Đặc điểm của khăn Piêu

Một phần của tài liệu Khăn piêu đặc sắc văn hóa của người thái đen (Trang 27)

6. Bố cục khoá luận

2.1.2. Đặc điểm của khăn Piêu

* Hoa văn, chất liệu và ý nghĩa các hình hoa văn trang trí

Ngƣời ta từng biết đến vẻ đẹp của nhà sàn đồng bào Thái, trang phục của phụ nữ Thái, điệu xòe Thái… và cũng không thể không trầm trồ trƣớc vẻ đẹp của hoa văn, họa tiết trên những mảnh vải tuyệt vời của bà con ở tƣ̀ng chiếc khăn Piêu. Một ngƣời phụ nữ Thái giỏi dệt vải có thể tạo ra hơn 30 hoa văn, họa tiết lung linh sống động. Có một câu dân ca nói về sự khéo tay của phụ nữ Thái nhƣ sau:

Úp bàn tay thành hình muôn sắc, Ngửa bàn tay thành hoa muôn màu.

Trên chiếc khăn Piêu có b ốn mô típ hoa văn, mỗi mô típ hoa văn đều hàm chứa nội dung của một ý niệm trong vòng đời của con ngƣời:

 Dây xai khớ: Biểu đạt về sự sống của con ngƣời (khoẻ mạnh, hay ốm đau hoặc chết).

 Xai peng: Dây tình đôi lứa nhƣ dây tơ hồng của ngƣời Kinh.

 Kút Piêu: Giống nhƣ n gọn nến đang cháy, biểu tƣợng sự sống của con ngƣời, đặt đầu dây xai khớ, nếu rực sáng là khoẻ mạnh, sáng le lói là ốm yếu và vụi tắt là chết.

22

 Hình ta leo: Nhƣ hình ông sao 6 hoặc 8 cánh, đan bằng nan tre, vật căm, khi treo trƣớc cầu thang là báo hiệu cấm ngƣời lạ vào nhà... khi thêu trên khăn Piêu sẽ bảo vệ hồn ngƣời. Những ý nghĩa này là qua các thầy mo gợi ý trong các dị bản khác nhau.

Khăn Piêu có chất liệu tƣ̀ vải thủ công, nhuộm màu chàm với c hiều dài bằng một sải tay của ngƣời đội, khoảng 160cm, chia làm bốn đầu. Mỗi đầu khăn Piêu sẽ l ấy một phần, rồi chia làm hai để trang trí hoa văn. Những họa tiết trên chiếc khăn Piêu là hình những con vật gần gũi trong cuộc sống, hiền lành nhƣ con hƣơu, con bƣớm, con chim, con voi, thậm trí còn là con hổ và hình mặt trăng và những cây cối nhƣ cây dƣơng xỉ… Những hình này còn xuất hiện trên đƣờng diềm trong họa tiết trang phục cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày của ngƣời Thái. Hình ảnh đan lát của ngƣời Thái cũng xuất hiện trong chiếc khăn Piêu.

Ngƣời ta gọi các hoa văn trên khăn Piêu bằng những tên tiếng phổ thông và chú thích tiếng Thái nhƣ: nhánh cây (nga mạy), chùm hoa (xum book), con nhện đất (tô cu)... Đó là lối giải thích hiện thực. Nhƣng hoa văn thổ cẩm nói riêng và nền văn hoá của một dân tộc nói chung đều hàm chứa ý nghĩa của biểu tƣợng tâm linh hèm, mỗi hiện vật biểu tƣợng đều hàm ẩn ý nghĩa của nó.

Nhƣng tại sao có lối giải thích hiện thực ấy? Đó là do một thời chúng ta không tin vào tín ngƣỡng và vật linh hèm. Vật linh hèm tiếng Thái gọi là “căm dam” linh thiêng, huyền bí, bí hiểm, điều không đƣợc nói ra động đến thần thánh. Không phải dễ để ai cũng biết đƣợc. Mọi ngƣời nếu muốn biết thì phải thông qua thần chú của các thầy mo.

