Chương 3 Thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học phương pháp thuyết minh ở trường phổ thông (Trang 56)

Thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài này nói riêng và trong nghiên cứu phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung. Đây là khâu thực thi toàn bộ nội dung mà đề tài đề cập tới, là khâu kiểm nghiệm, đánh giá kết quả của những giả thiết khoa học mà đề tài đề xuất, kiểm tra tính hợp lý độ đúng sai giữa lý thuyết và thực hành. Có thể nói, thực nghiệm sư phạm là phương pháp được coi là quan trọng nhất, phương pháp thủ công trong nghiên cứu khoa học hiện đại. Kết quả thực nghiệm cho ta cơ sở để khẳng định giả thuyết, từ đó đề xuất những khả năng ứng dụng vào thực tiễn dạy học tiếng Việt cho học sinh THPT.

3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm

Thực nghiệm ở đềtài “Tổ chức dạy học phương pháp thuyết minh ở trường phổ thông”, chúng tôi nhằm những mục đích:

Thứ nhất: Kiểm tra sự phù hợp của nội dung lý thuyết và thực hành các

phương pháp thuyết minh trong bài làm văn thuyết minh. Từđó giúp chúng ta lựa chọn, tìm được phương pháp tối ưu trong việc xử lý thoả đáng việc dạy và luyện tập phương pháp thuyết minh trong bài văn thuyết minh cho học sinh THPT.

Thứ hai: Đánh giá nội dung dạy học và xác định rõ vai trò, tầm quan

trọng của việc dạy học phương pháp thuyết minh cho học sinh. Đó là cơ sở để chúng ta có thể tìm ra những hướng dạy học thích hợp cho nội dung này.

Để tổ chức thực nghiệm, chúng tôi tuân thủ theo những yêu cầu chung của thực nghiệm sư phạm, đồng thời chú ý đến đặc trưng riêng của vấn đề nghiên cứu. Qua đó có sự nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan về

hướng dạy học, cách tổ chức nội dung bài dạy và xem xét sự nhận thức của học sinh về nội dung dạy học.

3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Để quá trình thực nghiệm được thuận lợi, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên các đối tượng sau:

Gắn với nội dung dạy học và tiến trình dạy học theo phân phối chương trình, đối tượng là học sinh lớp 8 THCS và học sinh lớp 10 THPT.

Về giáo viên thực nghiệm: Chúng tôi trực tiếp giảng dạy, có giáo viên dự giờ, đồng thời chúng tôi chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn từ trung bình trở lên, có ý thức trách nhiệm trong dạy học, có thâm niên công tác, nhằm thu thập ý kiến, thu thập thông tin về tình hình dạy nội dung này, từ đó điều chỉnh nội dung tổ chức thực nghiệm cho phù hợp.

3.2.2. Địa bàn thực nghiệm

Để thuận lợi cho việc đánh giá thực nghiệm, chúng tôi tổ chức quá trình thực nghiệm tại tỉnh Vĩnh Phúc.

3.3. Kế hoạch thực nghiệm Chia thành hai đợt:

Đợt 1: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm đối với học sinh lớp 8 ở kỳ I, tuần thứ 12 tiết 47.

Đợt 3: Tiến hành thực nghiệm đối với học sinh lớp 10 ở kỳ II tiết 69. 3.4. Nội dung thực nghiệm

Căn cứ vào thực tế chương trình phổ thông, đợt 1 chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp 8A với bài “Phương pháp thuyết minh ” tại trường THCS Cao Minh.

3.5. Kết quả thực nghiệm

Thông qua việc tổ chức dạy học phương pháp thuyết minh, chúng tôi đánh giá về việc tổ chức dạy học này như sau:

ở lớp 8, do điều kiện thời gian không nhiều nên sau giờ học chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu và phỏng vấn. Kết quả thu được là phần lớn học sinh đều rất hứng thú với bài dạy.

ở lớp 10, chúng tôi tiến hành kiểm chứng, đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức lý thuyết và kỹ năng nhận biết, vận dụng các kiến thức lý thuyết vào thực hành luyện tập ở học sinh. Các yêu cầu này được cụ thể hoá trong các phiếu bài tập, các giờ thực hành, các bài kiểm tra viết của học sinh.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và các tiêu chuẩn định tính định lượng của các thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đánh giá trên các bình diện:

Về mặt nhận thức của học sinh: Nét nổi bật nhất ở học sinh là phần lớn các em đều nhận thức được nội dung lý thuyết, có hứng thú đối với nội dung học tập phương pháp thuyết minh. Nhiều em hăng hái, tham gia các hoạt động học tập xây dựng bài và luyện tập thực hành, không khí tiết học sôi nổi. Phần lớn học sinh đã vận dụng được các nội dung lý thuyết vào luyện tập thực hành với các yêu cầu về nội dung cụ thể. Bài luyện tập thực hành được các em thảo luận tích cực, nhiều em đã mạnh dạn nêu vấn đề bản thân chưa rõ để cùng thảo luận tìm lời giải đáp ở các thầy cô giáo và các bạn.

Về khả năng vận dụng của học sinh: Bên cạnh việc đánh giá định tính bằng quan sát trực tiếp học sinh trong giờ học, chúng tôi còn đánh giá nhận thức, kĩ năng của học sinh thông qua các bài luyện tập sau mỗi tiết học. Nhìn chung học sinh tiếp nhận tương đối đầy đủ các vấn đề tri thức, biết vận dụng các tri thức đó vào quá trình thực hành. Từ việc nhận biết bản chất của các phương pháp thuyết minh các em đã biết phát hiện và có khả năng vận dụng

vận dụng ấy cũng có những mức độ khác nhau: có em vận dụng tốt, có em còn lúng túng, thậm chí có em dùng sai phương pháp hoặc chưa thực sự biết vận dụng vào bài tập.

