Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh giun đũa bê, nghé và bi ện pháp phòng, trị tại một số xã miền núi thuộc tỉnh Sơn La. (Trang 25)

Bệnh giun đũa bê nghé rất phổ biến trong chăn nuôi, ở nước ta bệnh này rất nguy hiểm với bê nghé từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi. Vì thếở nước ta đã có rất nhiều

các tác giả nghiên cứu.

Tác giả Phan Dịch Lân (2005) [7] đã nghiên cứu bệnh giun đũa và có kết luận bệnh này không có lợi cho đàn trâu bò sinh sản ở miền núi.

Theo Trịnh Văn Thịnh (1978) [17], bệnh giun đũa bê, nghé do loài giun Neoascaris vitulorum thuộc họ Anisakidae gây ra. Giun trưởng thành kí sinh ở ruột non bê, nghé, bệnh phân bố ở tất cả các vùng: trung du, miền núi và đồng bằng. Nhưng phổ biến nhất là vùng trung du và miền núi. Bệnh thường xuất hiện ở bê, nghé từ 1 đến 3 tháng tuổi. Trâu, bò thường đẻ vào tháng 11, tháng 12 và tháng 1 cho nên bệnh thường phát triển vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2 với triệu chứng là phân có màu trắng ( dân thường gọi là bệnh tiêu chảy phân trắng ở bê, nghé).

Theo tài liệu của Trịnh Văn Thịnh (1977) [16] đã nghiên cứu trên bê, nghé tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang cho thấy bê, nghé ở đây nhiễm rất nặng chiếm 38 đến 44% so với tổng số bê, nghé đẻ ra. Số bê, nghé chết chiếm 25 đến 30% số bê, nghé

ốm. Tác giả cũng làm thí nghiệm về sức đề kháng của trứng giun khi cho điều kiện ngoại cảnh tác động vào ta thấy:

+ Dưới ánh sáng mặt trời ( mùa hè) chiếu trực tiếp làm cho bề mặt trứng giun

đũa sau một tuần bị phân hủy.

+ Nếu phủ tro nóng lên thì trứng giun đũa càng phân hủy nhanh hơn.

+ Ở gian đoạn cảm nhiễm trứng giun đũa có sức đề kháng cao hơn và khó bị

tiêu diệt. Trứng có phôi thai thì có thể sống được ở nhiệt độ từ 0oC đến 62oC. Khi

điều kiện khô và nóng nó ngừng hoạt động nhưng không bị tiêu diệt.

Theo Nguyễn Xuân Tịnh (1996) [21] bệnh giun đũa bê, nghé xuất hiện ở tất cả các vùng trung du và đồng bằng nhưng phổ biến nhất là trung du, miền núi. Có thể do điều kiện miền núi và trung du thuận lợi cho sự phát triển cảu giun đũa ( nhiệt

độ từ 31oC đến 35oC) lượng mưa cao, ởđồng bằng lượng mưa ít hơn, nhiệt độ mùa hè có thể lên tới ( 35oC đến 38oC) hoặc cao hơn nữa nên ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng giun.

Theo Đào Trọng Đạt (1989) [1] trong quá trình nghiên cứu đã xác định được 49 loại giun trong đó giun sán lá ruột và giun đũa là 2 loại nguy hiểm nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh giun đũa bê, nghé và bi ện pháp phòng, trị tại một số xã miền núi thuộc tỉnh Sơn La. (Trang 25)