Nhƣ vậy, hoa văn thổ cẩm của các dân tộc, đơn cử nhƣ ngƣời Thái và ngƣời Kinh đều do đội ngũ thầy mo thầy pháp sáng tạo ra và quản lý từ thời tiền sử. Hoa văn của nền văn minh Đông Sơn nhƣ hoa văn trống đồng là do

23

đội ngũ thầy pháp, thầy phù thuỷ, thầy chiêm tinh của Triều đình Văn Lang sáng tạo. Đội ngũ này đã bị tiêu diệt trong thời Bắc thuộc.

Ngạn ngữ Thái có câu: “Họ Lƣờng làm mo, họ Lò làm tạo”. Thầy mo của dòng họ Lƣờng cha truyền con nối tích luỹ đƣợc nhiều kiến thức về ngành nghề. Thầy mo cao nhất là mo mƣơng - mo đứng đầu mƣờng, phục vụ trong nhà “chẩu mƣờng” (quan đứng đầu mƣờng). Đội ngũ thầy mo này tạo ra phong tục, lễ nhạc, tức là tạo nên nền văn hoá của dân tộc, để “chẩu mƣờng” cai quản lãnh địa của mình - có nghĩa thầy mo quản lý phần hồn, chẩu mƣờng quản lý phần xác - phần xác bao gồm cả tài nguyên trên rừng dƣới suối, phần hồn cũng thế. Lý giải nhƣ vậy để chúng ta hiểu về gốc nguồn của một nét văn hoá hoặc một mô típ hoa văn. Không có một hiện vật biểu tƣợng nào do con ngƣời sáng tạo ra, đƣợc truyền nối bao đời lại chỉ là “vật trang trí làm đẹp, vui mắt”. Nguyên hiện vật công cụ xuất hiện từ thời tiền sử, sách Lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam viết: “Hình ảnh của công cụ mà ngƣời nguyên thuỷ chế tác ra đã có trong đầu họ trƣớc khi công cụ đƣợc hình thành dƣới bàn tay chế tác của họ”. Có nghĩa xuất hiện ý niệm của một tƣ tƣởng, nhƣng chƣa có chữ viết, ngƣời xƣa nghĩ ra một ký hiệu biểu tƣợng cho hàm nghĩa đó.

Do vậy, nội dung của những mô típ hoa văn trên khăn Piêu là đƣợc ra đời từ thời tiền sử. Và sự tích của dây xai khớ, xai peng, kút Piêu, ta leo đều đƣợc kể trong dân gian, có điều là ngƣời ta ít liên hệ với hoa văn trên khăn Piêu. Bởi lẽ đó đều nói về tâm linh, cho nên dù có liên hệ, nhƣng ngƣời nghiên cứu văn hoá dân gian trƣớc đây phải đƣa nó về hiện thực thì bài viết mới đƣợc đăng tải trên sách báo. Khi nội dung hiện thực đƣợc công bố trên văn đàn, đó là điều chính thức cho nhân dân noi theo.

Ta biết rằng, bao đời rồi những mô típ hoa văn trên khăn Piêu vẫn gìn giữ đƣợc hình dáng, mẫu mã theo sự tích của nó. Những hoa văn trên khăn

24

Piêu mang tính truyền nghề thêu dệt thủ công, những mẫu mã đó không đƣợc ghi lại ở một cổ vật nào, chẳng hạn nhƣ hoa văn Đông Sơn trên trống đồng, nay dù gọi tên gì đi nữa nhƣ hoa tai, hòn dọi, cuộn thừng, chữ s… thì ngƣời ta vẫn làm theo hình mẫu mã cổ.

Song trong lĩnh vực văn hoá dân gian, hiện tƣợng dị bản là thuộc tính đặc trƣng của nó.Cần căn c ứ vào nhiều di bản khác nhau, qua hệ quy chiếu mà ta nhận diện, phán đoán, giải thích theo những cứ liệu và cảm nhận của riêng mình.

* Hình dáng, màu sắc của chiếc khăn Piêu

- Mẫu khăn Piêu không có quy định chặt chẽ mà ngắn dài tùy ý thích của các cô gái nhƣng thƣờng dài từ 150cm đến 160cm, chiều rộng từ 30cm đến 40cm.

