Khăn Piêu với khăn Xếp miền Bắc

Một phần của tài liệu Khăn piêu đặc sắc văn hóa của người thái đen (Trang 45)

6. Bố cục khoá luận

2.3.2. Khăn Piêu với khăn Xếp miền Bắc

- Một trong những bộ trang phục truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tiệc làng của ngƣời Việt là áo the khăn Xếp. Mặc dù cuộc sống hiện đại, trang phục này đã không còn đƣợc sử dụng nhiều, nhƣng vào thời xƣa, chúng luôn là niềm mơ ƣớc của mọi ngƣời dân, thể hiện sự sang trọng, lịch sự. Khăn Xếp đƣợc chia làm ba loại: khăn dành cho nam, khăn cho nữ và loại khăn dành cho cả nam và nữ đều đội đƣợc. Cũng tùy theo nhu cầu sử dụng khác nhau mà khăn đƣợc cách tân, trang trí thêm. Trong những đám hỏi, đám cƣới truyền thống ta vẫn bắt gặp hình ảnh cô dâu, chú rể đội khăn Xếp hay trong các tiết mục biểu diễn nghệ thuật, trong dịp lễ hội của làng xã… mang đến cảm nhận riêng về giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc.

- Nhƣ vậy nếu khăn Piêu là loại khăn truyền thống của dân tộc Thái đen thì khăn Xếp là khăn truyền thống của dân tộc Việt , là loại khăn đƣợc sử

40

dụng trong những dịp lễ hội đình làng , dòng họ… của các liền anh , liền chị. Khăn Piêu trong thời điểm hiện tại vẫn đƣợc sƣ̉ dụng rộng rãi v à phổ biến , góp phần cùng các loại khăn khác tô điểm cho những nét văn hóa dân tộc ở mỗi vùng miền trên đất nƣớc.

Mỗi loại khăn đều mang nhƣ̃ng đặc điểm , đặc trƣng riêng , thể hiện nét văn hóa truyền thống và phẩm chất con ngƣời mỗi vùng miền . Qua việc tìm hiểu, so sánh nhƣ̃ng nét đẹp cũng nhƣ giá trị của các loại khăn , ta càng thêm tƣ̣ hào về nền văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc của đất nƣớc mình.

41

Chƣơng 3: Hình tƣợng khăn Piêu trong các loại hình nghệ thuật 3.1. Hình ảnh chiếc khăn Piêu trong loại hình nghệ thuật thơ ca

Chiếc khăn piêu là một nét đẹp truyền thống trong trang phục nói riêng và trong nền văn hóa nói chung của đồng bào dân tộc Thái. Chiếc khăn Piêu từ lâu đã đi vào thơ ca nhƣ một biểu tƣợng đẹp, thể hiện nét duyên dáng của ngƣời phụ nữ Thái.

 Dân ca Thái có câu ca:

Em xe sợi thành vóc hoa dâu Em dệt cửi thành gấm vân chéo Em dệt tơ thành đóa hoa vàng

Người các bản các phường muốn khóc Đều ước ao được em thêu khăn.

Trong đời sống tình cảm của ngƣời Thái, trai gái yêu nhau nhờ chiếc khăn Piêu nói hộ lòng mình. Lúc xa nhau, các cô gái thƣờng tặng chàng trai mình yêu mến chiếc khăn Piêu đẹp nhất. Chiếc Piêu từ giây phút đó trở thành cầu nối tình yêu của họ. Bài dân ca thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay cô gái Thái, dệt nên nhƣ̃ng tấm vải tƣơi mà u để thêu khăn . Đó là nhƣ̃ng câu thơ ngợi ca đƣ́c tính cần cù , chăm chỉ của cô gái Thái . Hình ảnh chiếc khăn Piêu với nhƣ̃ng họa tiết đẹp mắt của hoa lá, đƣờng chỉ rƣ̣c rỡ màu sắc nhƣ thể hiện một tình yêu nồng nàn của tuổi trẻ. Có thể thấy rằng những bài dân ca Thái đã ngợi ca khăn Piêu và hình ảnh con ngƣời một cách khéo léo , tinh tế mà vô cùng sâu sắc.

