Nhận xét về chiến lược khác biệt hóa của Apple

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm quản trị chiến lược chiến lược khác biệt hóa và vị thế cạnh tranh (Trang 25 - 28)

Chiến lược cạnh tranh của Apple là “chiến lược khác biệt hóa sản phẩm” từ “cải tiến thiết kế, mẫu mã”,”đáp ứng khách hàng” và “chất lượng”. Đây chính là sở trường, là năng lực cốt lõi của Apple đã từng mang lại cho nó một thời kỳ huy hoàng trong những năm 1976 – 1985 và giờ đây cũng chính chiến lược này đã giúp Công ty giành lại thế thượng phong trên thị trường trước những “Ông chủ lớn”.

+ Mức độ khác biệt trong sản phẩm của Apple cao: các sản phẩm “bom tấn” của Apple như Mac, iPod, iPhone… được cả thế giới công nghệ tôn vinh và thán phục vì tài thiết kế tài tình thể hiện phong cách khác biệt cho mỗi nhóm khách hàng. Nói đến Apple, người ta nghĩ ngay đến các sản phẩm “thể hiện cá tính”, “chất lượng cao”, “khác biệt độc đáo”, “thiết kế tinh vi” và nhiều tính năng hỗ trợ. Tính đến nay, Apple đã tích hợp được khoảng 30.000 trình ứng dụng trong các sản phẩm “số” của mình. Ngoài ra, đến với các cửa hàng ở Apple, khách hàng được thực sự “trãi nghiệm cuộc sống số” và được cung ứng các dịch vụ hỗ trợ tuyệt vời từ đội ngũ nhân viên của Công ty. Tính đến nay, Công ty Apple có tới 280 cửa hàng tại 10 quốc gia. Apple Store đầu tiên được mở vào năm 2001 và nhanh chóng được khách hàng biết đến. Riêng trong quý III/2009 vừa rồi, có tới 45,9 triệu người vào tham quan, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm của Apple liên tục ra đời với nhiều thế hệ tiếp nối “luôn đón đầu công nghệ” và làm lu mờ những sản phẩm cùng loại.

+ Sản phẩm của Công ty phục vụ cho nhiều phân đoạn thị trường khác nhau: vào năm 1998, Apple định vị rõ ràng 4 thị trường mục tiêu cho máy tính cá nhân “ Máy tính xách tay và máy để bàn cho giới chuyên nghiệp, máy xách tay và máy để bàn cho người tiêu dùng”. Nếu trước năm 2000, lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là phần cứng máy tính và phần mềm được tích hợp trong các máy tính PC, thì giờ đây Công ty đang rất thành công trong lĩnh vực thiết bị điện tử tiêu dùng với các dòng sản sản phẩm chủ chốt: Mac (Pro, Mini, iMac, MacBook, Air, Pro - Xserve) iPhone, iPod (Shuffle, Nano, Classic,

Touch) Apple TV, Cinema Display, AirPort, Time Capsule Mac OS X (Server - iPhone OS), iLife, và iWork ….. Mỗi dòng sản phẩm có tính chuyên biệt hóa cao, ví dụ: Nếu ipod mini dành cho giới trẻ sành điệu thì ipod Shuffle hướng đến các đối tượng có thu nhập còn ipod Nano với công nghệ đỉnh cao.

+ Năng lực tạo khác biệt chủ yếu của Apple: là bộ phận nghiên cứu R&D, bộ phận bán hàng và các chiến lược Markting độc đáo, bất ngờ với những thông điệp cực kỳ “đơn giản” nhưng “sâu sắc”.

R&D: Ngay trong tháng 09/2007, Jobs cắt giảm còn 10 dự án từ 350 dự án được đệ trình, nhờ vậy mà dự án ipod và iphone mới được ra đời hoàn thiện như vậy. Apple luôn tập trung mọi nguồn lực cần thiết vào nghiên cứu phát triển nhằm tạo ra những sản phẩm mang tính chiến lược. Chi phí nghiên cứu phát triển của Apple chiếm bình quân khoảng 8% trong tổng doanh số kinh doanh, gồm cả nghiên cứu phần mềm và phần cứng. Hiện nay, ở Apple có khoảng hàng ngàn nhân viên trong đội ngũ sản xuất thiết kế với độ tuổi khoảng từ 25 đến 35 tuổi đã tốt nghiệp tại những trường danh tiếng ở khắp nước Mỹ. Họ đến với Apple và cùng làm việc với một Ông chủ “khó tính, cầu toàn” Steeve Jobs không đơn giản chỉ là để kiếm sống mà là để thực sự sống với chính đam mê sáng tạo cháy bỏng của mình. Và ở đây, mọi sự sáng tạo không hề dự kiến trước nó có thể xuất hiện ngay trong bữa ăn, trong lúc đi dạo phố hay thậm chí những cuộc điện thoại trao đổi ý tưởng sáng tạo giữa đêm khuya.

Marketing: Ngay khi trở lại đấu trường, điều đầu tiên Steeve jobs làm là mời hãng quãng cáo TBWA Chiat/Day (hãng tạo mẫu quảng cáo nổi tiếng cho Apple năm 1984) quay trở lại cộng tác với Công ty. Với những thông điệp đơn giản “Tôi tư duy, vậy iMac tồn tại” như một ẩn ý với các khách hàng của mình “ chúng tôi đã trở về, vậy sự tuyệt vời đã trở lại”, hay chiến dịch quảng cáo với thông điệp “nghĩ khác” ra đời năm 1998 như một ẩn ý cho những người “dám kháng lại những tục lệ xã hội, dám làm những điều bất thường và tiên phong

hướng tiêu dùng của người dân. Mỗi năm, Apple đầu tư cho các chiến dịch quảng cáo của mình khoảng 100 triệu USD.

Bán hàng: hiện Apple có hơn 280 cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới, dự kiến trong năm 2010 Apple mở thêm từ 40 đến 50 cửa hàng bán lẻ nữa. Hệ thống bán lẻ của Apple được thiết kế hoàn toàn bằng gương trong suốt nằm ngay tại trung tâm các thành phố lớn, khách hàng có thể trãi nghiệm mọi thứ ở đây ngay. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên Apple gồm khoảng 35.000 người được đào tạo bài bản về chuyên môn luôn sẵn sàng các dịch vụ hỗ trợ tại chỗ. Phương thức bán hàng của Apple hướng mục tiêu rõ ràng bằng cách tiếp cận “thân thiện, gần gũi, nồng ấm ”. Cửa hàng bán lẻ đầu tiên ra đời năm 2000, từ đây Apple thực sự đón đầu một xu hướng mới của thị trường, một sáng tạo tiên phong nữa trong nghệ thuật bán hàng.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm quản trị chiến lược chiến lược khác biệt hóa và vị thế cạnh tranh (Trang 25 - 28)