- Với màu sắc phong phú theo từng hoa văn, chiếc khăn Piêu đƣợc coi nhƣ vị thần bảo vệ linh hồn mỗi ngƣời phụ nữ Thái. Chỉ dùng để thêu khăn là những sợi tơ đẹp nhất, nhiều màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng vì th ổ cẩm của ngƣời Thái vùng Tây Bắc thƣờng sử dụng là các màu trắng, đỏ, vàng, xanh lá cây, tím… Sự kết hợp của những sắc màu đó trên một vuông vải tạo ấn tƣợng mạnh. Đáng chú ý, họa tiết thƣờng đối xứng với nhau, phản ánh triết lý âm dƣơng, sự đối xứng hài hòa trời đất cùng vạn vật. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, họa tiết trên thổ cẩm của đồng bào Thái thƣờng lấy thiên nhiên làm hình mẫu, cho nên ngƣời ta nói rằng những vuông thổ cẩm ấy là cảnh sắc thiên nhiên thu nhỏ. Trên tấm thổ cẩm, ngƣời ta cách điệu những hình thƣờng thấy, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Có thể là những hình thoi nhƣ quả trám chạy viền, những cánh hoa ban cách điệu, đôi khi mô tả một dòng suối khi yên ả, khi tung bọt trắng xóa. Cây guột hoặc những lá cây, búp cây bên cạnh nhà, một chùm hoa buông dài… cũng trở nên sống động trên vuông vải nhờ vào bàn tay khéo léo, trí tƣởng tƣợng phong phú và một tƣ duy

25

mỹ thuật đặc sắc. Thiên nhiên hiện lên trong từng đƣờng kim mũi chỉ thể hiện hát khao tình yêu cuộc sống mong ƣớc thanh bình, khát khao cuộc sống thuận hòa theo quy luật muôn đời - đó thực sự là những trầm tích văn hóa trải hàng ngàn năm lắng đọng vô cùng đáng quý. Do phân bổ nhiều nơi ở vùng núi cao phía Bắc, nên các cộng đồng ngƣời Thái ở các địa phƣơng khác nhau cũng có cách dệt vải, tạo hoa văn, họa tiết khác nhau, tuy rằng vẫn trên một nền thẩm mỹ chung. Ví dụ thổ cẩm của ngƣời Thái vùng Mƣờng Lò (Văn Chấn, Yên Bái) có màu thẫm do sử dụng nhiều gam màu trầm nhƣ hƣớng tới sự suy tƣ, trăn trở của chiều sâu tâm lý, còn thổ cẩm của ngƣời Thái Mộc Châu (Sơn La) lại rực rỡ, bay bổng với những ƣớc mơ, khát vọng. Tuy thế, nhìn vào cả hai loại thổ cẩm đó, ngƣời ta vẫn nhận ra nét đặc trƣng không trộn lẫn của nền tảng văn hóa Thái.

- Trên một vuông vải của ngƣời Thái, thế giới động vật cũng đƣợc phản ánh đa dạng. Ngƣời ta dệt nên hình ảnh những chú khỉ tinh nghịch, hay một con rái cá… Còn ở những tấm chăn, các chị, các mẹ thƣờng thêu hình con thuồng luồng tƣợng trƣng cho sự chung thủy, đức bao dung của ngƣời phụ nữ. Khi Piêu phối hợp với chiếc áo cóm trắng tinh, với chiếc thắt lƣng xanh nhƣ lá rừng, với chiếc váy đen nhƣ màn đêm huyền hoặc đã tạo nên một vẻ đẹp thật khó mà gọi tên. Đặc biệt ở đây còn có sự phối hợp tinh tế giữa vải vóc: bông, lanh, nhung, lụa mềm ấm nhƣ làn nƣớc suối xuân với kim loại quý: bạc trắng tinh khôi ẩn chứa đầy bất ngờ nhƣ núi rừng mùa Đông. Trang phục ấy đâu chỉ che thân, trang phục ấy còn là cốt cách, là văn hóa của ngƣời Thái Tây Bắc nói chung và của các cô gái Thái nói riêng.

