểm hình thái, đặc điểm nuôi cấy, tính chất sinh vật hoá học, cấu trúc kháng nguyên, các enzym, tính chất gây bệnh, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị bệnh của Streptococcus suis, Pasteurella multocida.
Đặng Xuân Bình và cs (2007) [1] đã nghiên cứu tình hình nhiễm
Actinobacillus pneuropneumoniae và hội chứng viêm phổi - màng phổi ở lợn đã rút ra kết luận như sau:
- Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc hội chứng viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình là 36,53% theo cá thể.
- Lợn mắc hội chứng viêm phổi đã phân lập được vi khuẩn
Actinobacillus pneuropneumoniae với tỷ lệ đạt từ 31,25 - 55,55%, trung bình là 37,83%.
Nguyễn Xuân Bình (2005) [2] đã đưa ra cách phòng và trị bệnh cho lợn nái, lợn con và lợn thịt. Đối với những nơi lợn chưa mắc bệnh suyễn thì nên tự túc về con giống. Nếu mua nơi khác về nuôi phải nhốt riêng ít nhất 2 tuần để theo dõi.
Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [10] cho biết về đặc điểm hình thái, đặc điểm nuôi cấy, tính chất sinh hóa, cấu trúc kháng nguyên,các enzym, tính chất lây bệnh,triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị bệnh do
multocida Streptococcus suis, Pasteurella.
Nghiên cứu của Trịnh Phú Ngọc (1998) [7] về đặc tính sinh hóa của
Streptococcus spp, đã phân lập được vi khuẩn ở các trại nuôi lợn tập trung và chăn nuôi gia đình ở miền Bắc, xác định được đặc tính sinh hóa học của các chủng vi khuẩn phân lập được. Những báo cáo khoa học này là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về vai trò của nhóm vi khuẩn này trong bệnh viêm phổi ở lợn.
Hiện tại Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho phép nhập vào Việt nam vaccine phòng PRRS để phòng hội chứng viêm phổi cho lợn. Có 2 loại vaccine đã được sử dụng ở địa phương:
(1). Vaccine phòng PRRS BSL - PS100: là loại vaccine sống nhược độc dạng đông khô có nguồn gốc từ chủng JKL - 100 thuộc dòng virus gây PRRS Bắc Mỹ. Một liều vaccine chứa ít nhất 105 TCID50. Vaccine chỉ được
pha với dung dịch pha chuyên biệt, sử dụng tiêm bắp với liều 20ml/lợn. Miễn dịch chắc chắn sau tiêm 1 lần kéo dài 4 tháng.
- Lợn con tiêm lần đầu vào lúc 3 tuần tuổi.
- Lợn đực giống tiêm lúc 18 tuần tuổi và tái chủng hàng năm.
- Nái hậu bị và nái sinh sản tiêm phòng trước khi cai sữa cho lợn con hoặc trước khi phối giống.
(2). Vaccine phòng PRRS BSK - PS100: là loại vaccine vô hoạt chứa
chủng virus PRRS dòng gây bệnh Châu Âu. Một liều vaccine chứa ít nhất 107,5 TCID50. Vaccine an toàn và gây miễn dịch tốt.
Liều dùng 2ml/con, tiêm bắp.
- Lợn con: Sử dụng lần đầu vào lúc 3 - 6 tuần tuổi.
- Nái hậu bị: Tiêm lúc 18 tuần tuổi, tiêm nhắc lại 3 - 4 tuần. - Nái sinh sản: Tiêm 3 - 4 tuần trước khi phối giống.
- Lợn đực giống: Tiêm lúc 18 tuần tuổi, tái chủng sau mỗi 6 tháng. Bảo quản vaccine ở 2 - 6o
C (Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2007) [3].
2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo Katri Nevolen (2000) [19], việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ
Carter (1952,1955) [16,17] dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella multocida thành 12 type (1, 2, 3, 4,..., 12).
Haddleaton (1972) [18] bằng phản ứng khuếch tán trên thạch chia
Pasteurella multocida thành 16 type kháng nguyên O đánh dấu từ 1, 2, 3,..., 16. Buttenschon (1991) [15] cho rằng: Bệnh viêm phổi do P.multocida gây ra thường có liên quan đến bệnh viêm cầu thận do P.multocida. Hai bệnh này có liên quan đến nhau là do quá trình vi khuẩn phân tán từ những bệnh tích ở phổi đến các cơ quan khác.
Kielstein.P (1966) [20] và nhiều tác giả khác cho rằng vi khuẩn
P.multocida là một trong nhưng tác nhân chính gây bệnh viêm phổi ở lợn. Trong đó chủ yếu là do P.multocida type A gây ra và một phần nhỏ do
P.multocida type D.
Tại Triều Tiên trong 80 chủng P.multocida phân lập từ 450 phổi lợn bệnh có 96.3% thuộc type A, 3.9% thuộc type D (Ahn va Kim, 1994) [14].
Theo Herenda.D (1994) [11], viêm phổi là hiện tượng viêm tại phổi do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc các tác nhân vật lý và hóa học gây ra. Nó thường kéo theo viêm phế quản, viêm phế nang và viêm màng phổi. Vì thế thuật ngữ “viêm phổi - phế quản” thường được sử dụng để chỉ bệnh này. Ở lợn viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và viêm phổi màng phổi do Haemophilus pleuropneumoniae là hay gặp nhất.
Ở đàn mắc bệnh lây lan từ lợn nái sang lợn con bú mẹ và lợn trưởng thành bằng cách tiếp xúc thông thường hoặc qua đường không khí. Không phân lập được Mycoplasma hyopneumoniae từ đường hô hấp của lợn khỏe
Mycoplasma hyopneumoniae vẫn tồn tại dai dẳng trong các tổn thương phổi mãn tính ở con vật đã khỏi bệnh và là nguồn nhiễm bệnh, đặc biệt là cho các con mới nhập đàn.
Laval.A (2000) [13] nghiên cứu thấy vi khuẩn có thể truyền từ lợn mẹ sang lợn con qua đường hô hấp và từ lợn con này sang lợn con khác khi tách đàn khác để cai sữa. Các tác giả đã nghiên cứu và xác định vi khuẩn
Streptococcus suis luôn có trong hạch Amidan và xoang mũi của lợn khỏe mạnh mà không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chúng là một trong các tác nhân chính gây bệnh ở lợn khi có điều kiện thuận lợi do Streptococcus suis
gây ra có thể phát dịch vào đầu mùa xuân và sau những thay đổi thời tiết đột ngột, Streptococcus suis là nguyên nhân của các ổ dịch nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm khớp, viêm hạch dưới hàm. Bên cạnh đó Streptococcus suis
còn liên quan đến viêm não tủy, viêm phế quản phổi, viêm màng bao tim, viêm âm đạo.