Quản lý môi trường trong phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đề cương Dân số Môi trường (Trang 46)

2.1. Những nội dung chủ yếu về quản lý môi trường trong phát triển bền vững.

2.1.1. Đặt vấn đề.

Khi vấn đề môi trường đã trở thành sự thách thức đối với toàn cầu và sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, cũng là lúc người ta khẩn trương tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường bức bách được đặt ra. Tuỳ tình hình cụ thể của từng nơi, từng lúc, nội dung của các giải pháp này rất đa dạng trong đó bảo vệ môi trường bằng chính sách pháp luật là biện pháp phổ biến mà nước nào cũng phải sử dụng.

2.1.2. Nhiệm vụ của công tác quản lý môi trường.

- Khái niệm về quản lý môi trường.

Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội với hệ thống các luật pháp, chính sách, biện pháp về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, giáo dục thích hợp nhằm tác động, điều chỉnh các hoạt động của con người nhằm bảo vệ môi trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý môi trường là:

• Xây dựng, ban hành và phổ biến các văn bản pháp luật cơ chế chính sách các qui định và hướng dẫn về bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn môi trường.

Giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức về môi trường; về pháp luật, chính sách tuyên truyền các hoạt động và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cộng đồng.

• Quản lý sự tuân thủ pháp luật, qui định bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi trường đối với tất cả các hoạt động kinh tế và xã hội của tất cả các tổ chức, cơ sở sản xuất, tập thể và các cá nhân trong xã hội.

• Quản lý quá trình sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, trước hết là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, tài nguyên du lịch.

• Quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường và thúc đẩy thực hiện các biện pháp giảm thiểu chất thải (nguồn thải từ sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, từ sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác, nguồn thải từ giao thông vận tải trên bộ, trên thuỷ và trên không, nguồn thải từ sinh hoạt và dịch vụ đô thị...)

• Quản lý về chất lượng môi trường sống (trước hết là môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và phóng xạ).

• Thực hiện các chính sách ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp và đô thị, trước hết là lồng ghép qui hoạch bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường v.v...

2.2. Luật pháp, chính sách quản lý môi trường ở nước ta.

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các qui định pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta. trường ở nước ta.

Tại kỳ họp thứ 4 khoá IX, Quốc hội đã thông qua luật Bảo vệ môi trường (ngày 27/12/1993). Ngày 10/01/1994 Chủ tịch nước ký Lệnh công bố Luật, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong hoạt động bảo vệ môi trường của nước ta.

2.2.2. Luật pháp chính sách quản lý môi trường ở nước ta.

- Luật Bảo vệ môi trường.

• Luật Bảo vệ môi trường của nước ta đã được Quốc hội khoá IV, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ký Sắc lệnh công bố ngày 10/01/1994 và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/01/1994. Luật này cụ thể hoá Điều 29 của Hiến pháp năm 1992 trong việc quản lý Nhà nước về môi trường; • (Nghiên cứu thêm trong giáo trình)

Một phần của tài liệu Đề cương Dân số Môi trường (Trang 46)