Về trình độ của học sinh đối với nội dung này: Cùng với việc đánh giá nhận thức, kỹ năng thực hành của học sinh thông qua các giờ lý thuyết và các bài luyện tập thực hành, chúng tôi cũng thông qua những bài kiểm tra để đánh giá chất lượng học sinh. Nhìn chung các em học sinh dù ở lớp 8 hay lớp 10 đều viết được bài văn thuyết minh thông thường theo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. ở mức độ vận dụng kiến thức lý thuyết các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh các em đã thực hiện và bước đầu có hiệu quả. Qua việc chấm, chữa bài của các em chúng tôi thấy việc xác định đối tượng và tìm hiểu kiến thức về đối tượng thuyết minh một cách sáng tạo, đúng yêu cầu của phương pháp thuyết minh để đem lại hiệu quả thuyết minh cao thì không phải học sinh nào cũng làm được, nhiều em còn lúng túng không biết dùng phương pháp thuyết minh nào. Điều này có thể dẫn đến đối tượng thuyết minh không được làm sáng rõ, không đạt được mục đích thuyết minh.

Thông qua kết quả kiểm tra thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: Đối với học sinh ở các lớp thực nghiệm, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, điểm trung bình cao hơn và điểm yếu kém thấp hơn so với lớp không thực nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù phạm vi và nội dung thực nghiệm của chúng tôi không nhiều, lại trong khoảng thời gian ngắn, song, qua thực nghiệm, chúng tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm thiết thực có thể phục vụ cho việc dạy- học Làm văn nói chung và văn bản thuyết minh nói riêng cho học sinh phổ thông.

Tóm lại, thông qua việc tổ chức thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học thực sự có những đam mê và những tìm tòi sáng tạo khi tổ chức nội dung dạy học cho học sinh. Cũng giống như dạy học Văn học hay Tiếng Việt, dạy học Làm văn sẽ hay hơn, bớt nhàm chán hơn nếu như giáo viên biết vận dụng, biết khơi gợi hứng thú học tập ở học sinh.

kết luận

Thuyết minh là một trong những dạng thức giao tiếp cơ bản nhất của con người. Nó nảy sinh từ nhu cầu muốn trao đổi những thông tin, cung cấp những hiểu biết về một sự vật, hiện tượng nào đó cho đồng loại và qua đó kích thích sự hứng thú muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh của con người. Cũng vì thế mà thuyết minh có tầm quan trọng lớn trong đời sống con người.

Hiểu một cách chung nhất, thuyết minh là cách con người sử dụng ngôn ngữ, lý lẽ và cả những dẫn chứng cụ thể để giới thiệu, trình bày về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội.

Khi muốn trình bày vấn đề cần thuyết minh, một trong những yếu tố không thể thiếu được chính là phương pháp thuyết minh. Có thể nói, phương pháp thuyết minh là yếu tố then chốt, là bộ khung cho một văn bản thuyết minh. Căn cứ vào những mục đích thuyết minh khác nhau mà con người lựa chọn, sử dụng những phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả nhất định.

Phương pháp thuyết minh được hiểu là hệ thống cách thức tổ chức nội dung thuyết minh để người viết có thể trình bày vấn đề một cách phù hợp nhằm đạt được những mục đích giao tiếp nhất định.

Từ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh, SKG Ngữ văn hiện nay đã triển khai dạy học nội dung này ở lớp 8 và lớp 10. Khảo sát SGK Ngữ văn, chúng tôi nhận thấy đây là một nội dung mới, thể hiện sự tiến bộ về quan điểm dạy học Làm văn ở trường phổ thông. Tổ chức nội dung này trong quá trình dạy học sinh cách thức tạo lập văn bản thuyết minh sẽ là cơ sở để học sinh tạo lập được những văn bản thuyết minh hay, có giá trị.

Trong chương trình Ngữ văn THCS, phương pháp thuyết minh được dạy ở lớp 8, trong một bài 1 tiết. Còn ở SGK Ngữ văn 10 THPT, phương pháp thuyết minh được dạy một bài, 1 tiết ở học kỳ II. Có thể nói, khi tổ chức dạy

học nội dung này, SGK Ngữ văn chưa bố trí thời gian cho thực hành. Nội dung lý thuyết lại khá dài. Đó là một trong những khó khăn để có thể đánh giá chính xác hơn mức độ nhận thức của học sinh.

Hơn nữa, chính do không có thời gian cho thực hành nên việc vận dụng lý thuyết vào tạo lập văn bản thuyết minh của học sinh còn hạn chế. Vì vậy trong quá trình dạy lý thuyết, giáo viên cần cố gắng khắc sâu hơn đặc điểm, bản chất và tác dụng của mỗi phương pháp thuyết minh trong bài văn thuyết minh.

Khi tạo lập văn bản thuyết minh, người viết có thể sử dụng phương pháp thuyết minh.Thực tế, trong văn bản thuyết minh có nhiều phương pháp thuyết minh. Mỗi phương pháp thuyết minh lại có những cách thức tổ chức, đặc điểm, bản chất và tác dụng riêng. Cho nên khi hướng dẫn học sinh cách tạo lập văn bản thuyết minh, giáo viên cần căn cứ vào mục đích thuyết minh để định hướng cho học sinh lựa chọn phương pháp thuyết minh cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học phương pháp thuyết minh ở trường phổ thông (Trang 56)