 Khăn Piêu trong thơ Hoàng Cẩm Thạch

Với những bài thơ đầy nữ tính và giàu nhạc tính, Hoàng Cẩm Thạch là cây bút nữ đƣợc yêu mến của quê Bác . Cựu giảng viên Trƣờng cao đẳng Sƣ phạm Nghệ An này đã ra m ắt 5 tập thơ và có hơn 50 bài thơ đƣợc phổ nhạc. Ngƣời phụ nữ duyên dáng này luôn dành cho thơ một tình yêu trong trẻo,

42

nồng nàn. Trong đó không thể không kể đến tác phẩm “Tình khăn Piêu” đƣợc nhà thơ sáng tác năm 2008:

Tiếng suối ngàn gọi đàn chim hót Tiếng vó ngựa rộn ràng thung mây Mùa Xuân hoa thắm trên cành biếc Tiếng khèn gọi bạn tình đêm say Khăn Piêu em dệt ngàn thương nhớ Lá rừng nhuộm chỉ hồng xe duyên Trăng ngàn đợi chờ ai xuống chợ

Chum rượu cần say nghiêng cồng chiêng Bếp sàn trong sương chờ hơi ấm

Em về ngọn lửa hồng vui reo Tiếng chày cụp cùm mùa xôi trắng Gom sắc trời dệt tình khăn Piêu …

Bằng nhƣ̃ng vần thơ mƣợt mà sâu lắng, nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên của núi rƣ̀ng bạt ngàn. Bƣ́c tranh đó là dòng suối róc rách reo vui, là tiếng vó ngựa hân hoan , là mùa Xuân với muôn hoa khoe sắc… Nhà thơ nhƣ đang lạc giƣ̃a chốn thiên đƣờng n ơi trần gian , đâu đó có tiếng khèn gọi bạn tình vang vọng trong đêm, có ánh trăng chiếu soi cả núi rừng… Hình ảnh chiếc khăn Piêu hiện lên với “ngàn thƣơng nhớ” đƣợc dệt tƣ̀ đôi tay ngƣời thiếu nƣ̃. Nhà thơ đã nói lên nỗi lòn g của cô gái với ngƣời cô yêu , bao nhung nhớ yêu thƣơng cô gái gƣ̉i gắm vào tƣ̀ng đƣờng kim mũi chỉ. Bên bếp nhà sàn rƣ̣c lƣ̉a hồng , có chum rƣợu cần nồng nàn hơi men và tiếng chày đêm cụp cùm hƣơng lúa nếp… tất cả nhƣ hòa quyện lại, ấm nồng yêu thƣơng.

 Khăn Piêu trong thơ Đỗ Võ Cẩm Thạch với bài “Khăn Piêu”

Khăn Piêu em tặng cho tôi

43

Mùa ban trắng rộn tiếng chim

Hòa cùng suốt hát thêu lên khăn này Màu chỉ như ngũ sắc mây

Tôi nhìn thấy cả vân tay em cầm Em thêu vào cả tháng năm

Mùa Thu mong nhớ, Mùa Xuân ô xòe Rét mùa đông, nắng Mùa Hè

Như là tất cả hiện về khăn Piêu … Phải tôi mơ mộng quá nhiều

Nên khăn Piêu hóa tình yêu mong chờ!

Khăn Piêu trong bài thơ này là tình cảm dâng trào của ngƣời con trai khi nhận đƣợc chiếc khăn Piêu của ngƣời thƣơng . Mọi thứ nhƣ vỡ òa , tha thiết khi chàng trai ngắm nhìn chiếc khăn . Tƣ̀ng đƣờng chỉ hồng với nhƣ̃ng hoa văn trang trí tƣơi đẹp khiến chàng trai xao xuyến bồi hồi. Nhƣ̃ng màu sắc của sợi chỉ thêu trên chiếc khăn ví nhƣ “ngũ sắc mây” - đó là sƣ̣ so sánh hoàn hảo về màu sắc và cung bậc tình cảm . Dƣờng nhƣ chàng trai cảm nhận đƣợc cô gái đã gƣ̉i gắm tâm tƣ vào trong nhƣ̃ng đƣờng thêu ấy. Mùa nắng , mùa mƣa, tình yêu và nỗi nhớ , tất cả nhƣ hiện lên rõ ràng trên chiếc khăn Piêu chàng trai đang cầm . Ta cảm nhận đƣợc một tình yêu mãnh liệt , chân thành, giản đơn của đôi trẻ trong từng câu thơ . Và chiếc khăn Piê u lúc này đã trở thành sứ giả mang thông điệp yêu thƣơng và là vật đính ƣớc của tình yêu đôi lƣ́a.