- Tiếng Thái gọi dây tình yêu là “xai peng”. Hạnh phúc - tình yêu - vợ chồng gắn bó keo sơn của cả một đời ngƣời trong nền nhân văn Việt đƣợc biểu trƣng bằng hình tƣợng dây tơ hồng. Xai peng cũng nhƣ vậy. Về vật thể, đó là hai sợi dây bện xoắn vào nhau nhƣ cuộn thừng chặt chẽ. Nhƣng với tâm

26

hồn và luật tục cộng đồng dân tộc Thái, đó là biểu tƣợng bất diệt của sự sống (đời nối đời - nòi giống phồn vinh - phát triển không ngừng). Những gì tốt đẹp nhất của tâm linh ngàn năm văn hiến thƣờng đƣợc dành cho “xai peng”: dây rồng - dây tiên - dây bùa hộ mệnh - dây trói buộc trái tim đôi lứa. Cả dân tộc ngàn đời nay dành một niềm quý trọng, bảo vệ, nâng niu “xai peng”. Tinh thần ấy đƣợc thể hiện thành muôn hình thái đa dạng, phong phú.

Trƣớc hết, nó ngân vang bất diệt thành một trƣờng ca lớn của dân tộc này - “Khắp xai peng” (hát tình yêu). “Xai peng” là tiếng hát cửa miệng, ngọt nhƣ mật ong, trong nhƣ nƣớc nguồn, dạt dào lai láng, nồng nàn đằm thắm, đôn hậu say mê, vang lên mọi lúc, mọi nơi, cho tất cả nam thanh nữ tú và cả những ngƣời cao tuổi. Hoa văn xai peng thêu thùa trên thổ cẩm, trang trí trên đồ dùng trong nhà, trên diềm gối, trên mép khăn tay trao gửi ngƣời đi xa vắng, trên áo, trên yếm che đôi gò bồng đào của ngƣời con gái và đặc biệt nhất là hoa văn xai peng nở rộ trên khăn Piêu của chị em. Khăn Piêu có dây tình chàng trai Thái trao tặng cho cô gái Thái mà chứa ý nghĩa sâu xa. Biểu tƣợng độc nhất vô nhị của tình yêu lứa đôi nồng nàn nhƣ hai sợi dây tình cảm quấn quýt, bện chặt lấy nhau không bao giờ chia lìa. Đôi ta biết nhau, hiểu nhau, từ khi bện thừng, xe chỉ, yêu thƣơng nhau, nên vợ nên chồng, chung lƣng đấu cật, cùng chèo lái một con thuyền gia đình.

Đó có thể là lời nhắn nhủ về sự thuỷ chung, son sắt của kẻ ở, ngƣời đi:

Em như sợi chỉ xanh, Anh như sợi chỉ đỏ,

Chỉ đan nhau, vải rách, màu vẫn thắm tươi...

(Ing Éng- Vƣơng Trung)

Màu sắc cũng có thể là cảm xúc về hiện thực cuộc sống:

Chỉ vàng thêu tia nắng Chỉ hồng thêu cây sung

27

Chỉ đào và chỉ xanh

Thêu hình anh cầm súng...

(Chiếc khăn - Vƣơng Trung)

Ngƣời Thái thƣờng nhắn nhủ nhau rằng : “Từ thủa thanh xuân cho đến trăm tuổi da mồi, tóc bạc nhƣ tuyết núi Phạ Đin, đỉnh Hoàng Liên Sơn, thậm chí đến khi về với tổ tông thì khăn Piêu dây tình hai peng ấy ta cắt làm đôi: mình một nửa - ta một nửa. Một nửa đặt vào áo, cho mình gối mái đầu thơm mớ tóc hoa ban, hƣơng man mác. Nửa còn lại cho ta để thƣơng để nhớ những đêm sƣơng gió lạnh về đỡ tủi...”.

 Khăn Piêu với dây tình v ĩnh cửu của dân tộc Thái - một phong tục mấy nghìn năm văn hiến của chúng ta, nó chẳng thể lẫn lộn, không hề hòa đồng, muôn triệu lần vẫn nguyên vẹn chân thiện mỹ vẹn toàn.

