Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở đàn Ngựa bạch nuôi tại Chi nhánh Nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 45)

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Theo Blackwell (1989) [22], từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây, tình hình nhiều loại động vật hoang dã, động vật quý hiếm đang dần bị tuyệt chủng, các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới gốm nhiều lĩnh vực khác nhau đã có những hành động tích cực nhằm bảo vệ các loài động vật quý hiếm này khỏi bờ vực của sự tuyệt chủng. Theo Gyles (1992) [24], từ năm 1980 trở lại đây ngày càng có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm và hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học, nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ ra đời ở các khu vực dẫn đến sự ra đời của tổ giống hiếm – RBT (Race Breeds Internatinonal) liên kết bảo tồn nguồn gen động vật ở các quốc gia.

Castle (1951) [21] (hội trại các giống ngựa ở Mỹ) đã làm thí nghiệm

chứng tỏ màu sắc trắng của ngựa bạch phân ly theo định luật 2 về phân ly của

Mendel.

Trường thí nghiệm Carlifonia – Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu của ngựa bạch do gen W trội quy định, khi bố bạch lai mẹ bạch, 50% sẽ cho ra ngựa bạch (Ww), 25% cho ra ngựa màu (ww) và 25% sẽ bị chết lưu phôi hoặc chết thai (WW) vì gen W là gen gây chết.

2.2.2.2. Nghiên cứu trong nước

Theo Trần Minh Châu (2001) [1], Phạm Sỹ Lăng (2005) [7] thì hội chứng đau bụng ngựa do nhiều bệnh khác nhau gây nên, khi đau bụng con vật thể hiện trạng thái không yên, bệnh đột phát một cách kịch liệt, nhu động ruột tăng một cách bất thường, rối loạn về tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa và trao đổi chất.

Theo Phạm Sỹ Lăng (2005) [7] bệnh viêm phổi ngựa là bệnh truyền nhiễm ở ngựa gây ra do vi khuẩn. Bệnh xảy ra lẻ tẻ quanh năm ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Đặc biệt bệnh phát sinh thành dịch khi thời tiết

chuyển vụ từ cuối thu mát mẻ sang mùa đông lạnh ẩm ở các tỉnh phía Tây Bắc và Đông Bắc nước ta làm thiệt hại nhiều ngựa của đồng bảo dân tộc.

Ký sinh trùng trong đường ruột ngựa có nhiều loại nhưng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở đàn Ngựa bạch nuôi tại Chi nhánh Nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 45)