- Ngoài ra có m ột bài thơ khác nói về hình ảnh chiếc khăn Piêu với nhƣ̃ng giá trị và nét đẹp độc đáo . Tác giả đã ngợi ca và truyền tải những cảm xúc chân thành qua từng câu chữ:

Váy hoa rực rỡ Bàn chân bước theo

44

Khăn Piêu mới dệt Lòng đà ngẩn ngơ...

(Mƣờng Cuông - Lò Cao Nhum)

- Sự kiên trì và sự khéo léo của đôi bàn tay thon nhƣ “cuộn lá hành” của các cô gái Thái đã tạo ra bao bộ trang phục, bao chăn gối… trong đó có bộ trang phục phụ nữ Thái - một tác phẩm nghệ thuật độc đáo với chiếc khăn Piêu huyền thoại:

Cúc bạc, áo cóm, khăn Piêu Sánh cùng gấm vóc, lụa đào,

Em xoè, em múa, khác nào rồng bay.

Hay:

Nào áo chàm, cúc bạc long lanh

Như rồng bay, đẹp hơn phượng múa.

(Chiếc guồng xa - Cầm Biêu)

- Hình ảnh chiếc khăn Piêu rực rỡ - một điểm nhấn quan trọng trong bộ trang phục ngƣời phụ nữ Thái với đƣờng nét cân đối, màu sắc hài hoà, khăn Piêu tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn, mang tâm hồn và tính thẩm mĩ của một dân tộc vốn tài hoa qua đôi tay khéo léo của ngƣời phụ nữ. Khăn Piêu của phụ nữ Thái không chỉ mang giá trị thẩm mĩ mà còn mang tính xã hội, cùng với váy, áo, thắt lƣng - khăn Piêu góp phần tạo nên một nét đẹp, một sắc Thái riêng:

Thêu hình anh cao lớn hiên ngang

Dang hai tay ôm cả bầu trời không gian Cho vầng trăng sáng rọi

Trên sàn em thêu chiếc khăn Piêu.

45

- Hình ảnh khăn Piêu - đó là một nét đẹp đặc trƣng của ngƣời con gái Thái, là vật gửi hồn, gửi bản sắc văn hoá dân tộc Thái. Nếu để làm mai một đi nét đẹp đặc trƣng ấy thì tâm hồn Thái đã gửi gắm ngàn năm cũng không còn đƣợc nguyên vẹn:

Váy hoa đã khác Khăn Piêu còn đâu...

(La Quán Miên)

Nếu nhƣ bộ trang phục “xứa cóm”, khăn Piêu - sản phẩm của nghề dệt vải truyền thống tôn vinh vẻ đẹp hình thể của ngƣời phụ nữ Thái thì các nhà thơ lại tôn vinh vẻ đẹp trí tuệ, sự khéo léo của ngƣời phụ nữ. Ngƣời phụ nữ Thái xứng đáng là vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của ngƣời dân tộc Thái.

3.2. Hình ảnh chiếc khăn Piêu trong loại hình nghệ thuật âm nhạc

- Cùng với chiều dài lịch sử và sự phát triển của đất nƣớc, âm nhạc cũng có những chuyển dịch và đạt đƣợc những thành tựu đáng tự hào. Giới âm nhạc xuất hiện nhiều gƣơng mặt mới trong nhiều lĩnh vực: sáng tác, biểu diễn, đào tạo, lý luận phê bình có uy tín trong nƣớc và quốc tế. Nếu coi văn học, nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng là những kênh giao tiếp quan trọng kết nối con ngƣời với cộng đồng, xã hội, thì mặt khác âm nhạc còn là phƣơng tiện hữu hiệu nhất để giáo dục thẩm mỹ, tạo dựng nhân cách và nuôi dƣỡng tâm hồn con ngƣời.