 Có cầm trên tay một chiếc khăn Piêu mới thấy đƣợc sự tài tình của ngƣời phụ nữ Thái. Những sắc màu và hoa văn độc đáo đƣợc kết hợp với nhau khéo léo. Đó là màu xanh của núi rừng, màu vàng của ánh nắng, nƣơng lúa và màu trắng hồng của hoa thơm. Mỗi một hoa văn nhƣ cách ứng xử của ngƣời Thái với thiên nhiên và bản làng. Chẳng thế mà khăn Piêu không đơn giản là vật đội đầu mà còn là biểu tƣợng tín ngƣỡng của ngƣời Thái. Chiếc khăn Piêu nhƣ vị thần che chở cho ngƣời phụ nữ Thái trong lúc nắng, lúc mƣa.

 Khi tới những bản làng ngƣời Thái, bao giờ ngƣời ta cũng bắt gặp những khung dệt. Với phụ nữ Thái thì dệt vải, thêu thùa đƣợc coi nhƣ một giá trị của con ngƣời . Ngay từ nhỏ, các cô gái Thái đã đƣợc chị, đƣợc mẹ, đƣợc bà dạy cho cách dệt vải, tập những mũi thêu đầu tiên. Nhà nào cũng có khung dệt và khung dệt thƣờng đặt ngay dƣới hiên nhà hoặc gần ở cửa sổ của ngôi nhà sàn. Theo truyền thống, khi về nhà chồng, cô dâu mới phải tặng cha mẹ chồng một bộ chăn đệm, một chiếc khăn Piêu tặng mẹ chồng. Quà

28

tặng này phải do chính tay cô gái đó làm nên. “Khuổm mƣ pền lai - hài mƣ pền bok” - một câu thành ngữ chỉ đôi bàn tay khéo léo của cô gái Thái dệt nên những hoa văn, sắc mầu và dệt nên cả tâm hồn của ngƣời Thái trong những chiếc khăn Piêu. Mỗi chiếc khăn là một câu chuyện thể hiện qua họa tiết, sắc màu để nói lên tâm tƣ, tính cách của mỗi ngƣời phụ nữ.

 Những ngƣời phụ nữ Thái hàng ngày vất vả với việc làm nƣơng rẫy, ruộng vƣờn nên khi có thời gian rảnh rỗi là họ dành cho việc làm thổ cẩm. Vì thế mỗi đƣờng nét thêu trên mảnh vải còn thấm đƣợm tình yêu lao động, yêu quê hƣơng, đất nƣớc của ngƣời phụ nữ Thái. Đó còn là đức tính cần cù, hay làm và khéo léo của ngƣời Thái. Vì thổ cẩm đƣợc dệt hoàn toàn bằng tay nên độ chặt, lỏng, mềm, cứng của sản phẩm đều có thể theo ý muốn của ngƣời làm ra nó. Họ có thể dệt nên những miếng thổ cẩm để trang trí cho từng loại sản phẩm mà họ cần.

 Tính cách và tuổi tác đƣợc thể hiện rất rõ trên những sản phẩm thổ cẩm của ngƣời Thái. Tinh ý, ngƣời ta còn nhận ra đƣợc sản phẩm đó do ngƣời ở độ tuổi nào làm. Ví dụ nhƣ sản phẩm của một cô gái thì thƣờng có gam màu sáng, còn phụ nữ lớn tuổi thì lại chọn gam màu trầm, đƣờng nét thêu cũng cứng cáp hơn, rắn rỏi và đậm nét suy tƣ. Ngƣời Thái coi những sản phẩm dệt thổ cẩm là một phần trong đời sống vật chất và tinh thần của mình. Màu chàm của khăn gần gũi với thiên nhiên núi rừng đời đời gắn bó với cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi, màu xanh là ƣớc mơ của tuổi trẻ, màu đỏ là thể hiện trái tim khát khao nồng cháy của độ xuân thì, màu vàng cao sang và hạnh phúc, những tua ở hai đầu khăn nhẹ bay trong gió thêm duyên cùng bƣớc đi uyển chuyển, thƣớt tha của trang phục áo “cóm”, váy dài chấm gót chẳng khác gì “tiên nữ giáng trần”.

Ngƣời ta có thể dệt chặt, lỏng khác nhau (do tính chất thủ công) nhƣng bao giờ sản phẩm cũng rất bền, có thể dùng đến lúc sờn đƣờng thêu và hỏng

Một phần của tài liệu Khăn piêu đặc sắc văn hóa của người thái đen (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)