- “Chiếc khăn Piêu” trong âm nhạc của Doãn Nho

Sáng tác từ năm 1954, đến nay, “Chiếc khăn Piêu” của nhạc sĩ Doãn Nho vẫn để lại những dấu ấn đặc biệt trong lòng công chúng yêu nhạc. “Chiếc khăn Piêu” là một sáng tác của nhạc sĩ Doãn Nho. Ông là một nhạc sĩ, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam đƣợc biết tới với những ca khúc cách mạng nhƣ Tiến bƣớc dƣới quân kỳ, Ngƣời con gái sông La, Năm anh em trên một chiếc xe tăng... “Chiếc khăn Piêu” của nhạc sĩ Doãn Nho phát triển trên

46

nét giai điệu của một bài dân ca. Bài hát này ra đời khá lâu rồi nhƣng mọi ngƣời vẫn luôn cảm nhận đƣợc bài hát có một sƣ́c sống mãnh liệt để còn mãi với thời gian.

+ Chiếc khăn Piêu đƣợc nhạc sĩ Doãn Nho sáng tác khi ông mới 23 tuổi, trở về Hà Nội từ Tây Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Hòa trong không khí tƣơi vui ấy, nhu cầu đƣợc bày tỏ tình yêu trở nên bất thiết đối với anh bộ đội trẻ, dù lúc đó ông vẫn chƣa đƣợc nắm tay cô gái nào. Chiếc khăn Piêu ban đầu có tên “Chiếc khăn rơi”, lấy cảm hứng từ bài dân ca của dân tộc Xá “Tăng A Tim”. Chiếc khăn Piêu đội đầu là vật làm duyên của các cô gái dân tộc Thái ở Tây Bắc nhƣng bài hát ng ợi ca về chiếc khăn Piêu này lại khởi nguồn từ bài dân ca của anh con trai “đa tình” gần kề dân tộc Thái. Bởi lẽ, trong chiếc khăn Piêu có một mô típ hoa văn g ọi là “dây tình”. “Dây tình” tiếng Thái gọi là “xai peng” (xai là dây - peng là tình), dây tình "xai peng" của ngƣời Thái cũng ví nhƣ dây tơ hồng của ngƣời Việt. Đó là sự cụ thể hoá về hai chất nguyên khí của Po Me (bố mẹ) - chất đã “tạo ra” con ngƣời - ngƣời Thái. Hoa văn “xai peng” đƣợc biểu tƣợng bằng hai sợi dây, nhƣng đƣợc dứt ra từng đoạn nhƣ con bún, mà xoắn xuýt, chực muốn bện vào nhau nhƣ cuộn thừng.

+ Đây là biểu tƣợng mang yếu tố tâm linh do thầy mo bảo trợ: mó là dây “Rồng”, dây “Tiên” (nòi giống), dây “bùa” hộ mệnh, dây của con tim, dây của tình cảm (xai chựa xai peng), dây trói buộc trái tim của đôi lứa (xai chƣa kiệu, húa có nha mai). Ngƣời Thái trân trọng, yêu quý gìn giữ và nâng niu “xai peng” thể hiện trên nhiều hình thái đa dạng và phong phú.

Do đó, dây tình “xai peng” trƣớc hết là đặt tên cho một dòng dân ca lớn của dân tộc, gọi là “Khắp xai peng” (hát tình yêu). “Khắp xai peng” là tiếng hát đầu cửa miệng, vang lên mọi lúc, mọi nơi của cả ngƣời già và lớp trẻ. Vì

47

thế, làn điệu “Khắp xai peng” là cơ sở đặt nền móng cho nền âm nhạc cổ truyền của ngƣời Thái ở Tây Bắc.

Hoa văn xai peng là hoa văn thổ cẩm, trang trí trên những đồ dùng, vật dụng của đời sống nhƣ: trên mặt chăn, riềm gối, đồ đan lát, đồ gỗ và trang trí trong nhà nhƣ trên nóc đố, trên cửa chính, cửa sổ... Nhƣng đặc biệt và hay đƣợc nhắc đến hơn cả, đó là hoa văn xai peng thêu trên khăn Piêu đội đầu của phụ nữ Thái mang đầy đủ ý nghĩa và bản chất sâu xa của nó.

+ Ý nghĩa của dây tình xai peng là móc nối, đan xen, trao đổi tình cảm nhƣng không hoà đồng giữa hai “chất” (trai gái). Ý niệm này đƣợc truyền nối trong tâm thức của từng thế hệ ngƣời Thái đến ngày nay và đƣợc thể hiện trong những hình thái khác nhau. Chẳng hạn ở lễ cƣới, trong phòng hợp cẩn, cô dâu chú rể quỳ trƣớc bà mối, bà mối tay trái cầm quả chuối, tay phải cầm nắm xôi, rồi chéo hai tay lại, nắm xôi trao cho chú rể, quả chuối trao cho cô dâu. Sự chéo hai tay của bà mối đó là tinh thần của dây tình xai peng của họ.

+ Tinh thần dùng hai tay vắt chéo nhau làm biểu tƣợng trong lễ thành hôn này, ngày nay ở ngƣời Việt đƣợc biểu tƣợng bằng việc dùng chữ cái tên cô dâu và chú rể viết lồng vào nhau làm biểu tƣợng trang trí trong phòng cƣới. Đó là tâm thức về dây tơ hồng của ngƣời Kinh. Kiểu chữ viết lồng này của ngƣời Kinh phải chăng tiềm tàng tính vật chất rõ nét về mối quan hệ của đôi uyên ƣơng hơn chữ “song hỷ” của Trung Quốc.

Nghe con chim cúc cu Kìa nó hót lên một câu rằng

Có một nàng ở trong rừng tìm trong rừng, Kiếm trong rừng chiếc khăn Piêu.

Chiếc khăn Piêu thêu chỉ hồng Để gió cuốn bay về đây

48

Để gió cuốn bay về đây vương trên cây! A-chi ơi tới đây nhặt lấy chiếc khăn đẹp này. Thôi này đừng tìm trong rừng, lạc trong rừng, Nát hoa rừng khăn Piêu đây.

Á ơi có phải thắm thiết duyên nhau,

Chiếc khăn đây làm mối nối duyên nhau, thời tôi chờ. Tiếng tôi vang rừng núi sao không ai trả lời...

Nhắn tin theo cùng gió khăn còn đây đợi người A-chi ơi.

+ Ý nghĩa của dây tình xai peng trên khăn Piêu thể hiện rất rõ trong bài hát này . Khi trao tặng khăn Piêu cho bạn gái cù ng hoặc khác dân tộc là sự trao đổi tình cảm, nghĩa là con ngƣời tôi luôn luôn trong tâm tƣởng của bạn và ngƣợc lại, hình ảnh của bạn nhƣ chiếc khăn Piêu luôn luôn bên tôi. Dây tình xai peng thêu trên khăn Piêu đội đầu của cô gái luôn đƣợc nâng niu nhƣ gìn giữ niềm trung trinh, tình yêu chung thuỷ của lứa đôi. Cô gái Thái đội khăn Piêu trên đầu càng xinh duyên thêm, và dây tình - xai peng là chiếc “bùa yêu”, chất “men tình” rạo rực, gợi cho tâm hồn nàng luôn nghĩ đến lời hẹn ƣớc với bạn tình: đón nhận và hiến dâng. Do tính chất của dây tình xai peng trên khăn Piêu của cô gái Thái , nên khi chiếc khăn đánh rơi bay theo gió cuốn, chàng trai ngƣời Cống Khao đa tình nhặt đƣợc, tâm trạng anh ta xao xuyến bồi hồi, hai tay nâng chiếc khăn Piêu lên trƣớc ngực, hình dung đến ngƣời đẹp, xúc cảm làm bài hát (dân ca) ngợi ca, gửi tình theo gió, may ra đƣợc ngƣời đẹp để ý tới... Từ bài dân ca một câu nhạc với chất liệu ban đầu đã hay, đạt độ cao của thẩm mỹ, tiếp đến lại đƣợc bút pháp của nhạc sĩ tài năng Doãn Nho chắp nối sáng tạo thêm.

49

+ Cuối năm 2012, một sự kiện âm nhạc gây đƣợc sự chú ý của đông đảo công chúng. Đó là giải thƣởng “Bài hát của năm” đƣợc trao cho tác phẩm

Một phần của tài liệu Khăn piêu đặc sắc văn hóa của người thái đen (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)